Hồ
Tây xưa là khúc uốn của sông Hồng khi sông đổi dòng chảy lấn về bờ bên kia đã để
lại một hồ nước, giống như sông Hồng đổi dòng đã tạo ra hồ Lục Thủy (Hồ Gươm).
Vào đầu Công nguyên, khu vực hồ Tây có cửa thông với sông Hồng và bãi lầy.
Nguồn
cung cấp nước gián tiếp cho Hồ Tây từ nửa đầu thế kỷ 18 trở về trước chính là
sông Hồng thông qua sông Thiên Phù ở phía Tây và sông Tô Lịch ở phía Đông của
Hà Nội ngày nay. Diện tích Hồ Tây hiện còn khoảng 460 héc ta.
Một góc làng Yên Phụ bên bờ hồ Tây xưa, phía Bắc đường Cổ Ngư. Ảnh tư liệu
KHÁM
PHÁ HỒ TÂY (KỲ 1): THẤM ĐẪM VĂN HÓA TỪ NHỮNG TÊN GỌI
Dù trải qua thời gian với biến động của lịch sử cũng
như sự khắc nghiệt của khí hậu, các làng quanh hồ hiện còn rất nhiều chùa, đền,
miếu, đình gắn liền với truyền thuyết, tín ngưỡng và các nhân vật trong lịch sử.
Đến đây, ta có thể tìm lại một phần bản nguyên của phái thiền Tào Động, của Đạo
giáo và tư tưởng dung hợp tôn giáo của người Việt.