BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo sư Nguyễn Châu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo sư Nguyễn Châu. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2023

NGÀY XUÂN VÀ NGÀY TẾT BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU - Nguyễn Châu


Giáo sư Nguyễn Châu (tác giả bài viết)
 
Dường như hầu hết thơ văn, ca nhạc... trên khắp năm châu của thế giới đều dành rất nhiều đề tài cho mùa xuân. Văn nhân, thi sĩ Á đông, đặc biệt là Trung Hoa và Việt Nam, cứ mỗi độ xuân về thì hồn thơ lai láng...
 
Tất cả những gì tốt đẹp, thắm tươi, nồng nàn của cuộc đời đều được hiển hiện bằng mùa xuân: Lòng xuân phơi phới, tình xuân nồng nàn, lượng xuân (1) vân vân.
 
XUÂN LÀ GÌ?
 
Thế nhưng Xuân là gì? Xuân là mùa đầu tiên trong năm. Cũng là một trong bốn mùa, sao người ta lại ưu ái mùa Xuân như thế? Vì mùa Xuân đẹp chăng? Mùa Thu đâu có kém gì?
 
Phải chăng mùa Xuân thường đem lại hạnh phúc cho cuộc đời như người xưa đã ghi nhận:
 
“Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ
Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường!”

(Trời thêm năm, tháng, người thêm tuổi
Xuân đầy vũ trụ, phúc đầy nhà)

Trong thực tế, điều này còn tùy vào tâm tư, tâm trạng và hoàn cảnh của con người ở-đời, bởi vì đã có một số người không chờ đợi mùa Xuân...
 
“...Tôi có chờ đâu, có đợi đâu?
Mang chi Xuân lại gợi thêm sầu!”
             (Chế Lan Viên - Xuân)

“Mùa xuân khó chịu quá đi thôi!
Cảnh đẹp làm em thấy lẻ loi...”
              (Xuân Diệu - Ðơn Sơ)

Nhân lúc mọi người rộn rã chuẩn bị đón xuân, tôi muốn tìm hiểu mối tương quan giữa cái Tết truyền thống Á đông với mùa Xuân của vũ trụ để góp phần đáp ứng những băn khoăn, thắc mắc nơi nhiều người.
 

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2023

NĂM MÃO NÓI CHUYỆN MÈO – Nguyễn Châu


Giáo sư Nguyễn Châu (tác giả bài viết)

MÃO là “chi” thứ tư trong thập nhị Ðịa Chi (tức 12 nhánh hoặc dòng thuộc đất). QUÝ là “can” thứ mười trong thập Thiên Can (tức là 10 khu vực thuộc trời).

Năm nay là Quý Mão - Dương lịch: 2023                                  
 
Năm Mão thuộc ÂM - Hành Mộc - Sắc Xanh -Quẽ Chấn - Hướng Chính Đông
 

Về VẬN KHÍ: Quý thuộc Âm - Thủy - Hỏa vận bất cập - Mộc quá vượng --> Thổ suy yếu --> Kim bất túc, Thủy thừa thế vươn lên tạo ra Hàn khí. Nơi con người vì hỏa bất cập nên âm tà thịnh khiến cho tâm khí tổn thương sinh ra các chứng đau tại gân lưng, vai, mắt mờ, ngực bụng nặng nề, đau quanh sườn và thắt lưng. Các bệnh thời khí như ỉa chảy, bụng đầy, biếng ăn, cơ co rút, cử động khó khăn... (Phương Trị liệu: Bổ Âm Trục Hàn).
 
Về THIÊN NHIÊN: Hỏa bất cập--> cây cối, vạn vật chỉ tươi tốt ở phần thân dưới, phần trên thì yếu ớt/dương suy. Thủy mạnh, Hỏa phục thù --> Khí u uất, mưa to, bão và lũ lớn...
 
Về THẾ GIỚI LOÀI NGƯỜI: Dịch họa - nhân họa/ chiến tranh/ thiếu lương thực/ Kinh tế khủng hoảng.
 
Tuổi QUÝ MÃO: mạng Kim (Kim Bạch Kim). Kim được tôi luyện thành vật dụng quý giá.
Người tuổi Quý Mão, mạng KIM, tuổi MỘC tương khắc, bản thân có khó khăn về sức khỏe. Người thông minh, khôn khéo, có linh tánh (biết trước những việc sắp xảy ra khi linh cảm, nghi ngại). Tâm trí thường nhiều lo toan tính toán nên bất an. Trung niên phát đạt, thành công, tuổi già sung túc. Duyên tình nhiều trắc trở nhưng cuối cùng gia đình yên ấm.  Quý Mão nữ mạng tốt hơn nam mạng.
 

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2022

NHÂN NGÀY QUỐC KHÁNH MỸ, NHỚ LẠI NHỮNG BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM – Giáo Sư Triết Học Nguyễn Châu


Giáo sư triết học Nguyễn Châu

Cho đến nay, lịch sử thế giới đã ghi nhận Việt Nam là một dân tộc bất khuất, nghĩa là không bao giờ cam tâm làm nô lệ cho một dân tộc khác, dù dân tộc đó hùng mạnh đến mức nào. Qua lịch sử, có thể nói người Việt đã xem sự chiến đấu chống ngoại xâm để giữ gìn bờ cõi, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc là một bổn phận trọng đại nhất trên cả bản thân và gia đình. Hầu hết người Việt đều nặng lòng yêu quê hương và xứ sở.
 

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2022

NHÂN NGÀY “FATHER’S DAY” TÌM HIỂU “CÔNG CHA” VÀ CHỮ HIẾU TRONG TRUYỀN THỐNG DÂN VIỆT – Giáo sư Nguyễn Châu




PHẦN I
 
“FATHER'S DAY” CÓ TỪ BAO GIỜ?
 
Phong tục Hoa Kỳ và Bắc Mỹ có hai ngày trong năm dành để vinh danh hai đấng sinh thành đó là người Mẹ và người Cha trong gia đình.
Ngày vinh danh Mẹ vào tháng Năm và ngày vinh danh người Cha vào tháng Sáu.
 
FATHER'S DAY là ngày gì?
 
Trong truyền thống và phong tục Hoa Kỳ thì Father's Day là một ngày trong đó những người con của gia đình bày tỏ lòng biết ơn và yêu kính đối với người cha bằng một số nghi lễ như: cầu nguyện, thăm viếng và tặng quà. (Trường hợp khó khăn và ở quá xa thì gửi thiếp và quà đến cho Cha).
Tạm gọi là “Ngày vinh danh Cha.”
Tập tục này đã được nhiều quốc gia thực hiện. Tại Hoa Kỳ và Canada, Ngày vinh danh Cha được ấn định vào Chủ Nhật của tuần lễ thứ ba trong tháng Sáu.
Do đó, Father's Day năm nay nhằm ngày Chủ Nhật 20-6-2021
 

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022

VALENTINE 'S DAY, NGÀY CỦA YÊU THƯƠNG – Giáo sư Nguyễn Châu



 Ngày 14 tháng Hai là một ngày rất đặc biệt tại Âu châu và Mỹ châu. Trong ngày này người ta gởi những thiếp chúc mừng gọi là “Valentines” cho những người mình yêu quí, những bạn thân và những thành viên trong gia đình.
 
 Trên những tấm thiệp Valentines người ta thấy có nhiều nội dung với ý nghĩa khác nhau:
 
 – Những thiệp Valentines mang những câu thơ lãng mạn, tình tứ, thiết tha...
 – Những thiệp Valentines mang hình ảnh hài hước và lời chú thích tinh nghịch liên quan đến yêu thương....
 – Những thiệp Valentines với nội dung nhẹ nhàng: "Be My Valentine.”
 
 Tại Hoa Kỳ, vài tuần hay cả tháng trước ngày 14 tháng Hai, các loại thiệp Valentines và các đồ trang hoàng Valentine đã được bày bán khắp các cửa hàng...
 
 Học sinh tại các trường cũng trang hoàng lớp học với những mẫu giấy hìng trái tim, với dây hoa và những lời yêu thương cho thầy cô giáo và cho nhau trong dịp Valentine' s Day.
 
 Vào đúng ngày Valentine, nhiều người tặng hoa, kẹo bánh và quà cho bạn hữu và người thân.
 
 Ðây là một truyền thống rất dễ thương và mang rất nhiều thông điệp từ trái tim yêu thương. Trong ngày này mọi người sẽ nói với nhau, sẽ gửi đến nhau những lời yêu thương, những tình cảm nồng ấm, những tình yêu mặn mà, hoặc những nỗi niềm và ước mơ tha thiết nhất trong cuộc đời hướng về một người nào đó mà lòng mình hằng tưởng nhớ... không nguôi...
 
Phải chăng người ta phải dành cho TÌNH YÊU THƯƠNG phát động từ con tim thổn thức, từ niềm khao khát được yêu thương, được hiến dâng tình cảm... ít nhất là một ngày, để con người có dịp nói với nhau những lời dịu dàng âu yếm, những lời ấm nồng tha thiết hoặc hữu ái hòa vui... giữa biển đời đầy bão táp phong ba, gió thét mưa gào của bất trắc, của ích kỷ, của hận thù và cay đắng!?
 

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2022

NĂM DẦN 2022 NÓI CHUYỆN CỌP - Gs Nguyễn Châu



Cọp đứng ở vị trí thứ ba trong vòng Tử Vi Trung Hoa, sau Chuột và Trâu. Nói theo sách, thì Dần là Chi thứ ba trong 12 địa chi (Tý-Sửu-DẦN-Mão-Thìn-Tỵ-Ngọ-Mùi-Thân-Dậu-Tuất-Hợi), tượng hình là con cọp.
Trên La bàn Trung Hoa, về không gian, Dần ở phương vị Ðông Bắc, về thời gian Dần là tháng Giêng (trong âm lịch hiện nay), về ngày Dần khởi đầu từ 3 giờ sáng, đến 5 giờ sáng.
 

Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021

TẾT ĐOAN NGỌ MỒNG NĂM THÁNG NĂM ÂM LỊCH – Giáo sư Nguyễn Châu


Giáo sư Nguyễn Châu
 

LỄ HỘI VÀ NHỊP NGHỈ NGƠI CỦA CON NGƯỜI
 
Các nhà xã hội học Pháp đã nói đến ra hai nhịp trong cuộc sống của con người đó là NHỊP LÀM VIỆC và NHỊP NGHỈ NGƠI hay THỜI LAO ÐỘNG và THỜI GIẢI LAO. Nói nôm na thì hai nhịp sống đó là làm việc và nghỉ ngơi. Hai nhịp này thường nối tiếp nhau một cách tất yếu và rất tự phát, nghĩa là khi con người cảm thấy mệt mỏi trong công việc thì có khuynh hướng nghỉ ngơi.
 
Theo các nghiên cứu y học thì nhịp nghỉ ngơi rất cần thiết trong công cuộc lao động. Vì nghỉ ngơi là để sau đó, có thể tiếp tục làm việc lại một cách đều đặn. Trong lúc nghỉ ngơi, cơ thể có thời gian phục hồi (récupérer) những năng lượng đã mất.
 

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021

NĂM TÂN SỬU (2021) NÓI CHUYỆN TRÂU – Nguyễn Châu


Giáo sư Nguyễn Châu (tác giả bài viết)
 

Trâu là con vật tượng hình của Cung thứ Hai trên hoàng đạo Trung Hoa, gọi là SỬU, tiếp theo sau con Chuột gọi là TÝ.
 
Trâu tiếng Trung Hoa là Ngưu (niu), chỉ thị con vật khoẻ mạnh kéo cày và làm những việc nặng nhọc.
 
Ngày xưa, người Tàu không ăn thịt Trâu vì nó là con vật cần thiết cho nông nghiệp. Ngay cả bây giờ, nhiều người Trung Hoa vẫn cho rằng giết và ăn thịt một sinh vật đã giúp đỡ con người trong cày bừa và thu hoạch mùa màng là một hành vi vô đạo đức, theo họ con trâu xứng đáng được biết ơn. Dường như, thịt trâu trở thành điều cấm kỵ tại Trung Hoa cũng đã du nhập vào đây theo đạo Phật. Ðã có một vài vị Hoàng đế thời Trung cổ đã ra sắc lệnh cấm giết và ăn thịt trâu, bò. Nhiều sắc lệnh tương tự nhưng nghiêm ngặt hơn đã được ban hành tại Nhật Bản. Tại Nam Trung Hoa, lại có tục thờ cúng loài bò hoặc trâu nước, nhưng không có liên quan gì đến giáo lý nhà Phật cả.