BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Thanh Điệp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Thanh Điệp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

MỘT LOÀI CÁ CHÉP KHỔNG LỒ CHƯA HÓA RỒNG TRÊN SÔNG CỬU LONG - Nguyễn Thanh Điệp

Cá Hô có tên khoa học là Catlocarpio siamensis thuộc họ cá Chép (Cyprinidae) và bộ cá Chép (Cypriniformes). Ở Việt Nam, loài cá nước ngọt có kích thước khổng lồ này còn được biết đến với tên gọi cá Chép Thái hay “cá vua”. Kích thước tối đa của chúng có thể đạt tới 3m và trọng lượng có thể lên tới 300 kg. Loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế cao này cho đến nay mới chỉ được ghi nhận phân bố ở vùng Đông Nam Á.

Cá Hô thường sinh sống ở các ao hồ sâu nhưng chúng có thể di chuyển theo mùa vào các con kênh hoặc sông. Cá thể chưa trưởng thành thì thường được phát hiện ở vùng đầm lầy hoặc các nhánh sông nhỏ hơn. Mặc dù có kích thước cơ thể đồ sộ nhưng thức ăn chủ yếu của cá Hô lại là các loài thực vật thủy sinh rất nhỏ như tảo, rong biển và cả các loại quả của các loài thực vật ngập nước.


Từ lâu cá Hô đã được xem là món ăn thượng hạng của vùng sông nước trù phú, vì thế nhu cầu sử dụng loài cá này trong chế biến thực phẩm ngày một tăng cao. Tuy nhiên, số lượng cá Hô đánh bắt được trên sông Mê Kông ngày càng khan hiếm và hiện hiếm có cá thể nào có thể đạt được kích thước bằng một nửa kích thước tối đa.

Đặc biệt, loài cá này hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi thực trạng ô nhiễm nguồn nước, giao thông thủy và việc đánh bắt quá mức dọc vùng phân bố của chúng, trải dài từ Campuchia tới vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Các nhà khoa học lo ngại rằng, quần thể cá Hô đã bị suy giảm tới mức chỉ còn một vài cá thể có thể tồn tại đến thời điểm sinh sản của chúng.

Chính phủ các nước đã và đang nỗ lực thực hiện các dự án gây nuôi loài cá này như một biện pháp bảo vệ một trong những biểu tượng của khu vực, trong đó những con cá Hô con sẽ được thuần dưỡng để trở nên thích nghi với môi trường nuôi nhốt trong ao và phù hợp cho việc nhân nuôi.


Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020

MÁU LOÀI ĐỘNG VẬT CÓ GIÁ ĐẮT ĐỎ NHẤT THẾ GIỚI - Nguyễn Thanh Điệp

Có giá lên tới gần 20.000 USD/lít, đây là loài động vật có máu đắt đỏ nhất trên thế giới hiện nay. Nuôi con vật này lấy máu là một trong những ngành công nghiệp ở nhiều quốc gia.




MÁU LOÀI ĐỘNG VẬT CÓ GIÁ ĐẮT ĐỎ NHẤT THẾ GIỚI

Có giá lên tới gần 20.000 USD/lít, sam là loài động vật có máu đắt đỏ nhất trên thế giới hiện nay. Nuôi sam lấy máu là một trong những ngành công nghiệp ở nhiều quốc gia.


Các nhà khoa học phát hiện máu của loài sam có tác dụng vô hiệu hóa vi khuẩn độc hại. Sam biển không có hệ miễn dịch nhưng có một cơ chế phòng vệ đặc biệt để chống vi khuẩn. Khi đối mặt vi khuẩn độc hại, tế bào amip trong máu sam phát hiện và làm tê liệt, không cho chúng lây lan.


Khác với nhiều loài động vật sống trên cạn, máu sam biển có màu xanh, do thành phần hóa học trong máu quy định. Người ta chỉ khai thác mỗi con sam khoảng 30% máu trong cơ thể. Sau khi lấy máu, sam được đưa lại về biển và một tuần sau lượng máu của chúng sẽ phục hồi.


Theo "Sách đỏ IUCN", loài sam đã xuất hiện trên Trái Đất từ khoảng 450 triệu năm trước. Đây là một trong những sinh vật cổ xưa nhất từng xuất hiện trên Trái Đất vẫn còn tồn tại, được các nhà khoa học gọi là “hóa thạch sống”. Dù đã xuất hiện từ thời tiền sử, hình hài của chúng, đến nay, không có sự thay đổi so với hàng trăm triệu năm trước.


Thức ăn của sam rất đa dạng, từ loài sinh vật nhỏ bé như cua, ốc, động vật thân mềm đến những loài tảo biển và sinh vật bị thối rữa. Chân của sam có gai lồi ra dùng để nghiền và xé thức ăn, đưa vào miệng.


Sam là loài vật đẻ trứng. Con mới nở chưa có đuôi, vỏ rất mềm. Kích cỡ trung bình của sam biển trưởng thành từ 30-60 cm. Trong quá trình lớn lên, sam lột xác khoảng 20 lần.


                                                                          Nguyễn Thanh Điệp

Nguồn:
https://zingnews.vn/loai-dong-vat-co-4-mat-moi-lit-mau-gia-gan-20000-usd-post1002018.html



Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

CHUYỆN ÍT BIẾT VỀ LỄ ĐĂNG CƠ CỦA VUA LÊ THẦN TÔNG - Nguyễn Thanh Điệp

Lễ lên ngôi của hoàng đế ngày xưa là ngày trọng đại của quốc gia. Nó diễn ra như thế nào trong lịch sử?

                                   Tranh minh họa lễ đăng cơ của hoàng đế ngày xưa.

Người xưa thường nói “nước không thể một ngày không có vua”. Ngay sau khi vua băng hà, triều thần ngay lập tức bắt tay vào việc tôn lập hoàng đế mới. Người được vua cha hoặc quần thần chọn sẽ được thông báo thời gian lên ngôi.

Câu chuyện về lễ đăng cơ của Lê Thần Tông (1619-1643) - vị vua thứ sáu của thời Lê Trung hưng - được ghi chép trong sách Xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVII của tác giả Nguyễn Trọng Phấn, phần nào giúp hiểu hơn về lễ đăng cơ.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

QUỐC HIỆU ĐẠI NGU THỜI NHÀ HỒ MANG Ý NGHĨA GÌ? - Nguyễn Thanh Điệp




Theo Từ điển bách khoa Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt:

Đại Ngu (大虞) là quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ, tồn tại từ năm 1400 đến khi cha con Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương bị bắt năm 1407.
Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu vào tháng 3 năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Sau đó vào tháng 4 năm 1407, nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và tên Đại Ngu không được dùng làm quốc hiệu từ thời điểm đó. Sau khi nhà Hậu Lê chiến tranh giành lại độc lập, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt.
Chữ “Ngu” () trong quốc hiệu “Đại Ngu” (大虞) của nhà Hồ có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình", không phải chữ "Ngu" () mang nghĩa là "ngu ngốc". “Đại Ngu” có thể hiểu là ước vọng về một sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn.

Có một thuyết khác cho rằng họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn, là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ. Sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần, gọi là Hồ công Mãn, sau dùng chữ Hồ làm tên họ.[cần dẫn nguồn] Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu.


QUỐC HIỆU ĐẠI NGU THỜI NHÀ HỒ MANG Ý NGHĨA GÌ?
                                                                          Nguyễn Thanh Điệp

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Hồ Quý Ly trước có tên Lê Quý Ly, tự là Lý Nguyên, sinh năm Ất Hợi (1335), quê ở tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Hồ Quý Ly có 2 cô làm phi tần của Trần Minh Tông, một bà sinh ra Trần Nghệ Tông, một sinh ra Trần Duệ Tông, nhờ đó nên được vua Trần tin dùng.


Theo sách “Việt Nam sử lược”, từ lúc làm vua cho tới khi làm thái thượng hoàng, Trần Nghệ Tông một mực tin dùng Hồ Quý Ly, bất chấp mọi sự can ngăn của hoàng thân quốc thích.


Theo sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, sau khi thượng hoàng Trần Nghệ Tông qua đời năm 1394, Hồ Quý Ly ngày càng chuyên quyền. Đến tháng 3/1400, ông phế bỏ cháu ngoại là vua Trần Thiếu Đế tự xưng làm vua.


Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly cho xây dựng kinh đô mới ở Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) đổi tên nước thành Đại Ngu và tập trung xây dựng quân đội. Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu nước ta từ Đại Việt sang Đại Ngu, với mong muốn xây dựng một quốc gia phồn thịnh. Đại Ngu theo tiếng Hán còn có nghĩa “Sự yên vui, hoà bình”.


Theo “Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục”, Hồ Quý Ly từng cho thống nhất lại chuẩn đo lường để buôn bán; quy định người đỗ thi Hương phải qua kỳ thi Toán pháp mới được thi Hội; lưu thông tiền giấy.


Không được nhân dân ủng hộ, nhà Hồ nhanh chóng thất bại như Hồ Nguyên Trừng đã nói: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”.


Theo sách “Việt Nam sử lược”, nhà Hồ trị vì từ năm 1400-1407, trải qua 2 đời vua gồm Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương. Sau khi kháng chiến thất bại, cha con Hồ Quý Ly bị bắt.

                                                                            Nguyễn Thanh Điệp

Nguồn:
https://news.zing.vn/quoc-hieu-dai-ngu-thoi-nha-ho-mang-y-nghia-gi-post1019016.html