BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thái Quốc Mưu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thái Quốc Mưu. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2023

QUAN NIỆM VỀ “NGỢM NGƯỜI” TRONG THƠ THÁI QUỐC MƯU - Châu Thạch


                                                                                                             
Sau cơn dịch Covid xảy ra tại Việt Nam, các vị quan quyền thành củi đưa vào lò đốt nhiều quá. Mời quý vị đọc quan niệm về “Ngợm Người” trong thơ Thái Quốc Mưu để thấy nhà thơ ghét bọn quan lại tham ô đến độ nào.

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

VÀI Ý KIẾN VỀ BÀI “TIẾNG LÒNG” CỦA NHÀ THƠ THỦY ĐIỀN - Châu Thạch


            
                        Tác giả bài viết Châu Thạch


Trước khi vào chủ đề tôi xin có mấy lời phi lộ sau đây:

I – Nhà thơ Thái Quốc Mưu đã giao lưu trên văn đàn với tôi gần 10 năm.  Chúng tôi rất mến mộ nhau nên tôi binh vực cho anh ấy là đương nhiên. Tuy thế tôi không ngu gì bênh vực cái sai của anh ấy mà chỉ bênh vực cái tôi cho là đúng mà thôi. Phải nói rằng viết về sự nghiệp văn chương của Thái Quốc Mưu, đã có trên 47 nhà phê bình, nhà lý luận văn học với 57 nhận định về ông. Đặc biệt giáo sư Nguyễn Quang là một tù nhân lương tâm, viện trưởng đại học Nhân Quyền Việt Nam đã xuất bản “Tiểu Luận Phê Bình Văn Học viết về Thái Quốc Mưu” dày 400 trang, ấn phẩm của nhà xuất bản AMAZON in và phát hành toàn cầu. Chừng ấy thôi cũng đủ chứng tỏ uy tín của anh Mưu, không thể là người viết “Lố bịch và lập lờ” được.

TIẾNG LÒNG - Thủy Điền

Nhà thơ Thủy Điền đã gửi email đến trang web blog Bâng Khuâng hai lần cùng một nội dung. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.


                
                             Tác giả bài viết Thủy Điền

*
Tran Van Mau
20:13, CN, 29 thg 12 (10 giờ trước)
tới tôi
Chào anh Phú
Nhờ anh đăng giùm bài nầy (nếu được) để độc giả hiểu thêm về nhà giáo và giới trí thức. Không như những gì cụ Thái Quốc Mưu đã nói ngày 27-12-2019
                                                                      Thành thật cảm ơn anh.
                                                                                 Thủy Điền

TIẾNG LÒNG

Đọc bài lạm bàn về ông Nguyên Lạc người tự xưng “làm Thầy giáo” của cụ Thái Quốc Mưu được đăng trên báo Trần Mỹ Giống. (Ngày 27 tháng 12 năm 2019)

THÁI QUỐC MƯU PHÂN TÁCH BÀI VIẾT CỦA ÔNG THỦY ĐIỀN

Nhà văn Thái Quốc Mưu gửi email đến chúng tôi, phản hồi về bài viết TIẾNG LÒNG của nhà thơ Thủy Điền đề cập đến nhà văn Thái Quốc Mưu

                 
                    Tác giả bài viết Thái Quốc Mưu


Thưa anh,
Cháu Đặng Xuân Xuyến vừa nhắn tin cho tôi: Trên Bâng Khuâng và Văn Nghệ Quảng Trị, anh có đăng bài của ông Thủy Điền viết về tôi.
Nay tôi xin gởi đến anh bài Phân Tách về nội dung bài viết của ông Thủy Điền.
Với mục đích cho bạn đọc hai trang Bâng Khuâng và Văn Nghệ Quảng Trị có đủ thông tin hai chiều, và để chứng minh sự trung thực của anh.
Trường hợp có thể, xin anh vui lòng cho đăng bài PHÂN TÁCH của tôi về bài viết của ông Thủy Điền trên hai trang ấy.
Tôi chân thành cám ơn anh.
Kính chúc sức khỏe anh, chị cùng các cháu trong Năm Mới 2020 mọi việc đều tốt lành như ý.
                                                                                       Thân mến!
                                                                                 Thái Quốc Mưu


THÁI QUỐC MƯU PHÂN TÁCH BÀI VIẾT CỦA ÔNG THỦY ĐIỀN

Thưa ông Thủy Điền

Dân tộc ta có câu thành ngữ: “Đi với Bụt mặc cà sa, đi với QUỶ MA mặc áo giấy”. Tôi đang MẶC ÁO GIẤY viết cho ông đây.
Trước, tôi xin cám ơn ông đã chịu khó đọc và viết bài “cảm nhận” về bài tôi viết về ông Nguyên Lạc.

Để ông và bạn đọc tiện theo dõi. Tôi dùng từng câu, đoạn trong bài viết của ông. Và, xen vào đó, những câu trả lời của tôi được tô MÀU ĐỎ.

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2018

NHÂN VẬT TÀO THÁO - Thái Quốc Mưu


             
                        Tác giả Thái Quốc Mưu


                NHÂN VẬT TÀO THÁO
                                       Thái Quốc Mưu

Tào Tháo, tự Mạnh Đức, tên tục A Man, tự Cát Lợi. Sanh 155 sau tây lịch, tại huyện Tiêu, nước Bái trong gia đình giàu có. Từ bé là người rất thông minh, ít để ý đến việc nhỏ, tính tình phóng khoáng, thích giao du,… rất ham đọc sách, đặc biệt là binh thư, là người biết quyền biến, nhiều mưu lược. Ông mất ngày 15 tháng 3 năm 220, tại Lạc Dương, Hà Nam, thọ 66 tuổi.
Trong Bách Khoa Toàn Thư viết: “Tào Tháo vốn xuất thân trong gia đình bình thường, không có tiếng tăm…” Người viết về Tào Tháo trong bộ Bách Khoa Toàn Thư, không tra cứu kỹ, viết câu trên đây hoàn toàn sai sự thật!
Thực tế, theo Tam Quốc Chí của Trần Thọ, Tào Tháo vốn dòng dõi Tào Tham, Tướng quốc của nhà Hán. Tào Tham sinh Tào Đằng.  Tào Đằng, một Thái giám có thế lực trong triều đình Đông Hán, lần lượt phục vụ 5 đời Hoàng Đế: Hán An Đế, Hán Thuận Đế, Hán Xung Đế, Hán Chất Đế và Hán Hoàn Đế. Do công lao trải 5 đời, ông được phong chức Trung Thường Thị Đại Trường Thu Phí Đình Hầu.
Tào Tung tên thật Hạ Hầu Tung, sau khi làm con nuôi của Tào Đằng bèn đổi sang họ Tào. Tào Tháo còn có 1 người em trai, bị thất lạc từ nhỏ.

Năm 178, Hán Linh Đế nghe lời Đổng Thái Hậu cho áp dụng chính sách mua bán quan chức. Chức Tam công bán 10 triệu, tước hầu bán 5 triệu. Tào Tung (tức Hạ Hầu Trung) thân phụ Tào Tháo đã bỏ tiền ra mua chức Thái Úy trong dịp nầy.
Nhờ “chính sách” mua quan bán chức, bọn cơ hội chủ nghĩa, bọn trọc phú, có cơ hội vào chốn quan lại. Sau khi mua được chức quan, chúng tha hồ bốc lột, cướp đoạt tài sản của dân lành hầu mau lấy lại vốn. Và, trong số ấy có nhiều tên ngu dốt, thất học. Cho nên, đôi khi cần giải đáp cho dân, chúng buông ra những câu trả lời chỉ làm trò cười cho trăm họ.
Thể chế chính trị thời Hán Linh Đế là một thể chế chính trị tồi tệ nhất trong mọi thời đại trên thế giới.