BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đoàn Minh Phú. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đoàn Minh Phú. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019

NÓI THÊM VỀ NHÀ THƠ PHẠM VĂN BÌNH - Lê Đình Bì


     
              Lê Đình Bì (phải) và công trình kỷ lục của anh, 
                          cuốn "Từ điển cách dùng tiếng Anh".


Kính gửi Thầy Hoàng Đằng

Qua email của anh Đoàn Minh Phú, em có đọc được bài viết của Thầy: “GÓP PHẦN DỰNG TIỂU SỬ NHÀ THƠ PHẠM VĂN BÌNH (1940-2018). Vì bà xã của em là người Đông Hà nên hai đứa em khá thân với Anh Bình. Hồi còn ở Nam Cali 2007, 2008, em cũng thường cà phê với anh ấy, cùng với anh Chánh (ba của Quỳnh Như mà mọi người thường biết đến là ca sĩ Như Quỳnh). Sau này lên định cư ở Bắc Cali, cứ vài tháng xuôi Nam về thăm bạn bè, cũng hay gặp anh Bình, tụ tập ở cà phê hay nhà của Vang+Diệp, mà nhiều nhất là ở nhà của Hùng+Hà (là cặp vợ chồng dễ thương mà 2 đứa em rất thân nên mỗi khi xuống Nam Cali “bị” ở lại đó). Cũng chính vì vậy nên có rất nhiều dịp la cà với anh Bình, và một dịp khi có nhiều bạn bè Quảng Trị tụ họp tại nhà của Hùng+Hà hồi tháng 7, 2010, anh Bình đã hát cho mọi người nghe cả 3 bản nhạc, cũng như kể lại “tình sử” dẫn đến sự ra đời của bài thơ bất hủ “Chuyện Tình Buồn”, được Phạm Duy phổ nhạc mà hồi đó, những “tên lãng tử thời chiến” như tụi em thường hay nghêu ngao một vài đoạn. Điều may mắn là lần đó, em có thu hình đầy đủ rồi để quên bẵng, đến khi anh Bình qua đời, tìm lại được thì video cũ bị trục trặc. Nay thì em đã nhờ phục hồi lại được, hình ảnh, âm thanh rõ ràng, và mới đưa lên youtube để phổ biến. Đây có thể xem là một tài liệu quý. Hồi đám tang anh Bình, vì không đi dự tang lễ được, nên em có cho nhân viên dưới Nam Cali thu hình làm phóng sự chiếu trên Viettoday TV, và nay, em dự định đến tháng 7/2019, sẽ làm một Talkshow tưởng niệm 1 năm ngày mất của anh, đồng thời trình chiếu trên TV 3 bản nhạc do chính anh ca và tự đệm đàn.

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2018

NGÔI TRƯỜNG CŨ, ƠI 10A3 - Video clip La Thụy ngâm thơ




NGÔI TRƯỜNG CŨ - ƠI 10A3

Gần bốn mươi năm rồi, phải chăng thế
Ơi, mái tôn vách ván sân trường xưa
Ơi bè bạn ! Thẹn thò ngày mới lớn
Ghế cầm tay thắm dệt đóa hoa mơ

Nguyễn Hoàng (*) ! Thôi vời vợi ngôi trường cũ
Ngăn phên gót vẫn thích hơn tường vữa
Tiếng học ồn ta vẫn thấy véo von
Còn chăng hương má cốm đến thơm giòn ?

Mắt mở lớn lũ học trò thuở ấy
Những Cường, Oanh, Bình, Phú… lộng hồn trai
Chân chập chững vẫn vào đời mạnh bước
Ươm mơ hồng luôn dự phóng tương lai

(Còn măng sữa nhưng tưởng rằng vượt lớn
Bàn sự đời “từng trải” đến ngây ngô !
Thơ vụng dại cho rằng tài xuất chúng
Xô tượng thần đạp ngã những ngai thờ

“Cánh sen vàng”, “cành trúc” thơ ngày cũ
Đám trai non háo hức cố thi tài
Gieo vần họa, tôn xưng làm tam tuyệt
Ơi cuồng kiêu ! Thơ dại hơn loài nai )

Thương thắm thiết lớp 10 xưa cũ đó
Tảng đá buồn rêu phủ tên A3 ?
Thương Non Nước hang sâu cùng dốc núi
Mây bay về ai nhắn kể chuyện ngày qua

(Lan và Thắm còn than chăng chân mỏi
Hường Trúc ơi, vẫn ngọt nước dừa tươi
Trên đỉnh núi nhấm hoài vắt xôi dẻo
Thoáng mắt nhìn Thân có thấy bồi hồi )

Và Phi Hải cát vàng chao sóng vỗ
Ta ngày xưa nồng ấm đẹp hồn mơ
Chưa yêu thương sao lòng hoài rộn rã
Ơi Thuận Thân ! Ơi ngày tháng xa đưa !

Trường học cũ giờ tan thành cát trắng
Thầy cô xưa mù biệt với ngàn khơi
Thời “tản cư” chập chờn vương hư ảnh
Khói sương mờ hay kỷ niệm lên hơi

Thoáng kỷ niệm về bơi trong đáy mắt
Ta trầm ngâm hoài tưởng cả trời xưa
Nghe vang vọng dư âm bao tình mất
Thoảng bay cao diệu vợi những giai thừa

                                               LA THỤY

(*) Mùa hè đỏ lửa 1972, theo chân người tản cư Quảng Trị, trường Nguyễn Hoàng dời vào trại 5 Non Nước, Hòa Long, Hòa Vang, Đà Nẵng (gần Ngũ Hành Sơn – tức núi Non Nước). Cơ sở vật chất của trường thiếu thốn trăm bề, học sinh phải xách ghế đi học

      

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

LỚP ĐỆ THẤT 3 CỦA TÔI - Đoàn Minh Phú


      
                        Đoàn Minh Phú
                                (1968)

     LỚP ĐỆ THẤT 3 (NIÊN KHÓA 1968 - 1969)
     TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG QUẢNG TRỊ 

Niên khóa 1968 - 1969,  chúng tôi thi đậu vào khóa tuyển sinh Đệ thất của trường Trung Học Nguyễn Hoàng. Nói làm sao được sự sung sướng của lũ trẻ chúng tôi khi được vào học trong một ngôi trường danh tiếng như thế. Riêng tôi còn hãnh diện hơn khi thi đậu với thứ hạng 7 trên khoảng 350 học sinh được tuyển. Chúng tôi được xếp vào lớp Đệ thất 3, gồm 53 học sinh do thầy Lê Văn Quýt làm giáo sư cố vấn. Thầy Quýt là giáo sư dạy Pháp văn nhưng niên khóa đó thầy lại được phân công dạy Anh văn. Lớp Đệ thất 3 được thầy bố trí sơ đồ chỗ ngồi theo kiểu “nam nữ hữu biệt”. Lớp chia làm hai: nam ngồi bên trái, nữ ngồi bên phải (vị trí trái, phải ấy nhìn từ bàn giáo sư và bảng lớp xuống). Những học sinh nhỏ con phải ngồi bàn đầu gồm: Đỗ Văn Phước, Hoàng Văn Oanh, Thái Hoàng Nam, Hồ Xuân Phục, Đoàn Minh Phú (bên nam); Nguyễn Thị Hồng Nhạn, Quốc Thị Hoàng Oanh, Võ Thị Nguyên, Lê Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Phi (bên nữ). Những anh chị to cao thuộc dạng “quậy” ngồi phía sau gồm: Võ Đình Mướp, Nguyễn Đức Phong, Nguyễn Gia Ninh, Ngô Phúc, Nguyễn Nam, Phan Hùng Phi (bên nam), Tôn Nữ Bích Nhạn, Lương Thị Ngọc Sâm, Đào Thị Bạch Nhật, Cao Thị Quang… (bên nữ).

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

HỒI ỨC MIÊN MAN - Đoàn Minh Phú


   

       Mùa hè đỏ lửa năm 1972, chiến tranh tàn phá Quảng Trị. Theo dòng người tản cư vào Đà Nẵng, trường Nguyễn Hoàng tiếp tục hoạt động với 2 phân hiệu : một ở trại Hoà Khánh, một ở trại 5 Non Nước (các trại tản cư của người tị nạn Quảng Trị). Lớp 10A3 chúng tôi thuộc phân hiệu đặt tại trại 5 Non Nước (Hoà Long, Hoà Vang, Đà Nẵng). Trại 5 Non Nước vốn là căn cứ quân sự cũ, một phi trường bị bỏ hoang do lính Mỹ giao lại. Trường Nguyễn Hoàng lúc đó gồm vài dãy nhà bán kiên cố, vách ván, mái tôn khá rộng rãi, nhưng trống hoang trống huếch. Quý thầy cô phải cố gắng mới ngăn tạm các phòng học bằng những tấm “gót” tre, hở trên, trống dưới, các bạn nghịch ngợm có thể chui lòn qua các lớp bạn một cách dễ dàng. Trường chỉ trang bị cho các phòng học bảng lớp và một số bàn học sinh, không có các băng ghế. Học sinh đi học phải mang theo ghế đẩu từ nhà đến trường mới có chỗ ngồi. Vì các phòng học chỉ ngăn tạm bằng gót tre nên không có sự cách âm tối thiểu nào. Đang giờ học sử địa, nhưng tiếng giảng bài của thầy lý hoá, của cô Việt văn, thầy toán… của các lớp chung quanh vẫn nghe rõ mồn một. Ngược lại, lớp này phát âm đồng thanh tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp) thì các lớp gần cạnh chỉ việc nín khe, nếu không muốn đọc phụ hoạ theo. Giờ học luôn có sự “hoà âm” bất đắc dĩ như thế. Cuộc sống tạm bợ trong trại tạm cư cũng bất ổn. Những điều này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dạy và học của thầy trò trường Nguyễn Hoàng lúc đó, nhưng không làm vơi đi sự tận tâm của quý thầy cô cũng như tinh thần hiếu học của học sinh trường Nguyễn Hoàng. Chính những hình ảnh ngộ nghĩnh ấy lại là hồi ức sâu đậm cho tôi, dù gần 40 năm đã trôi qua
        Gần bốn mươi năm rồi , phải chăng thế
        Ơi ! Mái tôn vách ván sân trường xưa
        Ơi ! Bè bạn thẹn thò ngày mới lớn
        Ghế cầm tay thắm dệt đoá hoa mơ

        Nguyễn Hoàng ! Thôi vời vợi ngôi trường cũ
        Ngăn phên gót vẫn thích hơn tường vữa
        Tiếng học ồn ta vẫn thấy véo von
        Còn chăng hương má cốm đến thơm giòn

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

VỀ THĂM QUÊ - Đoàn Minh Phú


               
                                    
            “Hai mươi năm chưa hề trở lại
             Nợ áo cơm dặm đường xa ngái
             Lòng hẹn lòng tôi nhé về quê”


      Những câu thơ của Tạ Nghi Lễ gieo vào hồn mình nỗi nhớ quê khắc khoải. Ừ ! Cũng đã nhiều năm mình chưa trở lại quê nhà. Bà con , bạn bè mỗi lần điện thoại thư tín đều thôi thúc, réo gọi mình về. Nhất là thằng Bình , bạn học cũ lớp 10A3, cứ mỗi lần điện thoại là hắn cứ châm biếng đọc thơ Tạ Nghi Lễ rồi gây với mình một cách gay gắt. Phải về thăm lại quê hương thôi! Quyết định xong, rứa là ngày 28/5/2011 mình bắt xe vào Sài Gòn dự đám cưới con gái của Cường - Thắm (bạn học cũ lớp 10A3 NH niên khóa 1972 – 1973). Trong tiệc cưới, mình gặp lại một số bạn học NH cũ như Hoàng Đức Nghiêm, Hoàng Văn Ân, Thuận Thân, Mỹ Trúc, Hường, Mú, Cúc, Hoa,…


        

                                Phú, Hùng, Cường, Thắm, Trúc


             

               Cúc, Trúc, Thân, Hường, Thắm, Hoa, Mú, Cường, Ân