BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Di sản văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Di sản văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2024

CÓ THẬT LÒNG YÊU DI SẢN? - Nguyễn Xuân Diện


Võ miếu (Huế)

Năm 2009, đoàn công tác của Viện Nghiên cứu Hán Nôm có một chuyến điền dã nghiên cứu sưu tầm với quy mô lớn tại Thừa Thiên Huế. Ngoài thành phố Huế, còn đi khắp các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền, Hương Trà,...
 
Chiều cuối năm 2009, tôi ngồi viết bài "2009 - Chiều cuối năm nhìn lại", đoạn 10 trong bài đó như sau:
 
"Chúng ta có yêu văn hóa của ông cha thật không? Hay là chỉ yêu các dự án đó? Lập các dự án về văn hóa có bao nhiêu phần trăm vì văn hóa thật sự, hay là vì sự chấm mút?
Ngay như Huế, đồn rằng biết giữ lắm, vậy mà hình như chỗ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế của ông Phùng Phu, ông Phan Thanh Hải cũng chỉ chăm chú thu tiền thôi!
Đoàn làm phim truyện đến quay bối cảnh là lăng Đồng Khánh, em cứ xin bác 20 triệu một ngày, quay bao lâu thì quay, cứ thế trả tiền.
Đoàn cán bộ Viện Hán Nôm có công văn đề nghị in rập văn bia để lưu trữ và nghiên cứu, mà họ khăng khăng không cho rập để bảo vệ văn bia, mặc dù đã nhờ đến Phó Chủ tịch tỉnh, kêu đến Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Nguyễn Thế Hùng, rồi ông Chủ tịch UB quốc gia UNESCO Việt Nam Phạm Sanh Châu. Thế mới biết ông Phu ông Hải chả khác gì ông vua con!
Ấy vậy mà bia đá Thơ ngự chế của vua Thiệu Trị thì sắp lộn cổ xuống Ngã Ba Tuần, còn phế tích Võ Miếu (Võ Thánh) thì chỉ còn năm tấm bia đá trơ gan cùng tuế nguyệt “đã không kẻ đoái người hoài”, “lại không cho cắm một vài nén nhang”!
 
Văn Miếu Huế cũng vậy, những cọc bê tông giơ sợi sắt nghều ngào như cào vào trời chiều Hương Giang ứa lệ.
Nghệ nhân nghệ sỹ Huế lão thành đang thoi thóp xếp hàng đi xuống ga Hoàng Tuyền, mà cũng chẳng ai đoái tưởng.
Huế có yêu Huế thật lòng chăng?”
                                                                                  30/12/2009.
                                                                           Nguyễn Xuân Diện
 
(Bài còn lưu tại: http://trannhuong.net/.../2009---chieu-cuoi-nam-nhin-lai...)
 

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2024

CHỮ HẠNH TRONG TÊN CỦA LIỄU HẠNH CÔNG CHÚA LÀ CHỮ HẠNH NÀO? – Nguyễn Xuân Diện



Liễu Hạnh Công Chúa 柳杏公主, là cái tên đã có ngay trong tư liệu sớm nhất về Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đó là truyện Vân Cát Thần Nữ trong tập sách Truyền Kỳ Tân Phả của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1748). Hồng Hà nữ sĩ viết xong cuốn này vào năm 1735. Về sau, hàng chục Thần tích ở các đình miếu, phủ đền, thờ Liễu Hạnh Công Chúa đều chép theo hoặc ảnh hưởng từ sách của Nữ sĩ họ Đoàn.
 

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2023

LĂNG MỘ VỢ VUA TỰ ĐỨC ĐƯỢC XÂY DỰNG MỚI SAU KHI BỊ SAN ỦI

Mời quý anh chị và các bạn đọc bài báo dưới đây. Tôi không ngờ vua Tự Đức có nhiều vợ đến thế như ghi trong bài viết (103 người).  Tuy lắm vợ như vậy nhưng vua Tự Đức không ai là con ruột. Ông nhận ba người cháu ruột làm con nuôi là Ưng Chân, Ưng Đường và Ưng Đăng. Khi Tự Đức qua đời, Ưng Chân được lên làm vua, lấy hiệu là vua Dục Đức. Lý do vua Tự Đức không có con nối dõi có lẽ là vì lúc nhỏ vua mắc bệnh đậu mùa. Bệnh này ngoài việc gây sẹo trên mặt và cơ thể người bệnh còn có thể gây vô sinh ở nam giới và sẩy thai hoặc thai chết non (stillbirth) ở nữ giới. 
 
                                             An Vui,1 tháng 10, 2023,  Sài Gòn Nhỏ
 
Khu lăng mộ của bà Tài nhân họ Lê (thuộc cấp bậc Cửu giai phi của vua Tự Đức) đã được xây mới ở vị trí cũ – Ảnh: Lao Động
 
Lăng mộ bà Tài nhân (cấp bậc Cửu giai phi) họ Lê, một trong nhiều bà vợ của vua Tự Đức, đã được xây mới hoàn toàn sau khi bị đơn vị thi công dự án bãi đậu xe du lịch ở Huế san ủi hồi sáu năm trước.
 

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2023

MÔN VÕ LÂU ĐỜI Ở VIỆT NAM, CHUYÊN DÙNG ĐỂ KHẮC CHẾ VÕ TRUNG HOA

Nhất Nam là một môn phái võ thuật có lịch sử phát triển lâu đời của dân tộc ta. Đất tổ của môn phái nằm trên vùng đất tối cổ châu Hoan, châu Ái (tức vùng Thanh Hoá, Nghệ An hiện nay) địa thế như gốc một chiếc quạt xoè ra.
 

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, các môn võ, bài võ cổ đã lưu truyền ẩn hiện trong dân gian, trong các dòng họ trau dồi, sáng tạo, giao lưu tiếp thu những tinh hoa của các môn võ của các dân tộc khác mà hình thành nên những đặc điểm riêng biệt phù hợp với thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam.
 

Phái võ Nhất Nam là một môn phái võ có tính qui mô và tính tổ chức cao. Hệ thống môn công đồ sộ, toàn diện: quyền, binh khí, công phu luyện nội, ngoại… cùng với một hệ thống lý luận về tâm pháp, yếu pháp làm cơ sở và nền tảng lý luận cho người luyện tập, giao đấu và đối nhân xử thế. Hệ thống môn công của phái Nhất Nam được đúc kết, sáng tạo dựa trên sự vận hành của khí huyết, những đặc điểm tâm – sinh lý và cơ chế vận động cơ bắp của con người; huy động tối đa sức mạnh của bản thân, lợi dụng sức mạnh của đối phương để đánh đối phương.
 

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2023

ĐỪNG "LẬP LỜ ĐÁNH LẬN CON ĐEN", CẦN TỎ TƯỜNG: "LUNAR YEAR" (NĂM ÂM LỊCH) KHÁC VỚI "CHINESE YEAR" (NĂM CỦA TÀU)! - Matthew Nchuong


Adam Schall, người san định ÂM LỊCH 
(hiện nay vẫn đang sử dụng tại Trung Hoa, Việt Nam...)


1) Âm lịch ta (VN) KHÔNG đồng nhứt với Âm lịch Tàu (China);
2) Ngay tại Trung Hoa, theo dòng lịch sử ngàn năm, xin chú ý, nhiều lần san định Âm lịch là nhờ kết hợp với thành quả khoa học "ngoại nhập"!
Thành thử "Chinese Calendar" KHÔNG còn hoàn toàn mang nghĩa do người Tàu san định, mà đây chỉ là "Calendar in China" tức bộ âm lịch được dùng-tại-nước-Tàu. Rứa đó!

Âm lịch Do Thái;

DƯƠNG LỊCH là loại lịch dựa trên chu kỳ và vị trí của Trái Đất so với MẶT TRỜI.
ÂM LỊCH là loại lịch dựa trên chu kỳ và vị trí của MẶT TRĂNG so với Trái Đất.
 

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2022

NGÔI TRƯỜNG CÓ NHIỀU NHÂN VẬT NỔI TIẾNG TỪNG DẠY HỌC Ở HÀ NỘI – Tạ Thu Phong



Trong những năm 1930, trường Thăng Long trở thành trường có uy tín ở Hà Nội. Nhiều nhân vật nổi tiếng đã từng dạy học tại đây. 
Nằm ở đầu phố Ngõ Trạm giáp phố Phùng Hưng là ngôi trường nổi tiếng có từ lâu đời: trường tư thục Thăng Long.
 
Ban đầu trường Thăng Long không nằm ở đây. Khởi nguồn của trường này là Trường Tiểu học Thăng Long ở số 2 phố Takou (phố Hàng Cót). Trường do ông Phạm Hữu Ninh sáng lập vào năm 1928.
 
Trường tư thục Thăng Long. Nguồn: ththanglong.

Ông Phạm Hữu Ninh (1889-1966), người xã Phượng Vũ, huyện Thường Tín vốn là Thông phán Phủ Toàn quyền và từng được bầu làm Nghị viên dân biểu Bắc kỳ. Ông Ninh cũng là người quản lý các tờ Nông Công Thương báo, Phong Hóa tuần báo. Là người tâm huyết với giáo dục, năm 1928 ông Phạm Hữu Ninh xin nghỉ việc, cùng hai người bạn là Nguyễn Văn Tòng và Đào Thiện Ngôn lập ra Trường Tiểu học Tư thục Thăng Long ở số 2 phố Hàng Cót.
 

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2022

MÁI TÓC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI XƯA – Tạ Thu Phong


Hà Nội chuyện xưa phố cũ
Tạ Thu Phong / Tri thức Trẻ BooksNXB Hà Nội

Thời xưa, ở Bắc kỳ, đàn ông hay phụ nữ đều để tóc dài và vấn khăn đầu. Đàn ông tóc búi tó như củ hành thấp dưới gáy.
Cái búi tóc “quốc túy” này đã trở thành biểu tượng của người nho nhã. Khi ở nhà, đàn ông thường để búi tóc trần. Lúc làm việc thì vấn rối hoặc vấn kiểu khăn đầu rìu. Nếu đi đâu cần lịch sự sang trọng thì chít khăn lượt hay nhiễu Tam giang. Khi vấn khăn tạo thành hình chữ “Nhân” hoặc “Nhất” trên trán. Người thị dân mặc áo sa trơn hoặc the thâm dài, quần trắng, đi giày Gia Định.
 

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2022

ĂN CHƠI TRÊN ĐẤT HÀ THÀNH XƯA – Tạ Thu Phong



Trước năm 1945, các quán cô đầu là chốn khách chơi thường tìm vui.

 
Khi buồn thuốc phiện, khi vui cô đầu
 
[…]
 
Hà thành kim tính khảo của Sở Cuồng Lê Dư cho biết trước đây phố Hòe Nhai có nhiều nhà ả đào. Nguyên do là có bà lão tên là Bá Ẩu rất giỏi nghề hát đã mở lớp dạy xướng ca, từ đó nơi đây trở thành xóm “Bình Khang”. Sau bao lần vật đổi sao dời, xóm ả đào dịch chuyển nơi khác không còn ở Hòe Nhai nữa.
 
Thời cực thịnh của nghề sênh phách là khi ca quán còn trên phố Hàng Giấy. Một buổi hát được gọi là một chầu. Người có “máu mặt” nhất trong các quan viên (cách xưng hô tôn kính chỉ khách đến nghe hát) được mời cầm chầu. Nói vậy chứ cầm roi chầu không hề đơn giản. Người cầm chầu phải biết khi nào đánh sơ cổ, tòng cổ, trung cổ và khi nào dùng các khổ song châu, liên châu, xuyên tâm… […]
 
Khi người Pháp vào Đông Dương, sự xâm thực ngày càng lớn của lối sống Tây Âu khiến giọng ca, tiếng đàn của hát ả đào dần lạc nhịp, không còn thuần khiết như xưa. Đào nương không còn chú tâm nắn nhịp phách, giọng ca sao cho hay, cho ngọt nữa.
 
Các quan viên không chỉ là văn nhân tài tử lịch lãm mà còn có những thanh niên Tây học, họ không chỉ đến nghe hát mà còn uống rượu và tìm vui. Sự biến đổi này đã xuất hiện thêm một loại người nữa bên cạnh ca nương, đó là cô đầu rượu.
 
Cô đầu rượu phần nhiều không biết hát. Nhưng họ biết cách búi tóc thật cao để khoe cái cổ trắng ngần và rất giỏi lả lơi ve vãn khách. Nhiệm vụ của cô đầu rượu là ngồi bên cạnh quan viên trò chuyện, quạt mát và hầu rượu. Có thể hình dung giống karaoke ôm hoặc hát ở tiệc rượu bây giờ vậy. […]
 
Không ít trường hợp tâm đầu ý hợp, khách xin cưới cô đầu làm vợ hoặc làm thiếp. Giá cả chuộc cô đầu theo thỏa thuận. Tàn cuộc rượu, nếu “quan viên” có nhu cầu ngủ lại thì cô đầu rượu chuẩn bị giường chiếu và dĩ nhiên một số cô đầu sẵn sàng lả lơi “lửa bén mặn nồng” để chiều khách.
 

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2022

GIA HỘI, PHỐ CỔ BỊ LÃNG QUÊN GIỮA LÒNG CỐ ĐÔ HUẾ - Phúc Đạt

Từ trước đến nay, mỗi lần nhắc đến phố cổ ở Huế thường thì nhiều người nhớ ngay đến phố cổ Bao Vinh. Thế nhưng, ít ai biết đến phố cổ Gia Hội - khu phố sầm uất nằm ngay giữa lòng Cố đô Huế thơ mộng.
 
 Nơi đây tập trung nhiều phủ đệ, gắn với những ngôi chùa, đình, miếu của người Việt đã tạo thành một cấu trúc đặc thù. Bên cạnh các di sản kiến trúc truyền thống, còn có các di sản phi vật thể về các lễ hội truyền thống, các ngành nghề thủ công cổ truyền, các hoạt động trình diễn nghệ thuật cung đình Huế… tiêu biểu cho một phần sinh hoạt của khu đô thị cổ bên cạnh kinh thành.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa - Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế, khu phố cổ Gia Hội - chợ Dinh nằm ở phía đông ngoài kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất xứ kinh đô Huế đầu thế kỷ 19.

Khu đô thị cổ này thực sự là một di sản độc đáo, mang yếu tố cấu trúc văn hóa của một vùng đô thị cổ, đang tồn tại trong một cộng đồng dân cư không ngừng biến động, bị sức ép của quá trình đô thị hóa thời hiện đại, lại thiếu một định hướng bảo tồn và phát triển phù hợp, nên qua thời gian đã bị biến dạng. Điều này dẫn đến không gian kiến trúc có tính lịch sử và văn hóa của vùng này sẽ bị phá vỡ, tài nguyên văn hóa du lịch đang bị lãng phí.

Khu phố này thuộc phường Gia Hội (TP. Huế) với hơn 5.500 hộ, gần 29.000 khẩu. Đa số người dân làm nghề lao động phổ thông, tiểu thủ công nghiệp, thợ mộc, thợ nề, cơ khí, chằm nón, may mặc... còn lại làm nghề buôn bán nhỏ, dịch vụ.
 
Nhiều ngôi nhà ở đường Bạch Đằng vẫn còn giữ được nét kiến trúc cổ.

Nhiều nhà cổ nằm lọt thỏm giữa những nhà cao tầng hiện đại.

Bà Nguyễn Thị Cẩm Các (SN 1944, sống ở ngôi nhà cổ số 22 đường Bạch Đằng) cho biết, bà sống ở nhà cổ này từ nhỏ thời ông cố của bà để lại. “Nhà tôi là một trong những ngôi nhà còn gần như nguyên bản từ xưa. Theo thời gian, những ngôi nhà cổ ở đây ngày càng mất dần. Huế có nhiều lợi thế nhưng tại sao chúng ta không phát triển những khu phố cổ này sầm uất trở lại để phục vụ du lịch như ở phố cổ Hội An“, bà Các trăn trở.
 
Những kết cấu còn nguyên bản ở nhà cổ của bà Nguyễn Thị Cẩm Các.
 

Nhiều ngôi nhà mang hơi hướng cổ xưa.

Theo thời gian, nhiều người dân tu sửa những ngôi nhà cổ để phù hợp với nhu cầu sinh hoạt.
 
Những mái ngói cổ nhuốm màu thời gian.
 
Đến thời điểm hiện tại, khu đô thị cổ này ngày càng biến dạng, nhưng cơ bản chưa bị xoá sổ. Vì thế theo ông Nguyễn Xuân Hoa, trong bối cảnh tỉnh đang tập trung thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, vấn đề bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị khu đô thị cổ Gia Hội - chợ Dinh càng đòi hỏi phải sớm bắt tay thực hiện, bằng một đề án cụ thể và với tinh thần trách nhiệm trước dân, trước lịch sử rõ ràng hơn.
 
Còn theo kiến trúc sư Võ Sỹ Châu (Khoa Kiến trúc - Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế), khu phố cổ Gia Hội là nơi lưu trữ đa dạng các loại hình kiến trúc nhà ở thương mại, minh chứng cho quá trình phát triển đô thị Việt Nam từ thời Nhà Nguyễn đến nay. Nếu biết khai thác các giá trị đặc trưng của các công trình sẽ tạo nên một sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút du khách, đây là cách mà phố cổ Hội An đã làm được.

                                                                                              Phúc Đạt
 *
Nguồn:
https://laodong.vn/photo/gia-hoi-pho-co-bi-lang-quen-giua-long-co-do-hue-1113115.ldo

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2022

BÊN TRONG DINH THỰ VUA MÈO NƠI CAO NGUYÊN ĐÁ HÀ GIANG - Mạnh Đạt

Giữa cảnh trùng điệp của núi rừng Tây Bắc, dinh thự họ Vương (Dinh thự vua Mèo) hiện lên với vẻ cổ kính cùng kiến trúc độc đáo thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.
 
 
Dinh thự nằm ở thung lũng Sà Phìn, xã Lũng Phìn (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 125 km và cao nguyên đá Đồng Văn khoảng 25 km. Toà dinh thự này gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của hai cha con người Mông là Vua Mèo Vương Chính Đức và Vương Chí Sình.

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2022

VIỆC XỬ TRẢM NGÀY XƯA – Tạ Thu Phong

 
Hà Nội chuyện xưa phố cũ
Tạ Thu Phong / Tri thức Trẻ BooksNXB Hà Nội
 
Sách gồm 39 đoản văn biên khảo về các hoạt động của thành phố Hà Nội khoảng giữa thế kỷ 20 trở về trước, từ chuyện phố xá, chợ búa, quy hoạch thành phố, đến chuyện ăn, chuyện mặc, chuyện chơi… của người dân Hà thành.

                     VIỆC XỬ TRẢM NGÀY XƯA 
                                                                                Tạ Thu Phong
 
Thời phong kiến, một trong những cách thức hành hình tội nhân là chém đầu. Người được giao nhiệm vụ hành quyết là đao phủ.
Ở Việt Nam, đao phủ không sử dụng búa, rìu mà dùng thanh đao làm dụng cụ hành hình. Thanh đao dài ngót 1 mét, lưỡi to bản ở phần mũi và thuôn dần về tay cầm. Chuôi đao dài, đủ cho hai tay cầm, tận cùng là vòng khuyên có dây để quấn vào tay cho khỏi tuột.
 

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2022

ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN CỦA DÂN MIỀN NAM VỀ CHẾ ĐỘ MỚI: VIỆC ĐỐT SÁCH SAU NĂM 1975 – Nguyễn Hiến Lê

Đoạn văn dưới đây được trích từ chương “Văn Hóa” của cuốn “Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê” Tập III, từ trang 74 đến trang 80, Văn Nghệ xuất bản.
 


VĂN HÓA
 
Một trong những công việc đầu tiên của chính quyền là hủy tất cả các ấn phẩm (sách, báo) của bộ Văn hóa ngụy, kể cả các bản dịch tác phẩm của Lê Quí Đôn, thơ Cao Bá Quát, Nguyễn Du; tự điển Pháp, Hoa, Anh cũng bị đốt. Năm 1976 một ông thứ trưởng Văn hóa ở Bắc vào thấy vậy, tỏ ý tiếc.
 
Nhưng ông thứ trưởng đó có biết rõ đường lối của chính quyền không, vì năm 1978, chính quyền Bắc chẳng những tán thành công việc hủy sách đó mà còn cho là nó chưa được triệt để, ra lệnh hủy hết các sách ở trong Nam, trừ những sách về khoa học tự nhiên, về kĩ thuật, các tự điển thôi; như vậy chẳng những tiểu thuyết, sử, địa lí, luật, kinh tế, mà cả những thơ văn của cha ông mình viết bằng chữ Hán, sau dịch ra tiếng Việt, cả những bộ Kiều, Chinh phụ ngâm… in ở trong Nam đều phải hủy hết ráo.
 

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2022

NHỮNG CUỐN SÁCH CŨ “SÀI GÒN TRƯỚC BẢY LĂM” NAY Ở ĐÂU !? - Nguyễn Vĩnh Nguyên


Quán Sách Mùa Thu, một địa chỉ bán sách cũ tại Sài Gòn.
 
Có cuốn mới tinh, có cuốn rách bìa, đa số thì ố vàng và đã nhạt màu mực. Mỗi cuốn sách một số phận, trôi nổi qua biết bao biến cố, bỗng một hôm trở về với người sưu tầm, người đọc như những báu vật của thời gian… Gọi đó là “sách Sài Gòn trước Bảy Lăm.” Trên đường sách Sài Gòn giữa Quận Một ngày nay, có mấy kiosk bán sách cũ Sài Gòn xuất bản trước 1975. Ngoài sách, các ấn phẩm của thời kỳ này như báo chí, bản đồ, post-card và tờ nhạc cũng xuất hiện trở lại một cách công khai.
 

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2022

TỦ SÁCH TUỔI HOA, BẦU TRỜI KÝ ỨC CỦA CẢ MỘT THẾ HỆ MỚI LỚN Ở MIỀN NAM TRƯỚC NĂM 1975 - Mẫn Nhi



Hoa Đỏ, Hoa Tím, Hoa Xanh đều là những từ ngữ rất dung dị và đời thường, nó không đơn thuần điểm danh một loài hoa nào cả mà nó là một tủ sách, một bầu trời tuổi thơ mà chỉ cần nhắc đến thì bao nhiêu hồi ức về một thế hệ mới lớn ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 lại ùa về. Tủ sách Tuổi Hoa được thành lập từ trước năm 1975 mà khởi nguồn là do những cây bút chuyên viết cho các tạp chí nổi tiếng như Tuổi Hoa, Thằng Bờm, Thiếu Nhi cộng tác.
 

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2021

CHÂN RUỘNG, SỰ TỒN VONG CỦA DÂN TỘC – Hoàng Hải Vân




1. Vì sao Việt Nam trước đây chưa hề xảy ra đại dịch?
 
Lịch sử chưa ghi một đại dịch nào trong suốt mấy ngàn năm tồn tại của dân tộc. Vì sao vậy? Vì dân ta chưa bao giờ thoát khỏi môi trường sống tự nhiên là chân ruộng. Người ta nói nhiều về nền văn minh lúa nước nhưng ít ai đề cập đến môi trường sống tự nhiên của người Việt, môi trường sống tự nhiên đó quy định màu da, màu mắt, cấu tạo sinh học và thể trạng của giống nòi. Cốt lõi của môi trường sống tự nhiên đó chính là chân ruộng.
 
Trong ký ức tôi vẫn còn thấp thoáng cái bầu của bà nội, cái bầu đan bằng tre trét dầu rái mà bà dùng để đựng những thứ linh tinh, nhưng bao giờ cũng có vài chiếc tổ tò vò. Hồi nhỏ mỗi khi chị em tôi vừa sốt vừa nôn, bà lấy chiếc tổ tò vò ra đốt lên, thả vào một bát nước rồi cho uống, vậy là hết bệnh.
 
Cho đến giờ tôi vẫn không hiểu vì sao chiếc tổ tò vò lại có thể chữa được bệnh khi nó chẳng qua chỉ là một cục đất khô. Chưa có một “nghiên cứu khoa học” nào về chiếc tổ tò vò cả, nhưng có sao đâu, nó vẫn có thể chữa được bệnh “thương hàn thổ tả” cho chị em tôi trong suốt những năm thơ ấu mà không cần đến một viên thuốc tây nào.
 
Tôi hỏi ông Nguyễn Phúc Ưng Viên “y lý” của tổ tò vò là gì, ông cười bí hiểm : “Đó là sự kỳ thú của chân ruộng”.
 
Ông Ưng Viên là cháu gọi Vua Minh Mạng bằng cố nội. Qua ông mà tôi viết được hai loạt bài “Bí ẩn trầm hương”“Cây tre cứu người” đăng trên báo Thanh Niên. Tài dụng trầm và dụng tre vào việc chữa bệnh của ông đạt đến độ xuất thần nhập hóa, ai đã từng chứng kiến đều tâm phục khẩu phục. Nhưng điều tôi tâm đắc nhất trong cuộc đời làm báo cho đến bây giờ là khi nghe ông nói về chân ruộng.
 
Tôi không tài nào hiểu được cái ông già “hoàng thân quốc thích” này sống ở nông thôn vào lúc nào mà lại giống một “lão nông tri điền” đến vậy, hơn nữa kiến thức về ruộng đồng vườn tược của ông uyên thâm đến mức khiến người ta kinh ngạc.
 

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2021

HÌNH CHIM TRÊN TRỐNG ĐỒNG LẠC VIỆT - Trần Gia Phụng

Nguồn:
https://trangiaphung.blogspot.com/2015/07/hinh-chim-tren-trong-ong-lac-viet-tran.html


Tác giả Trần Gia Phụng   


1- XUẤT XỨ CỦA CHỮ “LẠC”
 
Tài liệu bằng văn bản quan trọng đầu tiên về chữ “lạc” trong danh từ “Lạc Việt” (Lo Yueh), cho đến ngày nay tìm thấy được, nằm trong đoạn văn của Giao Châu ngoại vực ký (sách của Trung Hoa) xuất hiện khoảng giữa đời Tấn (265-420), được nhiều sử sách trích dẫn, từ Thủy kinh chú (thế kỷ thứ 6) của Lịch Đạo Nguyên (Trung Hoa), đến An Nam chí lược (thế kỷ 13) của Lê Tắc (người Việt sống ở Trung Hoa), rồi các sách khác về sau nữa.
 

Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2021

CÁC NƯỚC NGÔ, VIỆT VÀ VĂN HÓA VIỆT - Tạ Đức

Nguồn:
https://dangnho.com/kien-thuc/nghien-cuu-tim-hieu/cac-nuoc-ngo-viet-va-van-hoa-toc-viet.html
 

Trung Nguyên cuối thời Xuân Thu (thế kỷ 5 TCN)
 

Ngô, tên đầy đὐ là Câu Ngô; Việt, tên đầy đὐ là Ư Việt, là hai nước cὐa người Bάch Việt nổi tiếng nhất thời Xuân Thu-Chiến Quốc.
 
Xưa, người Ngô và người Việt nόi cὺng một ngôn ngữ, cὺng dὺng một dᾳng chữ hὶnh chim và hὶnh sâu (Điểu Trὺng Vᾰn) khắc trên mâu đồng cὐa vua Ngô và kiếm đồng cὐa vua Việt. Nay, dân hai tỉnh Giang Tô và Chiết Giang, vὺng trung tâm cὐa hai nước Ngô-Việt xưa vẫn nόi chung một phưσng ngữ Ngô.
 
Theo Luo (1999:105) cάc di vật khἀo cổ ở vὺng trung tâm cὐa hai nước cό những khάc biệt dễ thấy vào thời Thưσng và Tây Chu, nhưng hoàn toàn giống nhau vào thời Đông Chu (771-256 TCN).
 
Theo Henry (2007: 3) tổng hợp tư liệu thư tịch thời Chiến quốc, thời Hάn và tư liệu khἀo cổ cho thấy người Ngô và người Việt cό ngôn ngữ, chữ viết, tίn ngưỡng, âm nhᾳc, vᾰn hόa dân gian, cάch ᾰn, mặc, ở, đi lᾳi, tang ma, cάch làm thuyền, chế vῦ khί, đάnh trận và tίnh cάch đều khάc người cάc nước Tề, Sở lάng giềng đᾶ Hoa hόa.
 
Tόm lᾳi, người Ngô và người Việt đᾶ cό chung một nền vᾰn hόa, giờ đây thường được gọi là vᾰn hόa Ngô-Việt. Tuy nhiên, nguồn gốc cὐa hai nước Ngô, Việt lᾳi khάc nhau và là cάc vấn đề cὸn gây tranh cᾶi.
 

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2021

ÔNG KHAI TRÍ CỦA “SÀI GÒN, MỘT THỜI VANG BÓNG” - Trịnh Thanh Thủy


Nhà sách Khai Trí

Cάch đây 13 nᾰm khi nghe tin ông chὐ nhà sάch Khai Trί Nguyễn Hὺng Trưσng mất đi, giới yêu sάch Sài Gὸn ai cῦng bὺi ngὺi thưσng mến. Ngày 4 thάng 11, 2018 vừa qua, người vợ đầu ấp tay gối cὐa ông Khai Trί cῦng đᾶ mᾶn phần theo gόt ông về cōi tịnh, cὺng ông an giấc ngàn thu. Cụ bà Phὺng Thị Bông hưởng thọ 89 tuổi, mất tᾳi Little Sài Gὸn vào cuối mὺa thu.
 
Ông Bà Khai Trί trong toà soᾳn bάo Thiếu Nhi trước 75
 
Tôi đến viếng tang lễ cὐa cụ bà và gặp gỡ những người thân cὐa đᾳi gia đὶnh họ Nguyễn. Những tấm ἀnh slide show chiếu trên màn hὶnh nhà tang lễ đᾶ ghi lᾳi những kỷ niệm đẹp cὐa gia đὶnh và cụ ông, cụ bà như một nhắc nhở ân cần đến hὶnh bόng cὐa kẻ ra đi.

Ông Khai Trί ngồi trên giường đầy sάch

Tôi được dịp trὸ chuyện với người con trai thứ cὐa cụ là anh Nguyễn Hὺng Tâm và tὀ lὸng ngưỡng mộ cụ ông Khai Trί cὺng đức độ cὐa cụ khi cὸn sinh thời. Tiếng vang thσm ngάt về lὸng yêu thiếu nhi và mối tὶnh gắn bό cὐa cụ với sάch vở đᾶ khiến tôi quу́ trọng con người cụ dὺ tôi chưa gặp cụ bao giờ.
 

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2021

CON ĐƯỜNG QUỐC HỌC, ĐỒNG KHÁNH – Nguyễn Phước Yên


 



Thuở xa xưa ấy, cả vùng Thừa Thiên – Huế chỉ có hai trường Quốc Học và Đồng Khánh  có các lớp Đệ Nhị cấp (Cấp3) công lập. Trong hai trường đó, chỉ có trường Quốc Học có các lớp Đệ Nhất (lớp 12 bây giờ). Học sinh các tỉnh phía bắc Trung phần, sau khi đến Huế thi đậu Tú Tài Bán phần (Tú Tài 1), muốn thi Tú Tài Toàn phần (Tú Tài 2) thì phải "du học" Đệ Nhất trường Quốc Học, nếm mùi học trò xứ thần kinh một năm mới đủ điều kiện và bản lĩnh dự thi. Không kể lớp Đệ Nhất, hai trường Quốc Học và Đồng Khánh, một trường chỉ dành cho nam sinh, một  trường cho nữ sinh. Học sinh khu vực nội ô ở hai bên bờ sông Hương và các vùng ngoại vi tiếp giáp Huế, mỗi sáng cứ nườm nượp xuôi dòng áo trắng về trường. Áo sơ mi trắng, quần xanh là dân Quốc Học. Bộ áo  dài, quần xa tanh trắng muốt là các nường Đồng Khánh. Con đường Lê Lợi, đoạn từ  cầu Trường Tiền  đến hai trường Đồng Khánh và Quốc Học buổi sáng như ngày trẩy hội. Muốn chờ ai, ngắm ai cứ giả bộ ngẩn ngơ dừng lại bên vỉa hè phải thì ắt thỏa mắt nhìn. Nội ô Huế ngày ấy gồm 3 đơn vị hành chánh. Phía  bờ bắc sông Hương là quận Tả Ngạn và quận Thành Nội. Vùng ngoại vi bên phía này là Kim Long, An Ninh, An Hòa, Bao Vinh, Địa Linh, Thế Lại, Bãi Dâu, và xa hơn nữa là cả vùng huyện Hương Trà … Các cô cậu không hẹn mà ai cũng đều gặp nhau ở ngõ cầu Trường Tiền (dân mạn dưới) hay Bạch Hổ (dân mạn trên) vượt sông Hương đến trường. Một số ngại đi xe đạp thì nhảy lên xe buýt ở bến xe chợ Đông Ba, dưới cầu Gia Hội, theo các tuyến xe số 3 - Bến Ngự hay số 5 - Từ Đàm. Ai thích đùa nước với mấy em nhỏ Đồng Khánh thì xuống đò ngang Thừa Phủ. Phía bờ nam sông Hương là quận Hữu Ngạn. Bên phía này thì ngoài khu vực Đập Đá, Vĩ Dạ, Chợ Cống, An Cựu, Phú Cam, Bến Ngự, Nam Giao còn Phường Đúc, Long Thọ, Nguyệt Biều và xa hơn nữa là các vùng ngoại vi thuộc các huyện Phú Vang, Hương Thủy, … Phía bên này thì có nhiều cầu, nhiều ngã đến trường, không phải qua sông, lụy đò.
 

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

10 CỬA RA VÀO KINH THÀNH HUẾ – Dnga

Huế sau khi di dời các hộ dân ở thượng thành ra khu tái định cư Hương Sơ ở An Hoà đã để lộ ra rất nhiều điểm di tích của kinh thành Huế xưa, trong đó hình ảnh của một cửa thành cổ nhỏ (phần vòm cao 108cm, rộng 85cm) được đăng tải nhiều nhất với nhiều giả thuyết khác nhau của các nhà nghiên cứu Huế. Người ta cho rằng hai cổng nói trên có thể vừa để quân lính ra vào làm công việc phòng bị hoặc ngồi ở đó để canh gác.