BÂNG KHUÂNG
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đào Văn Nhẫn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đào Văn Nhẫn. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2022
BÁI BIỆT BẠN LÊ DUY ĐOÀN – Đào Văn Nhẫn
Thứ Năm, 7 tháng 4, 2022
PHIẾM LUẬN TIẾNG CÒI TÀU (J’ENTENDS SIFFLER LE TRAIN) – Đào Văn Nhẫn
Anh
Phú,
Trưa nay nhận qua email do anh gửi một bài tùy bút của một đồng môn Nguyễn Hoàng, anh Hoàng Long Hải: Tiếng còi tàu. Bài viết cảm động, nhắc đến những tâm trạng người đi kẻ ở trên sân ga , tiếng còi tàu não nuột và các địa danh thân thương của 2 ga nằm cuối cung đường sắt phía bắc trước đây,tôi liên hệ đến một bài dịch tương tự để thấy sự đồng cảm của con người khi nghe tiếng còi tàu...Cám ơn anh đã gửi bài.
Đào Văn Nhẫn.
Trưa nay nhận qua email do anh gửi một bài tùy bút của một đồng môn Nguyễn Hoàng, anh Hoàng Long Hải: Tiếng còi tàu. Bài viết cảm động, nhắc đến những tâm trạng người đi kẻ ở trên sân ga , tiếng còi tàu não nuột và các địa danh thân thương của 2 ga nằm cuối cung đường sắt phía bắc trước đây,tôi liên hệ đến một bài dịch tương tự để thấy sự đồng cảm của con người khi nghe tiếng còi tàu...Cám ơn anh đã gửi bài.
Đào Văn Nhẫn
Bài hát “J’entends
sìffler le train” của Richard Anthony là một thành công lớn trên lĩnh vực
âm nhac vào đầu thập niên 1960.Bài hát tiếng Pháp này không những được hâm mộ tại
Pháp mà còn cả trên khắp thế giới từ lúc xuất hiện và mãi cho đến tận bây giờ. Bài
hát buồn, hoài cổ về những cuộc chia ly đẫm nước mắt trên sân ga của những chiếc
tàu chạy bằng hơi nước cùng những hồi còi rộn rã làm nhói những con tim của những
người đi kẻ ở lại… Nghe bài hát này, chúng ta thấy quá khứ đã được tái hiện qua
hình ảnh những con tàu chạy bằng hơi nước với những đầu máy nặng nề có khói bốc
lên cùng tiếng còi kéo dài mà ngày nay đã dần dần được thay thế bằng những đầu
tàu hiện đại hơn, chạy bằng Diesel hoặc bằng điện.
Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018
LỜI RIÊNG…TRONG TẬP SÁCH "ĐOÀN ĐỨC VÀ NHỮNG HOÀI NIỆM VỀ THẦY CÔ CŨ" - Đoàn Đức, Lê Mậu Minh, Đào Văn Nhẫn, Đỗ Tư Nhơn, Tống Văn Thụy, Đỗ Tư Nghĩa, Nguyễn Thắng, Nguyễn Đình Hạnh, Hồ Trị, Trần Phong Dũng,Ngô Thị Hương Thủy,Nguyễn Lương Tuấn, Trần Quang Chu, Nguyễn Văn Trị, Võ Thị Quỳnh, Huỳnh Bá Huy, Trần Ngọc Hợp, Lê Mậu Trúc, Nguyễn Phụng Lương Nhi, Lê Duy Đoàn, Hoàng Văn Thắng, thầy Hồ Si ̃Châm
LỜI
RIÊNG…TRONG TẬP SÁCH
"ĐOÀN ĐỨC VÀ NHỮNG HOÀI NIỆM VỀ THẦY CÔ CŨ"
Thoạt đầu Lê Mậu Minh khởi xướng và yêu cầu tất cả
các bạn viết bài cho đặc san về khối lớp 1960-1967 của trường Trung học Nguyễn
Hoàng Quảng Trị và lấy tên là Hoa Bất Tử. Tôi lúng túng làm một bài thơ gởi cho
Mậu Minh đăng, thì vợ tôi chê dở. Hai tháng vẫn không viết được một chữ nào,
trong khi đó các bạn tôi đều viết xong để gởi đăng, tôi lo lắng vì đến hạn mà vẫn
chưa xong. Bạn Nguyễn Thắng ở Huế cá với Nguyễn Đình Hạnh ở Đông Hà 10 triệu đồng
rằng tôi viết không tới hai trang giấy A4. Đình Hạnh điện thoại nói với tôi: “Hồi
xưa bạn học ban C văn chương, sinh ngữ mà nay không viết được chữ nào để Thắng
cười à. Hãy giúp mình thắng cá độ đi”. Tôi liền ngồi viết một mạch về thầy Trần
Thương Bá, được 34 trang viết tay A4. Ban biên tập gồm Lê Mậu Minh, Nguyễn Văn
Quang… khi duyệt bài thì bảo rằng: “Không đăng được vì quá dài, mà cắt ngắn thì
không nỡ”. Hơn nữa, đã có anh Đỗ Tư Nhơn viết về thầy Bá nên Ban Biên tập đề
nghị tôi nên viết về thầy cô cấp II. Tôi tự ái trả lời: “Thế thì tôi sẽ viết
luôn một loạt bài về quý thầy cô, các bạn muốn đăng sao thì đăng”. Nói là làm,
tôi viết liên tục về bảy thầy cô. Sau khi đọc xong các bạn khuyên tôi không nên
đăng vào tập san chung nữa mà in riêng thành một tập dành tặng cho quý thầy cô,
các bạn cùng lớp và cho cả chính tôi. Trong quá trình viết, tôi nhận được rất
nhiều niềm vui trong đó có sự động viên của hiền nội tôi - Cao Thị Thanh Nhàn,
công đánh máy của con gái và con dâu tôi (dù tôi biết các cháu đôi lúc cũng thấy
phiền vì sự lẩm cẩm của ba chúng), cũng không quên ơn cô Thoa – một người bạn
vui tính – đã đánh máy cho tôi khi các con tôi bận. Tôi chắc sẽ không quên vẻ mặt
nhăn nhó của Đào Văn Nhẫn khi phải đọc và sửa lỗi các trang viết qua email,
tranh cãi về trích dịch tiếng Pháp từ nguyên tác dù đây là ký ức chứ không phải
tôi dịch hay sáng tác. Còn Nguyễn Đình Hạnh thì hứa mà chỉ sửa sơ lược phần thi
ca trong bài. Đỗ Tư Nghĩa thì lười. Nguyễn Văn Quang, Tống Văn Thụy thì tế nhị,
cả nể. Nguyễn Thắng thì bận rộn khám bệnh, Nguyễn Văn Hóa chịu khó đọc lại các
bản nguyên tác Hán - Nôm để sửa, không những về từ ngữ, dấu chấm phẩy mà còn lo
cả phần kiểm duyệt (Đúng là nguyên thầy giáo chuyên văn kiêm giám đốc nhà in!).
Riêng cảm ơn Nguyễn Trường Thi, học trò cũ của tôi, đã giúp đính chính những
thiếu sót, thêm vào một số nguồn có liên quan đến Anh ngữ và về thầy Gary
Carkin, trình bày vi tính, dàn trang và đề nghị khổ sách… trước khi gởi bản thảo
cho nhà xuất bản. Cũng không quên cảm ơn nhà tài trợ chuyến đi Đà Lạt - Nguyễn
Thắng, do thua cá cược 10 triệu đồng nên tháng 3/2017 đã cùng vợ vào Sài Gòn
đưa Đình Hạnh, Mậu Minh, vợ chồng tôi, Võ Cẩm, cô Thoa đi Đà Lạt thăm Đỗ Tư
Nghĩa để tiêu cho hết tiền thua độ. Tiếc là Mậu Minh không đi được.
Ôi qua bao nhiêu năm mà tôi vẫn còn được trở về “tuổi
thơ chí chóe cùng chúng bạn”. Thật diễm phúc biết bao!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)