Sau 1975, Văn học cũng như con người buộc phải
trốn chạy, tìm đường vượt biển. Tưởng chừng, nơi miền đất lạ, dòng
văn học tị nạn ấy sẽ chững lại. Nhưng không, nó như những nhánh sông
âm thầm vặn mình bồi lên mảnh đất khô cằn đó. Chiến tranh, người
lính vẫn là đề tài nóng bỏng để các nhà văn tìm tòi, khai thác.
Vào thời điểm ấy, những nhà văn quân đội Phan Nhật Nam, Trần Hoài
Thư, Thế Uyên…đang ở độ chín và sung sức. Và sau đó, xuất hiện hàng
loạt nhà văn xuất thân từ những người lính chiến đã trải qua những
năm tháng tù đày, như: Phạm Tín An Ninh, Song Vũ hay Cao Xuân Huy… Tuy
văn phong, thi pháp riêng biệt, nhưng tựu trung, mỗi trang viết của họ
đều để lại những ấn tượng thật sâu sắc trong lòng người đọc. Nếu
văn của Phạm Tín An Ninh đẹp, sáng và nhẹ nhàng, thì từ ngữ trên
những trang viết của Cao Xuân Huy nặng tính khẩu ngữ trần trụi, mãnh
liệt. Có một điều rất thú vị, đọc Cao Xuân Huy, tôi lại nhớ đến nhà
thơ người lính Nguyễn Bắc Sơn. Bởi, tính đặc trưng ngôn ngữ làm nên
hình tượng, chất lính rất đặc biệt trong thơ văn của hai ông văn sĩ
này.
BÂNG KHUÂNG
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cao Xuân Huy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cao Xuân Huy. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 9 tháng 3, 2022
Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2020
VÀI ĐIỀU VỀ CAO XUÂN HUY VÀ LÂM CHƯƠNG - Nguyên Lạc
Trước khi bàn về văn phong của cố văn sĩ Cao
Xuân Huy và văn thi sĩ Lâm Chương, tôi có vài ý này:
- Khi bước vào "trò
chơi" văn chương, tôi có tìm hiểu về khái niệm "Nguyên Lý Tảng Băng Trôi"
của nhà văn người Mỹ Ernest Hemingway và thủ pháp Show, Don’t Tell của nhà
soạn kịch (biên kịch) người Nga Anton Chekhop.[1]
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)