BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Ngọc Tiến. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Ngọc Tiến. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

KÝ ỨC THĂNG LONG: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, BÀI TOÁN NGÀN NĂM - Nguyễn Ngọc Tiến

Nhà Hà Nội học Nguyễn Ngọc Tiến lược khảo về một hoạt động tưởng như chẳng “nên thơ” chút nào: Môi trường và vệ sinh công cộng ở Hà Nội. Nhưng đó lại là những bài học hết sức quý báu từ hàng trăm năm để lại.


                                       Làng giấy dó Yên Thái xưa bị ô nhiễm nặng


KÝ ỨC THĂNG LONG: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, BÀI TOÁN NGÀN NĂM 
                                                                            Nguyễn Ngọc Tiến

Thời Lý, do đê thấp chỉ như các bờ bao ruộng nên năm mưa to kéo dài xảy ra lũ lụt, có năm nước tràn cả vào cửa Đại Hưng (nay tương ứng với khu vực Cửa Nam) gây ngập lụt. Trong kinh thành phải đi lại bằng thuyền, ngoài đồng trắng nước, trâu bò bị chết nổi lềnh phềnh. Vua Lý Thái Tông đã ra chỉ dụ cấm dân chúng không được ăn thịt trâu bò chết. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Lý Thái Tông cấm ăn thịt súc vật trương nước” và bắt dân chúng “phải chôn để tránh hậu họa cho xã tắc”.

Thời nhà Trần, dù đã cho đắp đê cao hơn nhưng những năm mưa lớn, ngập lụt vẫn xảy ra ở nhiều nơi và theo gương triều Lý, các vua Trần cũng ra chỉ bắt dân chúng phải chôn xác động vật chết.

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

KHÁM PHÁ HỒ TÂY : THẤM ĐẪM VĂN HÓA TỪ NHỮNG TÊN GỌI - Nguyễn Ngọc Tiến

Hồ Tây xưa là khúc uốn của sông Hồng khi sông đổi dòng chảy lấn về bờ bên kia đã để lại một hồ nước, giống như sông Hồng đổi dòng đã tạo ra hồ Lục Thủy (Hồ Gươm). Vào đầu Công nguyên, khu vực hồ Tây có cửa thông với sông Hồng và bãi lầy.
Nguồn cung cấp nước gián tiếp cho Hồ Tây từ nửa đầu thế kỷ 18 trở về trước chính là sông Hồng thông qua sông Thiên Phù ở phía Tây và sông Tô Lịch ở phía Đông của Hà Nội ngày nay. Diện tích Hồ Tây hiện còn khoảng 460 héc ta.

          Một góc làng Yên Phụ bên bờ hồ Tây xưa, phía Bắc đường Cổ Ngư. Ảnh tư liệu


KHÁM PHÁ HỒ TÂY (KỲ 1): THẤM ĐẪM VĂN HÓA TỪ NHỮNG TÊN GỌI

Dù trải qua thời gian với biến động của lịch sử cũng như sự khắc nghiệt của khí hậu, các làng quanh hồ hiện còn rất nhiều chùa, đền, miếu, đình gắn liền với truyền thuyết, tín ngưỡng và các nhân vật trong lịch sử. Đến đây, ta có thể tìm lại một phần bản nguyên của phái thiền Tào Động, của Đạo giáo và tư tưởng dung hợp tôn giáo của người Việt.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2019

KHÁM PHÁ HỒ TÂY: NHÀ TRANH, GỐC LIỄU CỦA THẠCH LAM - Nguyễn Ngọc Tiến


                                     Nhà văn Thạch Lam và các tác phẩm tiêu biểu


       KHÁM PHÁ HỒ TÂY: 
       NHÀ TRANH, GỐC LIỄU CỦA THẠCH LAM 
                                                                   Nguyễn Ngọc Tiến

Hồ Tây gắn liền với những văn sĩ tài hoa bậc nhất của thi đàn Việt Nam, từ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, cho đến sau này là Thạch Lam, tác giả của “Hà Nội ba sáu phố phường”. Nhà văn yểu mệnh này có căn nhà soi bóng xuống Hồ Tây, đã đi vào thơ bạn bè mà không hề tô vẽ: Tây Hồ có danh sĩ/ Nhà thì ở nhà tranh/ Cửa trúc cài phên gió/ Trước thềm bóng liễu xanh…”
  

KHÁM PHÁ HỒ TÂY: PHAN KẾ BÍNH VÀ “ĐÊM TRĂNG CHƠI Ở HỒ TÂY” - Nguyễn Ngọc Tiến


                                                         Học giả Phan Kế Bính


KHÁM PHÁ HỒ TÂY: PHAN KẾ BÍNH VÀ “ĐÊM TRĂNG CHƠI Ở HỒ TÂY
                                                                    Nguyễn Ngọc Tiến

Thụy Khuê là làng bên Hồ Tây có truyền thống văn học. Làng có văn chỉ ở cạnh đình Đoài. Về học hành, có ông Nguyễn Đoan (1473 - ?) đỗ tiến sĩ đời vua Lê Hiến Tông (1502). Đến đời Nguyễn, ít người đỗ đạt hơn, chỉ có gia đình cụ Tú nho sinh ra Phan Kế Bính là học hành cao hơn cả. Bài ký Đêm trăng chơi Hồ Tây của ông có thể coi là một áng văn tuyệt bút viết về thắng cảnh lừng danh này của Thăng Long - Hà Nội.