Nguồn:
https://trithucvn.org/van-hoa/an-duong-vuong-va-trieu-vu-de-nen-tho-ai.html?
(Ảnh
minh họa: Boris1601050607, Wikipedia, CC BY-SA 3.0)
Xem thế đủ biết các cụ ta xưa không hề sai lầm. Các cụ vẫn xem Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) là sự tiếp nối của vua Hùng, chứ không hề nói đến ngài Thục Phán An Dương Vương!
Chúng ta thường nói: Nước ta có lịch sử lâu dài, hơn bốn
ngàn năm. Nói thế là đúng, nếu như cộng các đời vua Hùng hơn 2000 năm với các
triều đại tiếp theo đến ngày nay, hơn 2000 năm nữa, mặc dù dân tộc ta đã trải
qua hàng ngàn năm Bắc thuộc, nghĩa là phụ thuộc người phương Bắc, bị Bắc triều
đô hộ. Phần đông dân ta chỉ là nghe nói thế thôi, nên nhiều người còn nửa tin nửa
ngờ, đơn giản vì lịch sử nước ta hồi ấy có thấy chính sử ghi chép kỹ càng gì lắm
đâu?
Khoảng hơn hai ngàn năm qua các đời vua Hùng, nếu “chia chác” chi ly ra thì phải là nhiều
hơn 18 đời như ngày nay ta vẫn nói thế. Gạt bỏ những lớp vỏ huyền tích xa xưa,
nếu tính từ vua Hùng thứ nhất là con trai của Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, cháu nội
Kinh Dương Vương, thì các đời vua Hùng quả thật có hơn hai ngàn năm lịch sử. Đọc
bài Đại Việt thông giám tổng luận của quan Thiếu bảo Lễ bộ thượng thư Đông các
đại học sĩ kiêm Quốc tử giám tế tửu tri Kinh diên sự là Đôn thư bá Lê Tung (Tên
thật là Dương Bang Bản, quê Hà Nam) viết, thì các đời vua Hùng được ghi như
sau:
“Hùng
Vương nối nghiệp của Lạc Long, chăm ban đức huệ, để vỗ yên dân, chuyên nghề làm
ruộng, chăn tằm, chẳng có can qua chinh chiến, con cháu nối dòng đều gọi là
Hùng Vương, phúc gồm 18 đời, năm trải hơn 2000 năm; buộc nút dây mà làm chính
trị, dân không thói gian dối, có thể thấy được phong tục thuần hậu quê mùa vậy.
Đến vua sau (tức vua cuối cùng) đức kém, lười chính sự, bỏ việc vũ bị không sửa,
ham mê tửu sắc làm vui, binh nước Thục vừa đến thì quốc thống mất”.