Sau bài viết “Bạch Đằng 1288 – trận thủy chiến lừng danh của dân tộc” của tác giả Lê Tiên Long đăng tải trên Lao Động Cuối tuần số 38 (từ 21.9 – 23.9.2018), chúng tôi nhận được bài viết của CTV Nguyễn Bắc Sơn trình bày quan điểm riêng về bãi cọc Bạch Đằng. Xin giới thiệu cùng bạn đọc để rộng đường dư luận.
Cọc
gỗ đóng trên sông Bạch Đằng, dùng để chống quân Nguyên Mông vào thời nhà Trần tại
Việt Nam (nguồn: wikipedia.org).
ĐÁNH BẠI QUÂN GIẶC CÙNG BẰNG MỘT CHIẾN THUẬT
1. Hễ là người Việt Nam đều có lòng yêu nước, đều tự
hào về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong lịch sử, có nhiều lần thắng ngoại xâm. Nhưng tự hào nhất
phải kể đến ba lần thắng quân Nguyên - đế quốc mạnh nhất thế giới lúc đó, từng
giày xéo từ Á sang Âu dưới vó ngựa mình. Nhưng không khuất phục nổi người Việt.
Cả ba lần vào những năm 938, 981 và 1288 đều thất bại thảm hại.
Lần 3, quân đội nhà Trần đã dồn đoàn thuyến chiến giặc
vào trận địa cọc Bạch Đằng để tiêu diệt. Sử sách chỉ nói đại thể tổ tiên ta đã
đóng/cắm cọc. Nhưng đóng/cắm thế nào thì không ai hình dung ra được.