TRUNG NGUYÊN TIẾT
Từ đời thượng cổ,
Rằm Tháng Bảy là ngày Lễ Tế Tổ 祭祖節,
cúng tế ông bà vì đã bắt đầu mùa thu hoạch; Và vì tháng bảy là tháng bắt đầu
cho giữa năm về sau nên được gọi là TRUNG NGUYÊN TIẾT 中元節; Ta gọi là Tiết Trung Nguyên. Theo thuyết
TAM NGUYÊN 三元 của Đạo Giáo bắt nguồn từ
đời Đông Hán là: Thiên quan thượng nguyên tứ phước, Địa quan trung nguyên xá tội,
Thủy quan hạ nguyên giải ách 天官上元賜福,地官中元赦罪,水官下元解厄.
Có nghĩa: Thượng Nguyên (Rằm tháng giêng) tế các quan
trên trời nhờ ban phước lộc; Trung Nguyên (Rằm tháng bảy) tế các quan dưới đất
mong được xá tội; Hạ Nguyên (Rằm tháng mười) tế các quan dưới nước cầu xin giải
hết mọi tai ách. Sau đời Hán khi Phật giáo đã du nhập và được tryền bá rộng rãi
trong dân gian rồi, thì gọi ngày Rằm Tháng Bảy là ngày VU LAN BỒN TIẾT 盂蘭盆節, ta gọi là ngày Lễ Vu Lan, ngày xá tội
vong nhân là tha tội cho người chết, nên mới có tục lệ cúng Cô hồn Ngạ qủy 孤魂餓鬼, là các hồn phách cô đơn và những con ma
đói.
Theo Kinh Chu Dịch, thì số 7 là con số của biến hóa phục
sinh:
"Phản phúc kỳ đạo, thất nhựt
lai phục, thiên hành dã"
反覆其道,七日來複,天行也。
Có nghĩa:
Cái đạo ngược xuôi tuần hoàn, trong bảy ngày sẽ trở lại,
đó là vận hành của trời.