BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quỳnh Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quỳnh Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

GIỚI THIỆU NHÀ THƠ QUỲNH NGA - Nguyên Lạc


                
                           Nhà bình thơ Nguyên Lạc


                GIỚI THIỆU NHÀ THƠ QUỲNH NGA
                                                                  Nguyên Lạc
Phần 1

VÀI Ý NGHĨ VTHƠ VÀ BÌNH THƠ
Để giới thiệu thi nhân, tôi xin ghi ra đây sơ lược những ý nghĩ chủ quan v thơ và bình thơ cần thiết cho sự giới thiệu và "cảm nhận".

VTHƠ

THƠ LÀ GÌ?
Ngài Bùi Giáng đã nói đại để như sau:
"Con cá thì ta biết nó lội, con chim thì ta biết nó bay, nhưng thơ là gì thì đó là điều mà ta không biết được"
Ngài nói chơi chứ biết quá đi thôi. Tính ngài ưa giỡn nên "lửng lơ con cá vàng" như vậy!
Thôi tôi đành nhông Nguyễn Hưng Quốc: 
"Thơ là một cảm xúc đi tìm một đồng cảm. Thơ là tiếng nói một người nhân danh tất cả mọi người trong hoàn cảnh ấy, số phận ấy."
Và ông giải thích thêm:
[ Đó là sự đồng cảm giữa con người với nhau nói chung. Đó là mối "tương liên" giữa thế hệ này với thế hệ khác, giữa thế kỷ này với thế kỷ khác. Đó là những giọt nước mắt con người ứa ra qua những "tam bách dư niên hậu". Lại nhớ đến Nguyễn Du.
 Nguyễn Du viết về Đỗ Phủ:
Dị đại tương liên không sái l
(Khác thời đại thương nhau ứa nước mắt)
Đỗ Phủ sinh năm 712 và mất năm 770 ở Trung Hoa. Nguyễn Du sinh năm 1766 và mất năm 1820 ở Việt Nam. Tính theo năm sinh, Nguyễn Du ra đời muộn hơn Đỗ Phủ 1.054 năm. Thế nhưng hai người gần nhau biết mấy. Đêm đêm hồn Nguyễn Du vẫn nằm mộng trong những vần thơ Đỗ Phủ (Mộng hồn dạ nhập Thiếu Lăng thi). Bao nhiêu khoảng cách bỗng bị xoá nhoà. "Cách hàng ngàn năm gặp gỡ, tâm sự vẫn giống nhau"(Thiên cổ tương phùng lưỡng bất vi).
Thơ xoá đi cái không gian trống giữa người với người. Để giậu mồng tơi xanh rờn không là nỗi phân ly. Để tam tứ núi, thập bát đèo không là điều cách biệt.
Thơ cũng xoá đi cái không gian chết giữa đời này với đời khác. Để những giọt lệ của Kiều ngày xưa còn cay cay trong mắt người bây giờ. Để nhân loại hôm nay còn thấy bàng hoàng trước tiếng thét dài làm lạnh cả hư không của thiền sư Không Lộ một ngàn năm xa xưa...](Nguyễn Hưng Quốc )
Tôi tâm đắc nhất ở đoạn này: "Thơ là một cảm xúc đi tìm một đồng cảm". Do đó theo tôi: Không có CẢM XÚC thì không có THƠ. Nói rõ ra :"Tức cánh sinh tình" - Cảm nhận đưa  đến cảm xúc rồi từ đó đưa đến THƠ (tôi chỉ bàn về THƠ TÌNH, còn các loại thơ khác xin "viên chỉ", dành cho các cao nhân)