Giáo
sư Nguyễn Đăng Mạnh
Nguồn:
https://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/to-huu/
Nguyễn
Đăng Mạnh sinh năm 1930, là nhà giáo, giáo sư văn chương, nhà phê bình văn học
Việt Nam.
Giáo
sư Nguyễn Đăng Mạnh không ngừng hoạt động trên hai lãnh vực đào tạo sinh viên
và nghiên cứu văn học trong hơn nửa thế kỷ qua. Ngay từ những năm 1987-1990,
trong thời kỳ đổi mới văn học, ông đã đưa ra những biện pháp giáo dục và nghiên
cứu mới, tách rời chính trị ra khỏi văn học, về Hồ Chí Minh, về Nguyễn Tuân,
v.v…, đồng thời ông cũng nhấn mạnh đến việc cần phải nhận định lại các giai đoạn
văn học sử, định vị lại giá trị tác phẩm theo tiêu chuẩn văn học chứ không theo
đòi hỏi chính trị nữa. Những công trình nghiên cứu của ông về Hồ Chí Minh, Nguyễn
Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, v.v… nói lên phong cách phê bình độc đáo của
Nguyễn Đăng Mạnh.
Một
đời sống với văn học và thế giới nhà văn như thế, đã được ông ghi lại trên những
trang hồi ký.
TỐ
HỮU TRONG “HỒI KÝ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH”
Nhớ lại ba, bốn chục năm về trước, vào những năm 60,
70 của thế kỷ vừa qua, biết bao thế hệ đã từng mê thơ Tố Hữu. Mê thật sự. Đọc
những bài như Bài ca mùa xuân 61 mà chảy nước mắt. Hồi ấy ông rất xứng đáng với
danh hiệu “Lá cờ đầu của nền thơ ca cách
mạng Việt Nam”. Để phục vụ cách mạng và kháng chiến, thơ ca hồi ấy bám rất
sát từng nhiệm vụ chính trị, nên thường viết chung một số đề tài: anh bộ đội,
anh giải phóng quân, Bác Hồ, anh Trỗi, mẹ Suốt, chị Trần Thị Lý, miền Nam thành
đồng Tổ Quốc, miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội… Ngẫu nhiên mà thành ra những
cuộc thi thơ toàn quốc. Trong những “cuộc
thi” như thế, Tố Hữu hầu như đều chiếm giải nhất.