BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phùng Quán. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phùng Quán. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2022

BÀ MẸ NUÔI CỦA NHÀ THƠ PHÙNG QUÁN – Nguyễn Bùi Vợi

Nguồn:
https://nhathonguyenbuivoi.wordpress.com/category/tac-pham/van-xuoi/nguyen-bui-voi-viet-ve-be-ban/

Nhà thơ Phùng Quán

Năm 1960, đi lao động thâm nhập thực tế ở Thái Bình cùng các nhà văn Tô Hoài, Hoàng Trung Thông…về, Phùng Quán bị nhiễm lao. Nằm điều trị ở bệnh viên lao trung ương khỏi bệnh rồi nhưng không biết về đâu vì phòng Văn nghệ quân đội không còn tên anh nữa, Hội nhà văn cũng đã khai trừ anh. Phùng Quán về thôn Nghi Tàm xã Quảng An huyện Từ Liêm (Hà Nội) đến nhà ông cả Hàm là trưởng xóm Đình xin ở nhờ ít lâu. Gia đình ông cả vui vẻ nhận lời vì biết anh là tác giả tiểu thuyết “Vượt Côn Đảo” nổi tiếng. Ông cả Hàm nói với vợ: Tôi cũng có biết anh này có “phốt”. Người ta đầu xanh tuổi trẻ lại có tài ắt là có tật, thôi giúp đỡ người ta, để phúc để đức cho con! Không có lương, Phùng Quán sắm cần câu, thỉnh thoảng ra hồ câu cá trộm! Một hôm, anh đi qua trước một túp nhà lá một gian hai chái. Thấy một bà cụ một mình đi ra đi vào, Phùng Quán tạt vào chơi.
 
Hỏi truyện cụ, anh mới biết cuộc đời cụ thật gian nan. Cụ ông uống rượu say, “đi” luôn đến mồng một Tết để lại cho cụ bà một mảnh vườn, một ngôi nhà gỗ 5 gian và 3 đứa con dại. Cô gái đầu lòng tiên là Húng mất năm 13 tuổi. Con thứ hai là Nguyễn Văn Thơm vào bộ đội, hy sinh vào năm 1947 ở mặt trận Hà Nội. Con gái út tên là cô Vỏ bị thiên đầu thống, lòa cả hai mắt, mất năm 30 tuổi, chưa kịp lấy chồng. Trước cụ cũng có một gian hàng bán cơm ở chợ hàng Da nhưng vì con bệnh nặng, gia tài khánh kiệt, cụ phải bán đi cả căn nhà gỗ 5 gian, cây que chụm lên túp này…
 

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2021

“LỜI MẸ DẶN”, THƠ PHÙNG QUÁN VÀ “LỜI MẸ DẶN, THẬT HAY KHÔNG?”, THƠ HOÀNG VĂN HOAN - Ngô Minh



Bài thơ “Chống tham ô lãng phí” trong Giai phẩm mùa Thu tập II (9-1956) của Phùng Quán được những nguời cực đoan thời đó đánh giá là một bài thơ “nói xấu chế độ”. Sau nhiều lần học tập, viết bản tự kiểm điểm, bị “đấu tố”, Phùng Quán có nguy cơ bị khai trừ ra khỏi Hội Nhà văn, bị đưa ra khỏi biên chế Tạp chí Văn nghệ Quân đội, nơi anh đã dấn thân theo Vệ Quốc đoàn từ tuổi thiếu niên, rồi phải đi “lao động cải tạo” nhiều năm. Thực tế gần một năm sau, tức đến năm 1958, những hình thức kỷ luật này mới được thi hành, nhưng lúc đó ai cũng đã biết trước. Đối với người miền Nam xa quê hương, thân cô thế cô giữa phố phường Hà Nội như Phùng Quán, nguy cơ bị kỷ luật như thế là rất đáng sợ. Bị coi là “phản động”, ai cũng tìm cách xa lánh, lại bị tách khỏi môi trường lính quen thuộc, xa đồng chí, bạn bè, dễ làm người trẻ tuổi trở nên hoang mang tuyệt vọng, dẫn đến bệnh tâm thần hoặc tìm đến cái chết. Nhưng Phùng Quán thì không!

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2020

HỒI KÝ “BA PHÚT SỰ THẬT” CỦA PHÙNG QUÁN: NHÀ THƠ ĐOÀN PHÚ TỨ

Nguồn:
https://vanhaiphong.com/trich-tap-ba-phut-su-that-cua-phung-quan-tiep/

Nhà thơ Phùng Quán


Bây giờ nhà thơ đã qua đời. Nhớ lại tất cả những chuyện đó, tôi càng buồn rầu hơn vì vô phương giúp đỡ gia đình ông trong cảnh tang gia cùng quẫn. Tôi lục lọi khắp nhà xem tìm được vật gì sớm mai đem bán. Nhưng cảnh nhà tôi cũng chẳng hơn gì cảnh nhà ông. Vật dụng có giá trị nhất trong nhà tôi là cái xe đạp mi-ni cũ nát, đem bán chưa chắc đã nổi hai chục nghìn.


Nhà thơ Đoàn Phú Tứ


HỒI KÝ “BA PHÚT SỰ THẬT” CỦA PHÙNG QUÁN: NHÀ THƠ ĐOÀN PHÚ TỨ


CHÚT NGHĨA CŨ CÀNG

(…) Cách hơn một tháng trước, vợ tôi đến thăm chị Khiêm lúc này đã ốm liệt giường. Ngoài cân đường biếu người ốm, tôi gửi biếu nhà thơ nửa lít rượu. Nhà thơ hỏi vợ tôi: “Thằng Phùng Quán chết rồi hay sao mà lâu nay nó không đến thăm tôi?,.” Chị Khiêm đưa mắt lườm chồng, nói: “Đừng chấp lão ta làm gì… mồm miệng lúc nào cũng độc địa như thế…”. Vợ tôi kể lại chuyện này và có ý giận sự độc mồm độc miệng của ông. Nhưng tôi thì rớm nước mắt vì cảm động. Tôi thấy đằng sau lời rủa độc ấy là tình thương quý của ông đối với tôi – “Mình là cái con khỉ gì mà được nhà thơ Đoàn Phú Tứ thương quý làm vậy?”. Tôi thầm nghĩ thế và lòng xốn xang tình cảm biết ơn…

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

PHÙNG QUÁN: THÈM ĐƯỢC LÀM NGƯỜI - Trần Mạnh Hảo


                 
                                     Nhà thơ Trần Mạnh Hảo


          PHÙNG QUÁN: THÈM ĐƯỢC LÀM NGƯỜI
                                                                          Trần Mạnh Hảo

Sau vụ “Nhân Văn giai phẩm” (1955-1957), Phùng Quán (1932-1995) bị đuổi khỏi quân đội, đuổi khỏi Hội Nhà Văn, bị kiểm điểm quy tội đại phản động vì dám viết bài thơ “Lời mẹ dặn” in trên báo “Nhân Văn” năm 1956 và bài thơ “Chống tham ô lãng phí” viết năm 1957 cũng in trên báo “Nhân Văn”; cả gan dám quần tam tụ ngũ với bọn “đại phản động, đám chống đảng dòi bọ xấu xa, đám hút xách, đĩ điếm gián điệp cho Mỹ Diệm” (lời thóa mạ của báo “Nhân Dân”) gồm : Phan Khôi, Văn Cao, Nguyễn Hữu Đang, Thụy An, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Trần Đức Thảo…Xin chép ra đây tên của “đám phản động chống đảng” :
Một số văn nghệ sĩ tham gia phong trào “Nhân Văn giai phẩm”, hoặc không tham gia nhưng từng viết bài đăng trên báo của phong trào này [8]
• Hoàng Yến
• Huy Phương
• Hữu Loan
• Hữu Thung
• Lê Đại Thanh
• Lê Đạt
• Nguyễn Bính
• Nguyễn Hữu Đang
• Nguyễn Mạnh Tường
• Nguyễn Thành Long
• Nguyễn Tuân
• Bùi Xuân Phái
• Cao Xuân Huy
• Chu Ngọc
• Đào Duy Anh
• Đặng Đình Hưng
• Đỗ Đức Dục
• Hoàng Cầm
• Hoàng Công Khanh
• Hoàng Huế
• Hoàng Tích Linh
• Hoàng Tố Nguyên
• Nguyễn Văn Tý
• Như Mai
• Phan Khôi
• Phan Vũ
• Phùng Cung
• Phùng Quán
• Quang Dũng
• Sĩ Ngọc
• Thanh Bình
• Thụy An
• Trần Công
• Trần Dần
• Trần Duy
• Trần Đức Thảo
• Trần Lê Văn
• Trần Thiếu Bảo
• Trần Thịnh
• Trương Tửu
• Tử Phác
• Văn Cao
• Vĩnh Mai
• Xuân Sách
• Yến Lan

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2019

CHUYỆN VỀ PHÙNG QUÁN CÂU CÁ TRỘM - Văn Xương

Nguồn:
https://kontumquetoi.com/2019/01/13/chuyen-ve-phung-quan/

       
                                            Nhà thơ Phùng Quán


            CHUYỆN VỀ PHÙNG QUÁN CÂU CÁ TRỘM
                                                                           Văn Xương

Tôi kết bạn với Phùng Quán cho đến tháng 7 năm nay là đúng 33 năm. Phùng Quán 63 tuổi, tôi 70 tuổi. Tôi không phải là bạn văn thơ với Quán, mà là bạn lính. Tôi ở mặt trận Thủ đô, Quán ở Trung đoàn Cố đô.
Sau khi giải ngũ, tôi sinh sống bằng nghề câu cá. Ngày đó quốc doanh cá Hà Nội bán vé câu cá cho dân câu ở hồ Ha-le một vé 2 đồng câu suốt ngày. Những hôm gặp may có thể kiếm được từ 5 đến 7 đồng. Cá câu được tôi đem bán cho một bà có gánh cơm đầu ghế (bây giờ gọi là cơm bụi) ở góc chợ Hàng Bè.
Thỉnh thoảng tôi gặp một thanh niên trạc 27, 28 tuổi mặc quân phục bạc màu, gương mặt xanh xao, hốc hác, ánh mắt buồn rầu u uẩn. Anh ta thường mua một bát cơm cùng bát canh với vẻ lơ đãng như không biết mình đang ăn gì, rồi anh lẳng lặng bỏ đi… Tôi đoán lính phục viên như tôi, không gia đình, nhà cửa, không công ăn việc làm… không hiểu sao dáng vẻ và gương mặt u uất xanh xao của anh gây cho tôi một ấn tượng xót xa, thật nặng nề… và tôi tìm cách làm quen.