Tác
giả bài viết Ngô Văn Tuấn
BÂNG KHUÂNG
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tỉnh Bình Tuy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tỉnh Bình Tuy. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023
THƯƠNG NHỚ TRÁI RỪNG BÌNH TUY – Ngô Văn Tuấn
Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020
BẢN SẮC VIỆT TRONG LỄ HỘI HÒN BÀ– Phan Chính
Lễ “vía Bà”- Hòn Bà, ở thị xã La Gi hàng năm được ngư
dân tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch và đã nâng lên tầm lễ hội kể từ năm
2012 khi UBND tỉnh Bình Thuận công nhận là di tích danh thắng cấp tỉnh. Ngày
vía này cũng trùng hợp với ngày vía bà Thiên Y A Na ở Nha Trang. Theo cách gọi
nửa Việt nửa Chăm từ tên cổ là Yan Pô Inư Nagar (Thiên tức thần trời tức Yan
Pô, Y A Na phát âm Inư Nưgar).
Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020
LA GI ĐẤT CỰC NAM TRUNG BỘ - Phan Chính
La Gi trở thành Thị xã từ cuối năm 2005 và nay vừa được
nâng lên đô thị loại 3 của tỉnh Bình Thuận. Nếu tính theo địa bàn cũ khi chưa
thành lập huyện Hàm Tân (mới) thì La Gi là phần đất duyên hải phía cực nam miền
Trung, giáp với Xuyên Mộc, Long Khánh thuộc miền Đông Nam bộ. Địa danh La Gi/
La Di từ xa xưa gắn liền với địa danh hành chính huyện Hàm Tân sau này, đã trên
trăm năm.
Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2020
TỪ NÚI CẨM KÊ ĐẾN MŨI KÊ GÀ - Phan Chính
TỪ
NÚI CẨM KÊ ĐẾN MŨI KÊ GÀ
Công
trình kiến trúc hải đăng Khe Gà tuy ngày nay thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận
Nam (Bình Thuận), chỉ cách xa thị xã La Gi khoảng 30 km bờ biển, nhưng có mối
quan hệ sâu xa về lịch sử vùng đất và đời sống xã hội, con người La Gi. Đêm đêm
ở La Gi vẫn thấy rõ ánh đèn chớp tắt xoay tròn trên ngọn tháp cổ kính này.
Từ xưa
đã có nhiều bản đồ hàng hải cổ đại Trung Quốc và một số nước phương Tây, với
nhiều hình thức ghi chép, hình vẽ tiêu danh về vùng biển Đông Nam Á. Đây cũng
là cơ sở rất cần thiết cho hoạt động hàng hải.Tuy nhiên phần lớn đều viết theo
thuật ngữ hàng hải bằng chữ Hán rồi dần về sau qua phiên âm, phiên dịch cho nên
nhiều địa danh cũ được mô tả không còn đúng trong thực tế hoặc đã được thay thế.
Theo bản đồ hàng hải “Đại Nam toàn đồ 1841” qua hải phận Bình Thuận có thể bắt
đầu với phía nam vịnh La Loan, từ mũi La Gàn (Tuy Phong) đến mũi Vị Nê/ mũi Nê
(tức Mũi Né)… Mũi Né trước đây có nhiều tên gọi theo địa hình như Vị Nê sơn, Vị
Nê úc (Úc là Vũng), Vị Chủy (Mũi Vị)- trên bản đồ Taberd người Pháp ghi Mũi
Viné, Nê thành Né …
Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2020
Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020
LA GI, PHƯỚC HỘI XƯA - Phan Chính
LA GI, PHƯỚC
HỘI XƯA
Là một
địa danh tồn tại khá lâu trước năm 1975 - xã Châu thành Phước Hội gồm 9 ấp thuộc
quận Hàm Tân (Bình Tuy). Lúc ấy bao trùm các phần đất của các phường Phước Hội,
Phước Lộc, Tân Thiện, Tân An và xã Tân Phước thuộc thị xã La Gi ngày nay với dân
số gần 11 ngàn người. Sau năm 1975, Phước Hội, Phước Lộc là xã Tân Hòa và từ cuối
1979 là thị trấn La Gi (huyện Hàm Tân). Phước Hội trở lại với tên cũ từ cuối
năm 2005 khi chia tách huyện Hàm Tân và thành lập thị xã La Gi, trên địa giới mới
có diện tích 177 ha, dân số gần 17 ngàn người.
Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020
ĐI TÌM ĐỊA DANH BÌNH TUY - Phan Chính
ĐI
TÌM ĐỊA DANH BÌNH TUY
Có đến hai mươi năm địa danh tỉnh Bình Tuy là một phần
đất rộng lớn phía tây nam của tỉnh Bình Thuận ngày nay. Dưới chế độ Việt Nam cộng
hoà, từ một sắc lệnh ký ngày 25.10.1956 tỉnh Bình Tuy được thành lập gồm một phần
đất của hai huyện Hàm Thuận,Tánh Linh và một phần đất của hai tỉnh Long Khánh,
Lâm Đồng cùng lúc với 22 tỉnh miền Nam. Đến năm 1976, khi thành lập tỉnh Thuận
Hải thì không còn nữa. Nhiều câu hỏi địa danh tỉnh mới này tại sao là Bình Tuy 平綏, mang ý nghĩa gì? Đối với Ngô Đình Diệm -
Tổng thống đệ nhất VNCH vốn là người được hấp thụ nhiều Tây học nhưng cũng chịu
ảnh hưởng nền giáo dục Nho giáo của gia đình, cho nên quyết định một tên tỉnh mới
phải có lý do nào đó.
Thứ Ba, 23 tháng 10, 2018
"ĐƯỜNG VỀ BÌNH TUY" NHẠC TRÚC PHƯƠNG - Trần Hữu Ngư
ĐƯỜNG VỀ BÌNH TUY
Trần Hữu Ngư
*Kính tặng những bạn bè tôi ở Bình Tuy trước 1975
Tôi đã từng viết rất nhiều bài hát của không ít nhạc sĩ, nhưng không hiểu tại sao “Tôi không cảm nhận được một bài hát của quê hương mình?”, tôi muốn nói đến nhạc phẩm “Đường về Bình Tuy” của nhạc sĩ Trúc Phương. Nếu nói không quá lời, thì đây là một tác phẩm viết về Bình Tuy được cho là “tuyệt tác” vì sau đó có năm ba bài hát khác cũng viết về Bình Tuy, nhưng làm sao mà “địch” nỗi “Đường về Bình Tuy” (nó ra đời một thời gian ngắn rồi chết không kịp ngáp). “Đường về Bình Tuy” sáng tác của nhạc sĩ Trúc Phương - một ông vua Boléro - đã gắn bó một thời gian khá dài trên mảnh đất “lắm người nhiều ma sống” được thành lập khá muộn so với tác tỉnh khác, tách ra từ tỉnh Bình Thuận từ 1957. Ngày ấy, Trúc Phương đến Bình Tuy trong Đoàn Văn công Nha Công tác Miền Thượng. Tiếc rằng không ai còn nhớ Trúc Phương đến Bình Tuy năm nào, cũng như ngày ông rời khỏi Bình Tuy? Và cũng tiếc rằng những người quen thân với Trúc Phương đã qua đời, còn tôi, còn rất nhỏ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)