BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn VĂN HOÁ - ẨM THỰC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VĂN HOÁ - ẨM THỰC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2024

VÌ SAO GỌI LÀ “BÒ BÍA" MÀ KHÔNG CÓ THỊT BÒ?



Bò bía là món ăn khá quen thuộc với chúng ta. Vậy tên gọi của món ăn này bắt nguồn từ đâu? Có phải chữ “bò” trong “bò bía” là thịt bò? Hãy cùng Tiếng Việt giàu đẹp khám phá nhé!
 
Bò bía là món ăn ngọt xuất phát từ Triều Châu. Vì thế, cái tên “bò bía” cũng có nguồn gốc từ tiếng Triều Châu 薄餠 (boh8 bian2), âm Hán Việt là “bạc bỉnh”. Điều này cũng được ghi nhận trong Tầm nguyên tự điển Việt Nam của GS. Lê Ngọc Trụ.
 
Ở đây, (“bạc”) có nghĩa là mỏng, còn (“bỉnh”) là bánh. “Bạc bỉnh" hiểu thuần là “bánh mỏng". Cách đặt tên này được đặt dựa trên đặc trưng của bánh: lớp bên ngoài khá mỏng.
 
Tóm lại, “bò bía" bắt nguồn từ tiếng Triều Châu “boh bian" (薄餠, âm Hán Việt là “bạc bỉnh") và “bò" ở đây không liên quan gì đến thịt bò cả.
 
                                                SAIGON 1966 - XE BÒ BÍA XƯA.
                                                            IG:SAIGONVIVU

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2024

“CƠM CHIM” LÀ CƠM GÌ? – Hoàng Tuấn Công



Tục ngữ Việt Nam có câu “Ai nỡ ăn cướp cơm chim” (Dị bản “Ai nỡ ăn cướp cơm chim mắm vét”). Ngoài ra còn có thành ngữ “Ăn cướp cơm chim”, được nhiều sách thu thập và xếp vào diện tục ngữ (*).
Vậy “cơm chim” là cơm gì?
-Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức) giảng: “cơm chim” Cơm của chim ăn. Nghĩa bóng nói cái mồi nhỏ, cái lợi nhỏ: Ăn cướp cơm chim (hà-hiếp kẻ cô-cùng mà cướp giật lấy của cải không đáng là bao)”.
-Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức): “cơm chim dt. Cơm cho chim ăn. • Mối lợi nhỏ bị giành-giựt, bị chận lấy: Ăn cướp cơm chim”.
-Từ điển Việt Nam phổ thông (Đào Văn Tập): “cơm chim. Cơm của chim ăn. Ăn cướp cơm chim: cướp cả phần của người nghèo khó”.
-Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên): “cơm chim • dt. Cái (thường là lợi lộc) quá ít ỏi, chẳng đáng là bao ví như cơm để cho chim ăn vậy: ăn cướp cơm chim (tng.)”.
-Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên – Vietlex): “cơm chim • d. [cũ] cơm rất ít ỏi, tựa như để cho chim ăn; thường dùng để ví cái tuy quá ít ỏi, chẳng đáng là bao nhưng lại rất cần thiết để nuôi sống”. “Suốt một tháng trời đầu tắt mặt tối mới lĩnh được năm đồng bạc mà nó lại ăn cướp cơm chim như thế, lương tâm của nó đâu nào?” (Vũ Trọng Phụng).
-Từ điển tục ngữ Việt (Nguyễn Đức Dương) thu thập “Ai nỡ ăn cướp cơm chim”, và chú thích “cơm chim” là “thứ cơm được rắc ra sân cho chim ăn”, rồi giảng: “Ai nỡ ăn tranh với chim vài hạt cơm cơm (ít ỏi) được vãi ra để nuôi sống nó. Hay dùng để khuyên mọi người là chớ có làm điều đê tiện với những ai yếu thể hơn kẻo dễ bị mang tiếng xấu với đời”.
Như vậy, đa số các cuốn từ điển đều thống nhất cách hiểu “cơm chim”“cơm cho chim ăn” hoặc “cơm rất ít ỏi, tựa như để cho chim ăn”.
 
Tuy nhiên, “cơm chim” không phải là “cơm cho chim ăn” (khái niệm này không tồn tại trong cuộc sống hàng ngày), mà là nắm cơm nhỏ, vừa lòng bàn tay, gọi là “cơm nắm chim chim”.
“Chim chim” vốn chỉ động tác của bàn tay nắm vào mở ra của trẻ con ở lứa tuổi chập chững. Chúng hiếu động, thích khám phá, nên khi nhìn thấy các loài gia cầm như chim bồ câu, gà vịt trong sân nhà thì hai bàn tay liên tục mở ra, nắm vào miệng gọi “chim chim”, như muốn bắt để chơi đùa. Khi bồng bế hay chơi với trẻ, người lớn cũng thường tập cho chúng vận động tay chân và tập nói bằng cách giơ bàn tay mở ra nắm vào, miệng nói “chim chim” hoặc nói “xôi xôi; nắm xôi nắm xôi”.
 

Thứ Năm, 16 tháng 11, 2023

BỎ 2 VIÊN ĐÁ LẠNH VÀO NỒI CƠM: KẾT QUẢ NGẠC NHIÊN!!!



Thoạt đầu nghe có vẻ lạ lẫm nhưng việc cho đá vào nấu cơm là một trong những phương pháp giúp cơm ngon hơn bội phần.
Chúng ta thường dùng nước lã, hoạc nước nóng nấu cơm chứ ít khi nghe cho thêm đấ lạnh để nấu. Vậy bạn hãy thử bỏ 2 viên đá lạnh vào nồi để nấu, kết quả sẽ hết sức bất ngờ.

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2022

CON RẠM VỚI NHỮNG MÓN NGON KHÓ QUÊN - Hồng Cảnh


Con rạm đang được lùng mua với giá khá đắt đỏ.

Với lớp gạch vàng ươm, béo ngậy, ngon hơn cả cua đồng lại khó mua hơn cua biển, con RẠM đang trở thành món ăn được nhiều người săn lùng.
 

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2022

LOÀI CÁ HIẾM Ở VIỆT NAM, TRÔNG DỮ DẰN NHƯNG ĂN RẤT NGON, GIÁ RẤT ĐẮT - Theo Nguyễn Chi


Loài cá này có phần đầu mặt giống con bò trong khi phần thân có hình vuông vức như chiếc hòm nên nó có tên gọi là cá bò hòm.

Cả thân cá còn trông giống một chiếc xe tăng nên loài cá độc nhất vô nhị này còn có tên gọi khác là cá thiết giáp.
 
Loài cá này là một đặc sản nổi tiếng của vùng biển Vĩnh Rô ở Phú Yên.

Ngoài ra, ở biển ở Ninh Thuận, Bình Thuận cũng có nhưng số lượng không nhiều

 Chúng là giống cá chậm lớn nên mất 3-4 năm mới có trọng lượng lên tới 1 kg.

Thịt  cá bò hòm dai, ngọt như thịt gà nên được ví von là “gà đại dương”
 
Trọng lượng của loại cá này cũng không lớn, chỉ dao động từ 0.3-2.5kg/con.
 
Loài cá này thường "nấp mình" trong các rạn đá ngầm nên rất khó để đánh bắt

Nó chỉ có trong tự nhiên, số lượng ít, chưa có ai nuôi trồng, chúng dần trở thành một loài đặc sản quý hiếm.
 
Thuộc top đắt nhất trong các dòng cá đánh bắt ở biển Phú Yên, bò hòm tươi sống được bán với giá 1,3-2,5 triệu đồng một kg tại các nhà bè, cửa hàng hải sản.

Loài cá này có thể chế biến thành nhiều món đặc sản ngon nổi tiếng, trong đó cá bò hòm nướng mọi là ngon nhất. Cá nướng chấm với muối ớt xanh rồi thưởng thức. Thịt cá dai, ngọt tự nhiên nên không cần nêm nếm gia vị gì khác.
 
                                        Theo Nguyễn Chi (Tổng hợp) (Dân Việt)
 
Nguồn:
https://www.24h.com.vn/san-xuat-tieu-dung/loai-ca-hiem-o-viet-nam-trong-du-dan-nhung-an-rat-ngon-2-trieu-dong-con-c60a1360958.html

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2021

MÓN ĂN DÂN DÃ XỨ HUẾ: MẮM HẤP TRỨNG - Trong Tran




Kể thêm một chút về món ăn Huế mình nì.
Mưa bão tới nơi rồi, chợ búa cũng khó khăn, thôi thì mua đại cái chi đó về làm cho mau hí.
 
Mắm hấp trứng.
 
Mua mắm nục về rửa sạch cho bớt mặn, xé nhỏ ra trộn với mỡ heo, thêm cái trứng vịt, hành, tỏi, tiêu, ớt với chút vị tinh (bột ngọt), vằm thiệt nhỏ, nếm vừa ăn rồi thì bỏ vô nồi hấp đến khi thấy phồng lên là chín rồi đó.
Xắt ít vả với rau thơm để kẹp với thịt ba chỉ nghe, đừng mua thịt mông ăn xải không ngon, bữa ni họ thích ăn ba chỉ hơn.
Ngày ni nghe bão mà trời thì mưa to, thôi thì mần món ni mấy cha con ăn tạm thôi.
Bà con mô thấy nhớ nhà thì mua về mần mà ăn hí.

                                                                                         Trong Tran

Thứ Tư, 15 tháng 9, 2021

BÁNH MÌ NÓNG VÀ MÌ XÍU QUẢNG TRỊ - Đinh Hoa Lư


Bánh mì đang nướng trên lò trước khi phân phối

Bánh mỳ NÓNG này phân biệt với mỳ xíu trong phần kế. Các lò bánh mỳ còn ra giả chạng vạng để phân phối cho các em bé bán mỳ rao vào ban đêm. Vài chục ổ bánh mỳ nóng dòn, loại 2 đồng (như trong hình) được các em bỏ vào trong hai lớp bao mỳ trắng, mang một bên vai, vừa đi nhanh vừa rao khắp các con đường ngoại ô thành phố. Tôi còn nhớ như in rằng không bao giờ thấy các em bé bán mỳ này mặc quần dài, chỉ những chiếc quần đùi và đi chân đất. Lại một điều nữa, nghề rao mỳ nóng ban đêm chỉ có các em trai thôi.
 

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

MÓN ĂN ‘KHỔ NHỤC’ MÀ THỰC KHÁCH ‘CHỜ DÀI CỔ’ ĐỂ THƯỞNG THỨC - Trinh Phạm

Trải qua quá trình chế biến kỳ công tới gần 5 tiếng, món ăn này dù được ví là “khổ nhục” nhưng vẫn hút khách thưởng thức bởi hương vị thơm ngon “có một không hai”.
 
Nhiều người hài hước ví von rằng thưởng thức món ăn này “vừa khổ vừa nhục” cũng vì tên gọi độc đáo, dễ nhầm lẫn của nó (Ảnh: Trang Phạm)

Khâu nhục (hay còn gọi là khau nhục, nằm khâu) là món ăn có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ lâu.
Không chỉ xuất hiện ở một số vùng thuộc các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Bắc Giang, khâu nhục còn là đặc sản làm nên “thương hiệu” của mảnh đất Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
 

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2021

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THỨC ĂN VIỆT VÀ TÀU- Giáo sư Trần Văn Khê


Gs Trần Văn Khê


Thật ra, tôi rất ngại khi cầm viết ghi lại những câu hỏi đã trả lời cho những bạn bè người nước ngoài khi họ hỏi tôi: Người Việt Nam ăn uống thế nào? Hay là cách nấu ăn của người Việt có khác người Trung Quốc hay chăng?
 

Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021

TẾT ĐOAN NGỌ MỒNG NĂM THÁNG NĂM ÂM LỊCH – Giáo sư Nguyễn Châu


Giáo sư Nguyễn Châu
 

LỄ HỘI VÀ NHỊP NGHỈ NGƠI CỦA CON NGƯỜI
 
Các nhà xã hội học Pháp đã nói đến ra hai nhịp trong cuộc sống của con người đó là NHỊP LÀM VIỆC và NHỊP NGHỈ NGƠI hay THỜI LAO ÐỘNG và THỜI GIẢI LAO. Nói nôm na thì hai nhịp sống đó là làm việc và nghỉ ngơi. Hai nhịp này thường nối tiếp nhau một cách tất yếu và rất tự phát, nghĩa là khi con người cảm thấy mệt mỏi trong công việc thì có khuynh hướng nghỉ ngơi.
 
Theo các nghiên cứu y học thì nhịp nghỉ ngơi rất cần thiết trong công cuộc lao động. Vì nghỉ ngơi là để sau đó, có thể tiếp tục làm việc lại một cách đều đặn. Trong lúc nghỉ ngơi, cơ thể có thời gian phục hồi (récupérer) những năng lượng đã mất.
 

Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

NHẤM NHÁP ỐC RUỐC MÀ MÊ MÀ GHIỀN - Nguyễn Nhật Ánh

Nhiều người Sài Gòn không biết ốc ruốc là ốc gì, vì loại ốc này không có trong thực đơn ở các quán ốc Sài Gòn. Đơn giản vì đây là thứ ốc không ai bán ngoài quán: quán bị choán chỗ mà tiền bạc thu về chẳng bao nhiêu.
 

Đang mùa ốc ruốc ở xứ biển miền Trung, hình ảnh chén ốc, gai ma dương lể ốc... quen thuộc với rất nhiều người - Ảnh: ĐÔNG PHƯƠNG
 
 
Cũng không ai vô quán mua vài lon ốc ruốc ngồi lể từ trưa đến tối, dù thực khách đó con ông Nguyễn Văn Rảnh hay cháu bà Phạm Thị Ngồi Không.
 
Ốc ruốc là thứ ốc người bán bán ngoài chợ, người mua mua về nhà. Mua về, bày rổ ốc ra giường hoặc bày dưới nền nhà (tôi chưa từng thấy ai ăn ốc ruốc trên bàn) rồi ngồi xếp bằng (đôi khi... ngồi chàng hảng) vừa lể ốc vừa râm ran chuyện gẫu thì mới thật là sướng khoái.
 
Ngoài trời lúc đó có thêm màn mưa bụi lắc rắc khiến không khí lành lạnh nữa thì tuyệt vời.
 

Chủ Nhật, 2 tháng 5, 2021

TỪ CHUYỆN CƠM CHÁY VÀ KHỦNG HOẢNG DƯ THỪA CỦA VỊ GIÁC – Đinh Hoa Lư



Hạt gạo sau khi bị lột trần nấu chín để trở thành các "nàng cơm" trắng dẻo nõn nà nay thân  phải đem nướng trên chảo lửa, hóa kiếp thêm một lần nữa để thỏa mãn cho vị giác con người... nhưng chắc gì đủ thỏa mãn cho tâm lý đòi hỏi cái lạ hơn ngon hơn?
 

Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021

CÂY TRÔM, CÔNG DỤNG CỦA MỦ CÂY TRÔM VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG – Tuyết Nhi


Cây trôm
 
Cây trôm loài cây nông nghiệp giá trị của miền Nam bộ, mủ trôm hay nhựa từ cây trôm là một loại thực phẩm thuốc ngon bổ có nhiều tác dụng hay, mời các bạn tham khảo thêm thông tin về loài cây này.
 

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021

5 LOẠI CÁ VIỆT NAM HÌNH DÁNG XẤU XÍ NHÌN THẬT GHÊ, NHƯNG ĂN RẤT NGON

Nguồn:
https://kenh14.vn/viet-nam-co-5-loai-ca-duoc-xem-la-dac-san-nuc-tieng-nhin-thi-so-bo-chay-nhung-an-roi-moi-thay-cuc-ngon-2021030209595953.chn

Việt Nam có 5 loại cá được xem là đặc sản nức tiếng, nhìn thì “sợ bỏ chạy” nhưng ăn rồi mới thấy rất ngon!

 


Để khám phá hết ẩm thực Việt Nam thì chắc bạn phải dành thời gian khá lâu, bởi lẽ 63 tỉnh thành thì mỗi nơi đều sở hữu những đặc sản trứ danh khác nhau. Nói đâu xa, riêng về các loại cá thôi thì vẫn còn vô vàn cái tên độc lạ chưa chắc bạn từng nghe qua. Nếu không tin thì xin mời khám phá ngay 5 đại diện dưới đây!
 
1. Cá "ninja"
 
Sở dĩ người ta gọi nó bằng cái tên độc lạ như vậy là vì loài cá này… rất khó bắt. Chúng sở hữu vẻ ngoài khá xấu xí và "dị hợm": dài như lươn, toàn thân có các lỗ tròn tiết chất nhờn, đầu có râu, đuôi thì chẳng khác nào con hải cẩu... Màu sắc khó nhận biết đã đành, nó còn thoắt ẩn thoắt hiện, phần đuôi màu đen trông như… "ninja" trùm kín khi lẩn trốn. Muốn bắt nó người ta phải dùng hình thức câu hoặc giã cào.

 

Cá "ninja" thường được ngư dân vùng biển Quy Nhơn (Bình Định) săn lùng vì vị ngon lạ miệng, có thể chế biến thành nhiều kiểu nhưng dân sành ăn ghiền nhất là nướng và om chuối đậu. Đặc biệt, cá "ninja" không có xương mà dọc bên trong thân là một lõi sụn trắng giòn như sụn sườn non. Thịt cá được mô tả là thơm, dai như thịt gà.
 




Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

TIẾT CANH 'MỤ THẦY', CỬA TẢ - Đinh Hoa Lư

Thân gửi các bạn xưa Đường Lê văn Duyệt (Cửa Hậu - Góc Bầu), đường Duy Tân (Cửa Tả - Ngã ba về Quy Thiện - Quảng Trị)
                                                                                      Đinh Hoa Lư

                      
                                     Tác giả Đinh Hoa Lư

Tôi hay viết về chuyện 'ăn hàng', bạn bè có lẽ biết. Nói như ai do tâm hồn tôi là 'tâm hồn ăn uống' nên mới hay kể lể  'độc' một chuyện là ăn hàng? dĩ nhiên, so sánh thời nay làm sao bằng được, nhưng tôi lại nghĩ rằng khó lòng tìm lại huơng vị ngày xưa. Cũng vì khó lòng tìm lại huơng vị ngày xưa nên tôi mới hay nhắc lại năm ba câu chuyện ăn hàng 'một thời Quảng trị'. Có người thắc mắc, thời buổi này thiếu gì, ngày xưa làm gì có hay so đặng? thế mà tôi (hay bạn bè) tìm lại không ra. Hương vị bị pha chế, nhầm lẫn ba miền, mới mất đặc thù, mất hương vị từng nơi. Đó là chưa kể thời nay, tính thuơng mãi, cạnh tranh, chụp giựt hay ham lợi nhuận đã pha trộn, nhầm lẫn khá nhiều bản sắc từng món ăn địa phương.

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

ĐỘC LẠ 2 “ĐẠI LÃO” VẢI THIỀU GIỮA RỪNG THẤT SƠN - Lục Tùng

Theo lưu truyền từ nhiều đời, hai “đại lão” vải thiều nằm trong khuôn viên chùa Svây Ta Hôn (ấp Ninh Lợi, xã An Tức, huyện Tri Tôn, An Giang) có tuổi đời hơn 300 năm. Đây là điều độc lạ vì tuổi đời của hai cây vải thiều này cao hơn cả cây “vải thiều tổ” ở Hải Dương.



ĐỘC LẠ 2 “ĐẠI LÃO” VẢI THIỀU GIỮA RỪNG THẤT SƠN
                                                                                        Lục Tùng

Nằm trên tuyến đường từ trung tâm thị trấn Tri Tôn dẫn vào Di tích quốc gia Đồi Tức Dụp – “trung tâm” của vùng rừng núi Thất Sơn, hay còn gọi là Bảy Núi (gồm 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên), nhưng chùa Svây Ta Hôn gần như biệt lập với thế giới bên ngoài bởi “hàng rào” xanh của những rừng cây cổ thụ.


CÂY DỪA LẠ CHO RƯỢU NHƯ SÂM BANH MÀ GIÁ “RẺ NHƯ CHO” CỦA NGƯỜI CƠ TU, QUẢNG NAM - Hương Nguyễn



Đến bản làng của người Cơ Tu, Quảng Nam, du khách được dân làng tiếp đón rất nồng hậu và không thể thiếu chén rượu tavak (tavak giống như cây dừa, người Kinh gọi là “dừa núi” hay cây đoác).
Rượu này có vị thơm ngọt, tê tê đầu lưỡi. Nước rượu màu trắng đục, sủi tăm trong ly, nhìn rất giống rượu sâm panh.


Rượu tavak được lấy từ các buồng trái tavak. Để dung dịch cây tavak lên men và tạo vị đắng. Người Cơ Tu dùng vỏ cây chuồn (một loại cây chắc, nặng và có vị  đắng), đập mềm rồi bỏ vào can rượu. Muốn rượu có nồng độ cao hơn, vị đắng, thì cho vỏ chuồn nhiều và ngược lại.


Tavak ra hoa, có trái liên tục nên rượu tavak có thể sản xuất quanh năm, nhưng rượu có chất lượng tốt nhất vào mùa hè.
Một cây tavak trưởng thành có thể cho từ 10 đến 15 lít rượu mỗi ngày. Cây có thể cho rượu trong 2-3 tháng, với số lượng khoảng 300 lít.


Khách hàng sau khi uống thỏa thuê, có thể mua với giá 20.000 đồng/lít mang về làm quà cho người thân như một loại đặc sản của người Cơ Tu.
Tuy nhiên, mặt hàng này lại rất khó tìm mua trên thị trường.

                                    Theo Hương Nguyễn (Tổng hợp) (Dân Việt)

TIÊU TƯƠNG, TỪ TRONG TRUYỀN THUYẾT - Nguyễn Trung Hiếu

Có lẽ quá nhiều người biết chuyện tình bi lụy Trương Chi – Mỵ Nương trên dòng Tiêu Tương. Vậy sông Tiêu Tương ở đâu tại Việt Nam?


Thủy đình, Đền Đô, Bắc Ninh ngày nay tương truyền được xây dựng trên dấu vết dòng Tiêu Tương. Ảnh: nguồn internet

       TIÊU TƯƠNG, TỪ TRONG TRUYỀN THUYẾT
                                                                     Nguyễn Trung Hiếu

1. Một lần có dịp đến Trung Quốc dự cuộc tọa đàm nhỏ về hoạt động du lịch, tôi được ban tổ chức thu xếp nghỉ ở một khách sạn lớn ở khu vực phía nam thành phố Bắc Kinh. Từ sân bay về nơi nghỉ, băng qua vùng Thập Tam Lăng có khu rừng ngô đồng đang mùa rụng lá đầy cảm khái. Bất chợt nhớ câu thơ “Ngô đồng nhất diệp lạc. Thiên hạ cộng tri thu” trong văn chương Trung Hoa. Và càng ngẩn ngơ hơn khi khách sạn, nơi đoàn Việt Nam ở mang tên Tiêu Tương - một cái tên gợi nhớ mối tình lãng mạn của chàng nghệ sĩ xấu xí Trương Chi với nàng Mỵ Nương của đất Việt.

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2020

NHỮNG MÓN ĂN TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM ÍT NGƯỜI BIẾT VÀ SẮP “BIẾN MẤT”




NHỮNG MÓN ĂN TẾT CỔ TRUYỀN VIỆT NAM ÍT NGƯỜI BIẾT VÀ SẮP “BIẾN MẤT”

Nói đến những món cổ truyền ngày Tết ở Việt Nam, bên cạnh bánh chưng hay bánh tét là món nhất định phải có, thì mỗi vùng miền lại có những món đặc trưng của mình như thịt gà luộc, giò chả, nem rán, thịt kho, hành kiệu muối hoặc dưa món... Thế nhưng có những cái tên dù đã là món cổ truyền nhưng lại hiếm người biết, thậm chí những món này còn có nguy cơ bị thất truyền, đó chính là mọc vân ám và bánh bó mứt.

MỌC VÂN ÁM

Một cái tên hết sức sang chảnh, văn vẻ, nhưng vấn đề là nó... lạ hoắc. Nhiều người nghe tên còn chẳng biết mọc vân ám là món gì. Nhiều năm trước, món ăn này vẫn xuất hiện trên mâm cỗ Tết của người miền Bắc, thế nhưng ngày nay nó mai một dần bởi... quá khó làm.


Quả thật, làm mọc vân ám rất khó! Để có được món ăn mang đầy tính nghệ thuật này, người ta phải hết sức tỉ mỉ, khéo léo và tinh tế. Mọc vân ám gồm có 5 viên mọc, mỗi viên mang một màu khác nhau, được làm từ những nguyên liệu khác nhau như đậu, gấc, mộc nhĩ, rau củ... Năm viên mọc được múc vào bát, sau đó sẽ đổ nước ninh xương và bì lợn lên trên, chờ đông rồi mới úp ra đĩa. Khi đó, ta sẽ có được một tác phẩm nghệ thuật thực sự: năm viên mọc màu sắc bắt mắt được phủ bởi lớp thạch trong suốt nhìn như mây phủ. Cũng bởi vậy mà món ăn này được gọi là mọc vân ám.

           


Không chỉ ngon, đẹp, mọc vân ám còn mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Năm viên mọc màu sắc khác nhau tượng trưng cho kim - mộc - thuỷ - hoả - thổ nằm gọn trong lớp màng thạch tượng trung cho đất trời, ý chỉ tinh hoa hội tụ, cầu chúc năm mới bình an, thuận lợi và nhiều may mắn.

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018

GIẢI OAN CƠM HẾN HUẾ - Trần Kiêm Đoàn


            
                    Tác giả Trần Kiêm Đoàn

Nguồn: 
https://www.baocalitoday.com/van-nghe/giai-oan-com-hen-hue.html


   GIẢI OAN CƠM HẾN HUẾ

   Chén rượu làng Chuồn xin uống cạn,
   Giải oan cơm hến dở, ngon nầy.
  (Phóng tác thơ Tô Thùy Yên -TKĐ)

Cơm Hến Huế mang bản chất đậm đà của Huế. Hương không sang cả nhưng có sức thẩm nhập và gây cảm giác thinh thích, nghiền nghiện nhẹ nhàng cả đời. Vị ngọt ngào mà không lịm nên làm người nhớ mà không phải chạy tìm quay quắt để chóng thỏa mãn rồi lại sớm quên. Tướng không kiêu sa kiểu nem công chả phụng mà mặn mà rau cỏ toát lên từ phèn chua nước mặn của quê hương.
Hơn ba mươi năm trước, khi tôi viết bài Cơm Hến Huế;

bây giờ đọc lại bỗng hiện lên hai tảng đá to sờ sờ chặn đường khiến tiến thoái lưỡng nan. Tảng đá bi quan khi tôi cho rằng, cơm hến Huế chỉ có thể nấu với hến tươi nằm duới đáy sông Hương bao quanh Cồn Hến nên xa Huế là đành vĩnh viễn chia tay với cơm hến. Và tảng đá lạc quan khi tôi nghĩ chung chung rằng: Là dân Huế ai cũng thích cơm Hến Huế (như tôi!)