BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

THƠ LA THỤY QUA CẢM NHẬN CỦA HỒ TRỌNG THUYÊN VÀ CHU VƯƠNG MIỆN

Nguồn: 
http://chuvuongmien.blogspot.com/2017/11/chan-dung-nha-tho-la-thuy.html#more  

         

Giới thiệu Thơ, hay cảm nhận và phê bình Thơ cũng hoàn toàn do cảm nhận từ một cá nhân đến một cá nhân, dù khen hay là chê cũng chỉ là cảm quan của một người, tùy theo sở thích và trình độ, có bài thơ người này thích và có bài thơ người khác không thích và cũng tùy cảnh ngộ, người tha hương cảm được thơ người tha hương, người tù cảm được thơ người  ở tù, cuộc đời phong phú đa dạng, có đám cưới thì có chúc tụng mà có đám ma thì có những vòng hoa và lời phân ưu, mà đã có Thơ thì có ban Tao Đàn kèm theo đàn sáo và có người nghệ sĩ ngâm thơ và có người giới thiệu thơ, ngoài ra còn có người bình thơ 
Bình Thơ giống như bình nước, nho nhỏ chứa được chừng nửa "1/2" lít nước mà thôi, rất là giản đơn ngắn gọn, không giản kép như Ấm Thơ, Chậu Thơ, là hoàn toàn Tung tráng và Hoành tráng hơn, đại khái giống như người hát và người nghe hát vỗ tay, dù là hát rất dở, người M.C cũng đã nói như vầy: 'tàu chạy mau nhờ chân vịt, ca sĩ hát hay nhờ tiếng vỗ tay'
 
Người cảm nhận Thơ hay phê bình Thơ, không nâng thi sĩ lên được chút nào, ngược lại cũng không dìm nhà thơ xuống chút nào, chẳng qua là thủ tục hành chánh nó như vậy.
 
       Hỏi sông tuôn chảy âm thầm
       Tri âm có gặp nghìn trăm bến bờ
       Hỏi lòng sao cứ ngẩn ngơ
       Người xa xăm ấy lặng lờ bặt tăm

                                              (HỎI)
 
       Đổi dời biển sóng dâu cồn
       Hồn nhiên "Sơn Nữ" mộng còn nguyên xuân
       Hoa tay lưu dấu mệnh phần
       Họa thi đan quyện chập chờn sắc không
       Bèo mây hụt bước phiêu bồng
       "Nằm nghiêng nhớ núi" sóng lòng vọng âm

                                         (Với Lương Minh Vũ)
 
       Thi hứng chừ đây có cạn nguồn
       Con tằm nhớ lá rối tơ vương
       Phải chăng kén khép chôn hoài niệm
       Lãng đãng hồn hoa đọng khói sương

                                       (Thơ không về)
 
Đọc những đoạn thơ trên của La Thụy, kẻ viết bài này liên tưởng tới bài thơ của Lý Thương Ẩn thời Trung Đường
 
 
       VÔ ĐỀ KỲ TAM
 
       Tương kiến thời nan biệt diệc nan
       Đông phong vô lộc bách hoa tàn
       Xuân tàm đáo tử ti phương tận
       Lạp cụ thành khôi lệ thủy càn
       Hiếu kính đản sầu vân mấn cải
       Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn
       Bồng lai thử khứ vô đa lộ
       Thanh điểu ân cần vị thẫm khan

                               Lý Thương Ẩn
 
       CHUYỂN NGỮ:
 
       Đoàn tụ làm chi muối sát lòng
       Gió đông thổi miết xác hoa tàn
       Thân tằm đến chết tơ còn vướng
       Nến đã thành tro lệ mấy dòng?
       Sáng ngó gương soi đầu tóc trắng
       Đêm ngâm thơ cổ ngó ánh trăng
       Bồng lai nơi đó đi bao lối
       Lạnh lùng nước dạt ngó chim xanh
 
Bài Liêu Trai cảm tác La Thụy làm dậy lại bầu không khí huyền hoặc, ma mị
 
       Chiêu niệm hồn hoa chờ hiển linh
       Hay là em hát khúc vong tình
       Trăng xưa tròn khuyết trời còn thắm
       Hạc cũ tụ tan đất có xinh?
       Một phút tâm đầu mơ dáng bướm
       Ngàn năm ý hợp mộng hình tinh

                           (Liêu Trai cảm tác)
 
Đọc bài thơ Liêu Trai cảm tác của La Thụy mà chợt nhớ Vương Ngư Dương:
 
       Cô vọng ngôn chi cô thính chi.   
       Đậu bằng qua giá vũ như ti.   
       Liệu ưng yếm tác nhân gian ngữ,
       Ái thính thu phần quỷ xướng thi !
 
        Nói láo mà chơi nghe láo chơi ?
        Dàn dưa lất phất hạt mưa rơi ?
        Chuyện đời nghe kể mà chán ngắt
        Nghe quỉ hồ ma nói mấy lời ?

                 (Bản dịch của cụ Tản Đà)
 
Một nhà thơ đương đại tức là “nhà thơ bây giờ” khác với nhà thơ Tiền Chiến và nhà thơ Cận Đại trước 1975. Nhà thơ Hiện Đại, là “nhà thơ thời Hại Điện” (là cúp điện lia chia), đựợc sáng tác trong ánh đèn dầu phụng, đèn sáp hay đèn cầy,  “Thơ Hiện Đại” so với Thơ Cận Đại trước 1975, hay so với Thơ Tiền Chiến trước 1945 thì hoàn toàn không bằng được một nửa !
 
Thơ bây giờ ngang với Nhạc bây giờ, nói chung là sáng tác vội vã và dở ẹc, không làm phiền người nghe “vì dở quá không ai nghe và dở quá không ai muốn đọc”.
 
Nhưng, thật may là thơ của La Thụy vượt lên trên cái xoàng xĩnh nhố nhăng của cái thời Hại Điện. Thơ La Thụy trong cái thời “Hiện Đại” này, đọc lên vẫn vương đậm chất thơ, hồn người, vẫn còn hương đồng cỏ nội, vẫn còn tình sông nghĩa núi, trân trọng và đáng quí vậy thay !
                                     
                                               Hồ Trọng Thuyên & Chu Vương Miện
 

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

ÂM VÀ NGỮ NGHĨA ĐỊA DANH LA GI - Phan Chính

La Thụy chân thành cám ơn ông Phan Chính, nguyên chủ tịch Chi Hội VHNT thị xã La Gi tặng tập sưu khảo LA GI ĐẤT XƯA DIỆN HẢI BỐI LÂM. Mạn phép được trích đăng bài viết thứ hai trong tập sưu khảo này.

            


            ÂM VÀ NGỮ NGHĨA ĐỊA DANH LA GI

            Địa danh La Gi xuất phát từ phần đất gồm các làng nằm ở cửa sông La Di (còn gọi là sông Dinh). Qua sách xưa, trong châu bản “Doanh điền biểu văn” của Nguyễn Thông năm 1877 và Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán Nhà Nguyễn soạn xong năm 1882 đã từng đề cập đến địa danh La Di gắn liền với vị trí địa lý tự nhiên ngày nay. Như vậy địa danh La Di từ khá lâu đã có trước làng Hàm Tân và sau đó là huyện Hàm Tân được thành lập vào năm 1916.Tuy nhiên, dưới thời Pháp thuộc bản đồ tỉnh Bình Thuận trong “Annuaire général de L’Indochine 1910” và các văn bản hành chánh của Tòa công sứ Bình Thuận đều viết “Ladi” thành “Lagi” tồn tại đến bây giờ.

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

LA THỤY, THI CA THI NHÂN - Chu Vương Miện giới thiệu


            


          LA THỤY, THI CA THI NHÂN
                                          Chu Vương Miện giới thiệu

Nguồn:




          

     TIỂU SỬ TÁC GIẢ

     * Bút hiệu: La Thụy      
     * Tên thật :   Đoàn Minh Phú
     * Nghề nghiệp: Dạy học (đã nghỉ hưu)
     * Hội viên Hội VHNT Bình Thuận.
     * Tác phẩm đã in:  Thơ Đời Ngân Vọng – NXB Văn Học 2014
     * Những tác phẩm đã in chung:
     - Tác Giả Thơ Việt Nam Đương Đại – NXB Thanh niên 2009 – Hoàng Hương Trang chủ biên
     - Những Bài Thơ Hay Và Lạ Xưa Và Nay (tập II) –NXB Văn Nghệ 2009 –Long Nguyên Trương Quang Nguyên chủ biên
     - Những Bài Thơ Hay Và Lạ Xưa Và Nay (tập III) –NXB Văn Nghệ 2010 –Long Nguyên Trương Quang Nguyên chủ biên
     - Thơ Hay Ba Miền – NXB Văn Học 2008 do BBT Thơ Hay Ba Miền chủ biên
     - In chung trong nhiều tuyển tập thơ khác.

     HỎI

     Hỏi sông tuôn chảy âm thầm
     Tri âm có gặp nghìn trăm bến bờ?  
     Hỏi lòng sao cứ ngẩn ngơ
     Người xa xăm ấy lặng lờ... bặt tin.
     Lá vàng rơi rụng bên thềm
     Sao khuya lẻ bóng niềm riêng u hoài
     Hỏi trăng chếch bóng non đoài
     Vì sao Cuội vẫn đêm dài... tương tư.
     Hỏi tình sao cứ ơ thờ
     Hỏi sương  nhỏ giọt... cho thơ... ướt mềm.

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

THƯ ĐỖ TƯ NGHĨA GỬI ĐOÀN ĐỨC, BẠN ĐỒNG MÔN TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG 1960-1967


      


THƯ ĐỖ TƯ NGHĨA GỬI ĐOÀN ĐỨC, 
BẠN ĐỒNG MÔN TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG 1960-1967

Dalat, 30.9. 2017
Đức ơi,
Nhớ xưa, cô Nhã gọi Đoàn Đức, Nguyễn Thắng và Đỗ Tư Nghĩa là “Tam anh Vườn  Đào xứ Quảng.”
Thuở ấy, chúng mình chưa có lần nào “uống máu ăn thề” theo kiểu người xưa, đúng không? Chỉ nhớ, thời trung học, chúng mình luôn ngồi bàn đầu – mình ngồi giữa Đức và Nguyễn Thẳng. Hiếm khi rời nhau. Chỉ biết, vắng nhau thì nhớ.
Nhà Đức ở làng Thạch Hãn, um tùm cây lá vây quanh. Mình vẫn thường đến đó. Có anh Đoàn Liên, Đoàn Minh... Lúc ấy, hình như còn song thân của Đức. Có cô cháu gái Đoàn Thị Hoa, vẫn còn bé xíu. Ngày đó, Đức và mình đều thích nhạc của Trúc Phương. Đức thích Mưa nửa đêm, Chiều cuối tuần... Còn mình thì thích Con đường mang tên em, Ai cho tôi tình yêu...
Nhà Nguyễn Thắng ở tận phía cầu ga, gần bệnh viện Quảng Trị. Thắng có hai cậu em trai, là Nguyễn Thái, Nguyễn Lang, và một người anh, mình đã quên tên. Một chị gái tật nguyền, nhưng có khuôn mặt xinh đẹp, hồng nhan bạc mệnh. Nhớ ca khúc "Một bàn tay" của Phạm Duy, mà Thắng vẫn thường ôm đàn và hát. “Bàn tay đưa anh ra khỏi lòng người / Một đêm kêu lên hơi thở tuyệt vời / Bàn tay êm ái, ôi bàn tay khoan khoái / Nhạc ru tiếng khóc trần ai...