BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGUYỄN THỊ HOÀNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGUYỄN THỊ HOÀNG. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 14 tháng 4, 2021

‘VÒNG TAY HỌC TRÒ’ CỦA NGUYỄN THỊ HOÀNG ĐƯỢC TÁI BẢN SAU 46 NĂM BỊ CẤM - Tiểu Vũ

Nguồn:
https://1thegioi.vn/vong-tay-hoc-tro-cua-nguyen-thi-hoang-duoc-tai-ban-sau-46-nam-bi-cam-163876.html

“Vòng tay học trò” là một tác phẩm quan trọng trong văn học miền Nam 1954-1975. Nó quan trọng không phải chỉ vì làm xôn xao dư luận, mà còn vì giá trị nghệ thuật đặc biệt. Không phải ngẫu nhiên mà trong lời nói đầu bộ “Lịch sử văn học Việt Nam” của giáo sư người Nga Nikolay I.Nikulin vừa mới được phiên dịch và xuất bản, trong các tác giả ở Sài Gòn mà Giáo sư Nikulin nghiên cứu, có tên của Nguyễn Thị Hoàng, bên cạnh các tên tuổi Lê Vĩnh Hòa, Võ Hồng. Còn tên tác phẩm thì chỉ thấy “Vòng tay học trò”. Có lẽ Giáo sư tiến sĩ Mai Quốc Liên, tác giả lời nói đầu của bộ sách trên muốn tránh từ “nghiên cứu” nên ông dùng từ “thẩm định”. Mà quả thật, “Vòng tay học trò” là tác phẩm cần và xứng đáng được thẩm định, tái thẩm định và tiếp tục thẩm định.
 
 
Nữ nhà văn Nguyễn Thị Hoàng


Nhân dịp cuốn tiểu thuyết nổi tiếng ở miền Nam trước 1975 “Vòng tay học trò” của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng được tái bản, tác giả đã có buổi giao lưu trò chuyện cùng bạn đọc tại Hà Nội.
 

Thứ Hai, 12 tháng 4, 2021

NGUYỄN THỊ HOÀNG TRỞ LẠI VỚI ‘TRÊN THIÊN ĐƯỜNG KÝ ỨC’ VÀ ‘MÂY BAY QUA TRỜI XƯA’ - Lam Điền

Nguồn:
https://tuoitre.vn/nguyen-thi-hoang-tro-lai-voi-tren-thien-duong-ky-uc-va-may-bay-qua-troi-xua-20200705145542564.htm

 

 
TTO - Một thương hiệu sách mới toanh là New Viets vừa trình làng hai ấn phẩm đầu tiên gây ấn tượng cho những ai quan tâm đến dòng văn học miền Nam: tập truyện 'Trên thiên đường ký ức' và tập thơ 'Mây bay qua trời xưa' của Nguyễn Thị Hoàng.
 
Nhà văn nữ Nguyễn Thị Hoàng vốn nổi tiếng tại Sài Gòn bên cạnh các nữ văn sĩ cùng thời bấy giờ như Nhã Ca, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Vinh...
 

Thứ Năm, 8 tháng 4, 2021

TÁC GIẢ ‘VÒNG TAY HỌC TRÒ’ ĐÌNH ĐÁM MỘT THỜI, NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ HOÀNG: VIẾT LÀ MỘT ƯỚC NGUYỆN - Nguyễn Hoàng Diệu Thủy

Nguồn:
https://tuoitre.vn/tac-gia-vong-tay-hoc-tro-dinh-dam-mot-thoi-nha-van-nguyen-thi-hoang-viet-la-mot-uoc-nguyen-20210406220347298.htm
 

Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng tại buổi tọa đàm Phụ nữ & văn chương tối 16-12-2020 tại IDECAF, do Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức
 

TTO - Năm 1966, tiểu thuyết Vòng tay học trò của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng xuất hiện khiến tên tuổi của bà lập tức vang dội.
 
Nguyễn Thị Hoàng sinh năm 1939 tại Huế, thuở thiếu thời học Trường nữ sinh Đồng Khánh. Năm 1957 bà vào sống ở Nha Trang. Năm 1960 vào Sài Gòn, học Đại học Văn khoa và Luật nhưng bỏ dở vì chán. Năm 1962 bà lên Đà Lạt dạy tại Trường nam sinh Trần Hưng Đạo. Năm 1963 lại bỏ dạy về Sài Gòn, bắt đầu viết ‘Vòng tay học trò’.
 
Năm 1964, tờ Bách Khoa in mấy kỳ tiểu thuyết này khiến dư luận xôn xao, đến năm 1966 ‘Vòng tay học tr’ò chính thức xuất bản đầy đủ thành sách, in lần đầu 5.000 bản, gây nên một ‘cơn bão’, trong vòng mấy tháng tái bản bốn lần, mỗi lần 5.000 bản.
 
Từ 1965-1975 bà xuất bản gần 30 tiểu thuyết và tập truyện ngắn. Sau đó là 15 năm im lặng. Năm 1990 bà trở lại với tập ghi chép ‘Nhật ký của im lặng’ (NXB Đồng Nai). Năm 2020 tập truyện ‘Trên thiên đường ký ức’ và tập thơ ‘Mây bay qua trời xưa’ của bà được xuất bản (New Viets).
 
Cùng với hàng chục tiểu thuyết khác, Nguyễn Thị Hoàng trở thành một trong những nhà văn miền Nam được nhiều người biết đến trước năm 1975.
 
‘Vòng tay học trò’ được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn và Nhã Nam ra mắt cuối tháng 3-2021, sau 46 năm vắng bóng. Nữ văn sĩ trò chuyện với Tuổi Trẻ về chặng đường đã đi.
 
KHÔNG BỊ QUÊN LÃNG, LẠI ĐƯỢC HỒI SINH
 
* Thưa nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, bà nghĩ gì khi tác phẩm của mình sau hàng chục năm vắng bóng nay được in để đến với bạn đọc hôm nay?
 
- Trong suốt mấy mươi năm chôn vùi tự ý, đã có lúc tôi cảm thấy lạc loài khi thoáng qua những quầy sách ngập tràn sắc màu và tên tuổi mới. Những lúc khác, tôi lại nhận ra mình bên lề đời có lẽ thích hợp hơn được xếp hàng vào tầng bậc một thời gian và nhịp điệu khác. Bởi tự nghĩ mỗi người chỉ có một thời thôi.
 

Thứ Ba, 16 tháng 3, 2021

MÂY BAY QUA TRỜI XƯA – Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng

Nguồn:
https://vanhocsaigon.com/nguyen-thi-hoang-may-bay-qua-troi-xua/ 

 
                   
Nguyễn Thị Hoàng, năm 2007
(Ảnh của Thái Kim Lan)


Có lẽ nhiều người không biết rằng trước khi nổi tiếng là một nhà văn thì tác giả “Vòng tay học trò” làm xôn xao dư luận thời bấy giờ vốn là một nhà thơ với nhiều bài thơ hay đăng trên tạp chí Bách Khoa của nhóm Lê Ngộ Châu từ năm 1960.
Và sau bao thăng trầm, tác giả chỉ có thể gom góp gói gọn lại thành tuyển tập thơ duy nhứt được New Viets phát hành với tựa đề “Mây bay qua trời xưa”, với những “tiếng im thoát ra từ niềm đau, như giọt máu ứa từ vết thương lặng lẽ”, “theo dòng thời gian từ ấy đến bây giờ, sáu mươi đến sắp sửa hai mươi, vẫn chỉ là chứng tích tan tành của những khúc đoạn thác ghềnh trôi chảy không êm đềm của vượt thoát.”

 


VHSG - Cùng với tập truyện ngắn “Trên thiên đường ký ức”, nhà văn Nguyễn Thị Hoàng cũng cho ra mắt tập thơ “Mây bay qua trời xưa” đều do New Viets phối hợp NXB Hội Nhà văn ấn hành năm 2020. Đây xem như tuyển thơ bà sáng tác từ năm 1960 đến 2018. VHSG xin trân trọng giới thiệu lời tựa của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng cho tập thơ này.
                                                                                     vanhocsaigon

 


Nói với…
 
Thơ là tiếng im thoát ra từ niềm đau, như giọt máu ứa từ vết thương lặng lẽ. Là tiếng vọng thiết tha của yêu thương, bâng khuâng của tưởng tiếc những vẻ đẹp, nguồn vui đã đến rồi đi mất hút suốt đời. Đôi khi cũng là tiếng gào la thống hận, hay tiếng vang lừng ca ngợi hân hoan. Là tiếp điểm của cảm ứng giữa con người và thiên nhiên, mối nối êm đềm giữa nội tâm cùng ngoại giới. Là nguồn xúc động ngắn ngủi hay dài lâu của chủ thể và tha nhân, khi tình cờ bắt gặp hay tìm kiếm được đáp số trên hành trình thao thức chờ mong.
 

Chủ Nhật, 14 tháng 3, 2021

“MÂY BAY QUA TRỜI XƯA” THƠ NHƯ GIỌT MÁU ỨA - Nguyễn Hoàn

Nguồn:
https://tapchicuaviet.com.vn/van-hoa-thoi-dai/tho-nhu-giot-mau-ua-12601.html
 
Nguyễn Thị Hoàng là nhà văn nữ nổi tiếng ở miền Nam trước năm 1975, tác phẩm “Vòng Tay Học Trò” của bà từng gây xôn xao dư luận. Bà sinh năm 1939 tại Huế, nhưng quê bà ở làng Quảng Điền, xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

 

Thứ Ba, 2 tháng 3, 2021

PHẠM NGỌC THÁI VÀ GIẢI NOBEl VĂN CHƯƠNG – Phạm Đức Nhì


Nhà bình thơ Phạm Đức Nhì

 
Cách nay khá lâu tôi nhận được email của cô giáo Nguyễn Thị Hoàng (do Phú Đoàn - chủ trang web Bâng Khuâng - chuyển) nhờ “phổ biến rộng rãi” để tìm người dịch tập thơ Cha Khóc Con của nhà thơ Phạm Ngọc Thái sang Anh Ngữ đồng thời “chỉ đường, vạch lối cho nhà thơ gửi tác phẩm đi tham dự giải Nobel quốc tế.” Nhưng vì lúc ấy đang dính líu tình cảm với em Covid (khá sâu đậm), rồi Texas lại bị bão tuyết nên dù lúc đầu đã có ý góp mấy lời bình phẩm cũng đành nhắm mắt cho qua.
 
Mấy hôm nay trời Texas nắng ấm, em Covid đã dứt tình “đành đoạn chia tay” nên người khỏe khoắn, nhớ đến email của cô giáo Nguyễn Thị Hoàng bèn viết mấy dòng gọi là góp mặt với làng văn.
 

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021

LIÊN HỆ THI PHÁP BÀI “NGƯỜI ĐÀN BÀ TRẮNG” CỦA PHẠM NGỌC THÁI VỚI BÀI “ĐÂY THÔN VĨ DẠ” CỦA HÀN MẶC TỬ - Nguyễn Thị Hoàng

 
Tác giả bài viết Nguyễn Thị Hoàng
                                             Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm
 
 
Trong Tập 64 BÀI THƠ HAY, Nxb Hồng Đức 2020 – Bình luận về “Người đàn bà trắng”, nhà nghiên cứu văn học Trần Đức – Nguyên CB Viện ngôn ngữ và văn hóa dân gian đã viết: “Người Đàn Bà Trắng là một bài thơ tình hay, điển hình, viết theo thi pháp của dòng thơ tượng trưng hiện đại Châu Âu. Những yếu tố thơ tượng trưng xuyên suốt khắp bài…”.
Trong bài viết này, tôi xin tập trung phân tích cho rõ nét thi pháp thơ tượng trưng của từng thi phẩm? Trước hết về "Người đàn bà trắng":
 

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

PHẠM NGỌC THÁI VỚI BÀI THƠ TỔ QUỐC HAY - Nguyễn thị Hoàng

 

   


ĐẤT NƯỚC TÔI YÊU
               
Ta nằm xuống thảm cỏ quê hương
Hát một bài ca về Đất Mẹ
Sông, núi, bầu trời qua bao thế hệ
Vẫn ngọt ngào như câu ca dao
 
Mẹ đã nuôi ta trong mưa nắng dãi dầu
Ta lớn lên thành người con đất nước
Dân tộc tôi gặp nạn nhiều và cũng nhiều tủi cực
Nhưng rất giàu yêu thương bao la
 
Việt Nam ơi!
Ta gọi tên hai tiếng của ông cha
Qua 4.000 năm dân vẫn còn nghèo đói
Hết giặc ngoại xâm. Lại lũ quan tham giày xới...
Đánh thắng bao quân thù mà mãi chửa "tròn Nhân".
 
Ôi, đất nước ta yêu quí vô ngần
Thế kỉ XXI rồi, người ơi!
Chẳng lẽ cứ câu ca dao "ngày tám tháng ba" hát mãi
Hãy mở thật rộng cửa trời Mỹ, trời Âu
Vừa lấy thế chống giặc phương bắc tràn vào
Vừa mở mang kinh tế...
Ông cha ta đã dậy rồi:
"dân trị tức pháp trị"
Không có gì bằng "khai dân trí"! (*)
 
Ôi, đất nước tôi yêu!
Ta sống làm người của non sông. Chết làm ma đất nước.
Dẫu chưa theo được bước chân cường quốc
Hãy thương lấy ngọn cỏ quê hương
Đói khát, khổ nghèo lòng nguyện thủy chung
Không theo gót Tàu Bang hại giống nòi, dân tộc
Để con cháu muôn đời không ô nhục.
                                                   PHẠM NGỌC THÁI                                                       
(*) Lời của Nhà yêu nước Phan Châu Trinh 


     

                Tác giả Nguyễn thị Hoàng         


PHẠM NGỌC THÁI VỚI BÀI THƠ TỔ QUỐC HAY
                                                 Nguyễn thị Hoàng
                                    Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm

"Đất nước tôi yêu" là bài thơ về tổ quốc rất máu tim, sâu sắc của nhà thơ Phạm Ngọc Thái trong dòng thơ hiện đại Việt Nam. Hòa trộn nhuần nhụy giữa ngôn ngữ thơ tự do với sự ngọt ngào của ca dao Đất Mẹ - Ngay bốn câu thơ đầu ta đã thấy:

                Ta nằm xuống thảm cỏ quê hương
                Hát một bài ca về Đất Mẹ
                Sông, núi, bầu trời qua bao thế hệ
                Vẫn ngọt ngào như câu ca dao
 

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

ĐỜI VĂN CHƯƠNG PHẠM NGỌC THÁI VÀ TẦM VÓC “TUYỂN THƠ CHỌN LỌC” - Nguyễn Thị Hoàng


       


ĐỜI VĂN CHƯƠNG PHẠM NGỌC THÁI & TẦM VÓC “TUYỂN THƠ CHỌN LỌC”
                                                                  Nguyễn Thị Hoàng
                                                      Nguyên GV Trường ĐH Sư phạm

Nói là “đời văn chương” nhưng ở đây, do khuôn khổ của một bài viết  - Tôi chỉ khái quát mấy nét liên quan đến sự nghiệp thi văn của nhà thơ. Vào mùa đông vừa qua, anh đã cho xuất bản: “TUYỂN THƠ CHỌN LỌC” Phạm ngọc thái, Nxb Hồng Đức 2019 - Một tác phẩm thi ca hiện đại !
 
A.  KHÁI QUÁT CUỘC ĐỜI VĂN CHƯƠNG CỦA NHÀ THƠ
       Phạm Ngọc Thái lớn lên khi cả nước đang bước vào giai đoạn cuộc chiến tranh đánh Mỹ ác liệt nhất ! Thu đông 1966, anh tốt nghiệp phổ thông cấp III Hà Nội... tiếp sang đời một sinh viên Trường Đại học Bách khoa. Như hàng vạn thanh niên thủ đô và cả nước -  Hồi đó, hưởng ứng lời kêu gọi tổ quốc có lâm nguy ! Mùa xuân 1967, Phạm Ngọc Thái tình nguyện rời bỏ trường đại học, rời quê hương, gia đình... dấn mình vào cuộc chiến tranh đầy máu và nước mắt của dân tộc. Anh từng thổ lộ: Suốt mười năm chiến đấu trên chiến trường Tây Nguyên Nam Bộ - Qua các Sư đoàn 312, Trung đoàn pháo 40 Tây Nguyên, Trung đoàn 48 Sư 320... tiến vào đánh cứ điểm Đồng Dù của Mỹ, chiếm Sài Gòn 30.4,1975 - Kết thúc chiến tranh. Mỹ rút về nước !
     Trong những năm chiến trận, chính anh cũng ba lần đổ máu ngoài chiến trường... vẫn giữ vững kiên trung với nghĩa khí của một chiến binh cho tới giây phút cuối cùng. Đất nước hòa bình. Anh đã được tặng thưởng 5 huân chương chiến công, kháng chiến, cùng các danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ và bằng khen khác.  
     Ròi quân ngũ trở về. Phạm Ngọc Thái tiếp tục theo học Đại học ngoại thương rồi công tác tại ngành ngoại thương quốc tế ! Tới lúc về hưu. Tuy nhiên, dù làm công việc của một cán bộ nhưng anh vẫn dành hết tâm huyết mình với khát vọng thi ca !
     Suốt  ba mươi năm sáng tác văn học - Đến nay, nhà thơ đã cho ra đời đúng 10 tập sách:
1/.  Chín tác phẩm về thơ và bình luận:
-  Có một khoảng trời                  1990
- Người đàn bà trắng                   1994
- Rung động trái tim                    2009
- Hồ Xuân Hương tái lai              2012
- Phê bình & tiểu luận thi ca        2013
- Phạm Ngọc Thái chân dung nhà thơ lớn thời đại                                       2014
- Thơ tình viết cho sinh viên       2015
- Phạm Ngọc Thái cánh đại bàng của thi ca đương đại Việt Nam      . Xuân 2019
- “Tuyển thơ chọn lọc” Phạm Ngọc Thái. Đông 2019.
2/ Hai tiểu thuyết:
    - Tiểu thuyết: CUỘC CHIẾN HÀ NỘI 12 NGÀY ĐÊM                                2019
    - Tiểu thuyết CHIẾN TRANH VÀ TÌNH YÊU (hai tập)    . Sách chuẩn bị xuất bản trước 30.4.2020
3/ Sáng tác thành công 5 vở kịch nói sân khấu:  
*  Hai kịch bản dài:
     -  Bản án dưới mồ
     -  Số phận những hòn đá tảng.
*  Ba kịch bản ngắn:
      -  Mối tình hoa hồng bạch
      -  Chuyện ở quán gốc đa
      -  Cánh cửa quốc tế
* Hội viên Hội nghệ sĩ sân khấu Thủ đô. 

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

CHÙM THƠ NGUYỄN THỊ HOÀNG


   
                   Văn thi sĩ Nguyễn Thị Hoàng

Tác giả:
Nguyễn Thị Hoàng sinh ngày 11-12-1939 tại Huế. Theo học trường Đồng Khánh, 1957 vào Nha Trang, 1960 vào Sài Gòn học Đại học Văn khoa và Luật; bỏ dở, đi làm, dạy học ở Đà Lạt (cuốn tiểu thuyết gây chấn động dư luận miền Nam Vòng Tay Học Trò được sáng tác trong khoảng thời gian này); bỏ Đà Lạt về Sài Gòn, cộng tác với các tạp chí Bách khoa, Văn… và một số báo khác. Sau Vòng Tay Học Trò còn xuất bản trên 30 tiểu thuyết trước 1975. 1990 xuất bản Nhật Ký Của Im Lặng. Cùng lúc Là người yêu của Đấng Trời (và nhiều cuốn khác) chưa xuất bản. Từ đó im lặng.

Tác phẩm:
Vòng Tay Học Trò (truyện dài, Kim Anh,1966)
Tuổi Sàigòn (truyện dài, Kim Anh, 1967)
Ngày Qua Bóng Tối (truyện dài, Văn, 1967)
Trên thiên đường ký ức (tập truyện, Hoàng Đông Phương, 1967)
Vào nơi gió cát (truyện dài, Hoàng Đông Phương,1967)
Mảnh trời cuối cùng (truyện ngắn, Hoàng Đông Phương,1968)
Cho Những Mùa Xuân Phai (tập truyện, Văn Uyển, 1968)
Về trong sương mù (truyện dài, Thái Phương, 1968)
Cho đến khi chiều xuống (truyện dài, Gió, 1969)
Đất hứa (truyện dài, Hoàng Đông Phương, 1969)
Tiếng chuông gọi người tình trở về (truyện dài, Sống Mới, 1969)
Vực nước mắt (truyện dài, Gió, 1969)
Vết sương trên ghế đá hồng (truyện dài, Hoàng Đông Phương,1970)
Tiếng hát lên trời (truyện dài, Xuân Hương, 1970)
Trời xanh trên mái cao (truyện dài, Tân Văn, 1970)
Bóng người thiên thu (truyện dài, Hoàng Đông Phương,1971)
Bóng tối cuối cùng (truyện dài, Giao Điểm, 1971)
Tình yêu, địa ngục (truyện dài, Nguyễn Đình Vượng, 1971)
Định mệnh còn gõ cửa (truyện dài, Đồng Nai, 1972)
Bây giờ và mãi mãi (truyện dài, Đời Mới, 1973)
Bóng Lá Hồn Hoa (truyện dài, Văn, 1973)
Năm tháng dìu hiu (truyện dài, Đời Mới, 1973)
Trời xanh không còn nữa (truyện dài, Đời Mới, 1973)
Tuần trăng mật màu xanh (truyện dài, Đồng Nai, 1973)
Buồn như đời người (truyện dài, Đời Mới, 1974)
Chút tình xin lãng quên (truyện dài, Trương Vĩnh Ký, 1974)
Cuộc Tình Trong Ngục Thất (truyện dài, Nguyễn Đình Vượng, 1974)
Dưới vầng hoa trắng (tập truyện, Sống Mới, 197?)
Nhật ký của im lặng (Đồng Nai, 1990)

LỜI RÊU

Ai đi qua xa vắng,
bỏ chiều run một mình.
Giọt cà phê máu mặn,
nỗi nhớ đầy quyên sinh.

Mười hai năm tỉnh giấc,
trắng đôi bờ tóc đen
Dáng tinh cầu vỡ nát,
đôi tay nào ru đêm

Uống cùng nhau một giọt,
đắng cay nào chia đôi
Chung một niềm đơn độc,
riêng môi đời pha phôi.

Say dùm nhau một giọt!
chút nồng thơm cuối đời.
Vướng dùm nhau sợi tóc,
ràng buộc trời sinh đôi.

Cơn mưa chìm nước mắt,
phủ kín đời chia hai
Thời gian chung đã mất,
tháng ngày riêng cũng phai

Ngày mai ta bỏ đi,
trần gian xin trả lại
Đá tảng nào vô tri,
chết một đời rêu dại

Chỉ còn trong bóng tối,
dấu tay nào trên tay
Tiếng im trong lời nói,
mây quên trời tóc bay

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

CHI LẠ RỨA - Thơ Nguyễn Thị Hoàng

     Xin giới thiệu một bài thơ mang âm hưởng giọng  Trị  Thiên: CHI LẠ RỨA  của nhà văn NGUYỄN THỊ HOÀNG sinh năm 1938 tại HUẾ (tác giả tiểu thuyết "Vòng tay học trò" từng vang bóng một thời trước 1975). Mời các bạn cùng đọc thơ và nghe nghệ sĩ Hồng Vân diễn ngâm !




        CHI LẠ RỨA

        Chi lạ rứa, chiều ni tui muốn khóc
        Nhìn chi tui - đồ cỏ mọn hoa hèn
        Ngó chi tui - đồ đom đóm trong đêm
        Cho thêm tủi bên ni bờ cô tịch

        Tui ao ước có bao giờ tuyệt đích
        Tui van xin răng mà cứ làm ngơ
        Rồi ngó tui, chi lạ rứa: hững hờ
        Ghép yêu mến, vô duyên và trơ trẽn

        Tui đã tắt nỗi ngại ngùng bẽn lẽn
        Bởi vì răng? Ai biết được người hè!
        Nhưng mà chiều đã rủ bóng lê thê
        Ni với nớ có khi mô mà gần gũi

        Chi lạ rứa! Răng cứ làm tui tủi
        Tàn nhẫn chi với một đứa thương đau
        Cảm tình câm nên không sắc không màu
        Và vạn thuở chẳng nên tình luyến ái

        Chi lạ rứa? Người cứ làm tui ngại
        Biết sông sâu hay cạn giữa tình đời
        Bên ni bờ vẫn trong trắng chơi vơi
        Mà bên nớ trầm ngâm mô có kể

        Tui không muốn khóc chi những giọt lệ
        Đọng làn mi ấp ủ mối tâm tình
        Bên ni bờ hoa thắm hết tươi xinh
        Mà bên nớ huy hoàng và lộng lẫy

        Muốn lên thuyền mặc sóng cuồng xô đẩy
        Nhưng thân đau nên chẳng dám đánh liều
        Đau chi mô! Có lẽ hận cô liêu...
        Mà chi lạ rứa hè? Ai hiểu nổi!

        Tui không điên, cũng không hề bối rối
        Ngó làm chi cho tủi nhục đau thương
        Tui biết tui là hoa dại bên đường
        Không màu sắc, chi lạ rứa hè, người hí

        Tui cũng muốn có một người tri kỷ
        Nhưng đường đời như rứa đó, biết mần răng?
        Tui muốn kêu, muốn gọi, muốn thưa rằng
        Chờ tui với! A, cười chi lạ rứa?

        Tui không buồn, răng mắt mờ lệ ứa!
        Bởi vì răng tui có hiểu chi mô
        Vì lòng tui là mặt nước sông hồ
        Chi lạ rứa, bên ni bờ tui khóc...

                        Nguyễn Thị Hoàng