BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trịnh Thanh Thủy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trịnh Thanh Thủy. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2023

MINH ĐỨC HOÀI TRINH, NGƯỜI SÁNG LẬP TRUNG TÂM VĂN BÚT VIỆT NAM HẢI NGOẠI - Trịnh Thanh Thủy


 Minh Đức Hoài Trinh
 
Có ai ngờ, thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh, người phụ nữ rất sợ hãi cô đơn trong thơ của bà, đã ra đi và phải lên đường một mình.
 
Như một lời tiên tri, người con gái nhỏ bé, ăn mặc lịch lãm vững chãi, từng bước tự tin trên đại lộ thênh thang của thành phố Paris ngày nào, đã nức nở trong những lời thơ “Đừng bỏ em một mình”, cuối cùng chịu thua, nằm xuống, thôi chống chọi với cuộc sống và mặc cho côn trùng rúc rỉa.
 

https://www.youtube.com/watch?v=Wd1_dPwcJJg
 
Đừng bỏ em một mình
Cho côn trùng rúc rỉa
Cỏ dại phủ mộ trinh
Cho bão tố bấp bênh
 
Đừng bỏ em một mình
Môi vệ thần không linh
Tiếng thời gian rền rĩ
Đường nghĩa trang gập ghềnh
 
Tôi thường gặp bà và phu quân, nhà văn Nguyễn Quang trong các buổi họp mặt văn nghệ. Bà gầy, nhỏ, mong manh và chịu đựng sự tàn phá của thời gian, mất đi trí nhớ, ngồi bên chồng, níu lấy ông, một cây tùng chở che vững chãi. Bà lặng lẽ, nét thanh lịch vẫn còn đó, nhưng chỉ còn như một cái bóng. Tôi không thể hình dung bao nhiêu năm trước sức sống và sự tranh đấu của người phụ nữ này kiên cường đến mức nào. Lịch sử cuộc đời bà là những trang hoạt động tích cực và có ý nghĩa biết là bao.
 
 
Minh Đức Hoài Trinh tên thật là Võ Thị Hoài Trinh, bà thường lấy các bút hiệu là Hoàng Trúc, Nguyễn Vinh, Bằng Cử. Bà sinh ngày 15 tháng 10 năm 1930 tại Huế, sống ở Pháp từ năm 1953 đến 1964. Sau đó bà đến định cư tại quận Cam, Hoa Kỳ từ năm 1982. Mất ngày 9 tháng 6, 2017.
 

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2021

ÔNG KHAI TRÍ CỦA “SÀI GÒN, MỘT THỜI VANG BÓNG” - Trịnh Thanh Thủy


Nhà sách Khai Trí

Cάch đây 13 nᾰm khi nghe tin ông chὐ nhà sάch Khai Trί Nguyễn Hὺng Trưσng mất đi, giới yêu sάch Sài Gὸn ai cῦng bὺi ngὺi thưσng mến. Ngày 4 thάng 11, 2018 vừa qua, người vợ đầu ấp tay gối cὐa ông Khai Trί cῦng đᾶ mᾶn phần theo gόt ông về cōi tịnh, cὺng ông an giấc ngàn thu. Cụ bà Phὺng Thị Bông hưởng thọ 89 tuổi, mất tᾳi Little Sài Gὸn vào cuối mὺa thu.
 
Ông Bà Khai Trί trong toà soᾳn bάo Thiếu Nhi trước 75
 
Tôi đến viếng tang lễ cὐa cụ bà và gặp gỡ những người thân cὐa đᾳi gia đὶnh họ Nguyễn. Những tấm ἀnh slide show chiếu trên màn hὶnh nhà tang lễ đᾶ ghi lᾳi những kỷ niệm đẹp cὐa gia đὶnh và cụ ông, cụ bà như một nhắc nhở ân cần đến hὶnh bόng cὐa kẻ ra đi.

Ông Khai Trί ngồi trên giường đầy sάch

Tôi được dịp trὸ chuyện với người con trai thứ cὐa cụ là anh Nguyễn Hὺng Tâm và tὀ lὸng ngưỡng mộ cụ ông Khai Trί cὺng đức độ cὐa cụ khi cὸn sinh thời. Tiếng vang thσm ngάt về lὸng yêu thiếu nhi và mối tὶnh gắn bό cὐa cụ với sάch vở đᾶ khiến tôi quу́ trọng con người cụ dὺ tôi chưa gặp cụ bao giờ.
 

Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2021

NGHI VẤN VỀ CÁI CHẾT CỦA THI SĨ QUÁCH THOẠI – Trịnh Thanh Thủy

Quách Thoại, một nhà thơ tài hoa - biên tập viên tạp chí Sáng tạo / Mai Thảo - góp mặt với cuộc đời chỉ vỏn vẹn 29 năm (1929 - 1957), đã là một thời gian ngắn ngủi. Thi sĩ Quách Thoại được nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng miền Nam gọi là “một thiên tài thi ca” và so sánh với thi sĩ Hàn Mặc Tử về tài hoa và sự mệnh yểu, cùng cái chết trong nghèo đói, bệnh tật, cô đơn, thất tình, thất chí lúc lâm chung.

Thơ Quách Thoại không được phổ nhạc như của Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, Nguyễn Tất Nhiên, Phạm Thiên Thư, Du Tử Lê sau này, song kể về mặt tài hoa thì thơ ông được nhiều người tán thưởng.

Ngày nay, nhắc đến thi sĩ Quách Thoại chắc không mấy người còn nhớ. Có lẽ vì ông ra đi rất sớm. Bởi vì ông mất đã lâu lắm rồi. Có chăng chỉ còn Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên ở Minnesota may ra thỉnh thoảng còn nhắc lại những kỷ niệm về Quách Thoại.
 
Nguồn:
https://nhatbaovanhoa.com/a8722/nghi-van-ve-cai-chet-cua-quach-thoai

 


NGHI VẤN VỀ CÁI CHẾT CỦA THI SĨ QUÁCH THOẠI 
                                                         
Đối với những người đã từng quen biết Quách Thoại và đọc thơ cũng như những bài viết về ông thì ai cũng hiểu ông chết trong nghèo đói, bệnh tật, cô đơn, thất tình, thất chí. Tôi là hậu bối, đọc thơ và các bài viết về cuộc đời, cái chết của ông, lòng chạnh nỗi mến yêu lẫn trong niềm thương cảm. Tuy nhiên, khi đọc nhiều, óc tôi bỗng nảy ra một nghi vấn về cái chết của Quách Thoại.  Sự thật 59 năm trước, ông đã chết như thế nào?
                                                                                Trịnh Thanh Thủy

*