BÂNG KHUÂNG
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đỗ Hồng Ngọc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đỗ Hồng Ngọc. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2024
BÁC SĨ ĐỖ HỒNG NGỌC: MỘT GÓC NHÌN TỪ THI CA – Đỗ Trường
Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2023
NHÂN MÙA VU LAN, ĐỌC LẠI BÀI THƠ “BÔNG HỒNG CHO MẸ” CỦA ĐỖ HỒNG NGỌC.... - Nguyên Hậu
Năm 2013, khi đang tìm hiểu về thơ miền Nam giai đoạn
1954-1975, tôi có dịp gặp gỡ nhà thơ Đỗ Nghê (bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc) tại Sài Gòn
và được ông tặng cho tập thơ đầu tay mang tên Tình người (xuất bản năm 1967).
Tôi đọc tập thơ và ấn tượng nhất là bài thơ Thư cho bé sơ sinh. Khi biết ông là
một bác sĩ, viết bài thơ đó khi còn là một thực tập sinh tại bệnh viện Từ Dũ
sau khi hoàn thành ca hộ sinh đầu tiên trong cuộc đời y nghiệp, tôi vừa khâm phục,
vừa xúc động. Khâm phục vì một bác sĩ lại có thể làm một bài thơ với những ý tứ
chân thành, sâu sắc đến thế. Còn cảm động vì những điều mà vị bác sĩ nhắn nhủ đến
em bé sơ sinh lúc đó. Thông điệp mà ông nhắn đến em có lẽ cũng là thông điệp
ông dành cho tất cả chúng ta, vì ai cũng từng lớn lên từ một đứa trẻ, còn xúc động
là khi đặt bài thơ vào bối cảnh ra đời, những thập niên 60 của thế kỷ XX tại miền
Nam, khi mỗi số phận được sinh ra đều phải đối mặt với chiến tranh, chết chóc, hiện
thực phi lý mỗi ngày.
Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022
TINH THẦN BẤT NHỊ TRONG THƠ NGẮN ĐỖ NGHÊ - Tâm Nhiên
Đỗ Nghê là bút hiệu của Đỗ Hồng Ngọc. Anh sinh năm 1940 tại Phan Thiết,
Bình Thuận. Tốt nghiệp Tiến sỹ Y khoa Quốc gia, Sài Gòn (1969) là bác sỹ chuyên
khoa Nhi.
Ngoài việc làm giảng viên tại Đại học Y khoa Sài Gòn, anh
còn là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Viết nhiều thể loại đa dạng, đặc biệt gần
đây, anh viết chuyên sâu về Phật học, Thiền học với các tác phẩm giá trị, được
rất nhiều độc giả mến mộ, ưa thích.
Bình đạm mà thiết tha với thi ca, Đỗ Nghê đã xuất bản 6
thi phẩm, tập mới nhất gần đây là Thơ ngắn Đỗ Nghê, do Văn Hóa-Văn Nghệ
xuất bản 2017. Mở đầu tập thơ là bài Trái đất:
Giữa đêmThức giấcGiữa ngày...
Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2020
BÁC SĨ ĐỖ HỒNG NGỌC, NHƯ TÔI BIẾT - Nguyễn Hiệp
Chi
hội Văn học nghệ thuật La Gi vừa ra mắt giai phẩm HOA BIỂN chào mừng thị xã La
Gi tròn 15 năm thành lập (2005-2020). Giai phẩm Hoa Biển tập trung vào các đề mục
chính: Đối thoại, Biên khảo, Đất và người La Gi, Năm tháng và ký ức, Thơ, Văn
xuôi, Ẩm thực, Nhiếp ảnh nghệ thuật… Trong giai phẩm này, nhà văn Nguyễn Hiệp gởi
đến bạn đọc bài viết chân tình về người con ưu tú của La Gi - bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.
Xin giới thiệu với bạn đọc
BÁC SĨ ĐỖ HỒNG NGỌC, NHƯ TÔI BIẾT
Nguyễn
Hiệp
Hàng năm, cứ độ tháng Tám âm lịch, tôi lại được đón tiếp
một người khách đặc biệt, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, là ông đưa gia đình về thăm quê
tiện thể ghé nhà tôi. Bao giờ cũng vậy, ông cũng dành tặng một quyển sách mới,
tôi cảm nhận được sự khuyến khích, tình cảm và những kỳ vọng của bậc đàn anh đồng
hương đáng kính nên tự hứa với lòng sẽ viết một bài ngăn ngắn bày tỏ sự ngưỡng
mộ đặc biệt về ông, nhưng mãi rồi vẫn chưa thực hiện được. Năm nay, quà của ông
là tập truyện tranh “Tấm gương Việt” do
Nhà xuất bản Phụ Nữ chọn 6 người có tâm có tầm điển hình ở thành phố Hồ Chí Minh tập hợp thành (trong danh sách đó có
ông), tôi cầm quyển sách lòng tràn dâng niềm xúc động và chợt nghĩ tựa sách
chính là tiêu ngữ thích hợp cho bài viết mà tôi muốn viết lâu nay. Nhưng khi
trình bày ý này với ông thì ông khe khẽ bảo: “Tính anh, em đã biết, thích tĩnh lặng, thích giấu cái tôi của mình đi,
nếu em có nhã hứng thì tùy duyên mà viết nhưng theo hướng vui vui thôi”. Và
tôi cũng nghe sự hướng dẫn từ tính khiêm cung của ông để viết thật nhẹ nhàng.
Thứ Tư, 3 tháng 6, 2020
LA GI, CHỐN XƯA – Đỗ Hồng Ngọc
Nhà
thơ bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
LA GI, CHỐN XƯA
Đỗ Hồng Ngọc
Từ Saigòn, theo quốc lộ 1 về Phan Thiết, cách Phan Thiết
khoảng 50 cây số, rẽ phải, về phía biển Đông là thị xã Lagi (trước thuộc huyện
Hàm Tân), tỉnh Bình Thuận. Như một cái túi treo tòng teng trên quốc lộ 1, không
để ý thì khó mà nhận ra, Lagi – Hàm Tân dựa lưng vào núi, hướng mặt ra biển, gắn
Bình Thuận với Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, nối liền núi đèo cheo leo hùng vĩ của
miền Trung với đồng bằng cây ngọt trái lành của miền Nam nên Lagi vừa có núi
cao, có biển rộng, lại có ruộng đồng xanh mướt, sông Dinh ngoằn ngoèo lững lờ
theo con nước đầy vơi bên những động cát trùng điệp, những truông đèo hoang sơ
huyền bí… Xa xa là Hòn Bà, một cù lao nhỏ chơ vơ bơi lạc giữa biển khơi, như
còn đang vẫy tay về phía Núi Ông lạnh lẽo phía dãy Trường Sơn xa tít:
Chuyện
xưa rằng phút yếu lòng/Tách mình đứng giữa mênh mông đất trời/ Để nghe gió lộng
trùng khơi/ Và nghe sóng mãi hát lời thiên thu (Thanh Trúc)
Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018
NGHĨ QUANH KHI ĐỌC “CAO HUY THUẦN NGƯỜI KHUÂN ĐÁ” - ĐỖ HỒNG NGỌC
NGHĨ QUANH KHI ĐỌC
“CAO HUY THUẦN NGƯỜI KHUÂN ĐÁ”
“CAO HUY THUẦN NGƯỜI KHUÂN ĐÁ”
Đỗ Hồng Ngọc
Có khi nào nâng một bình trà uống đến giọt cuối cùng
tưởng đã cạn sach rồi nhưng đợi một lúc thì trà lại như tự chắt ra thêm mấy giọt
rồi lại tươm thêm vài giọt nữa, càng lúc càng đậm đặc càng ngất ngây không?
Đọc Cao Huy Thuần cũng vậy đó. Cứ tưởng anh nói lung
tung đầu ngô mình sở đến lúc nghĩ lại mới giật mình. Cho nên đọc Cao Huy Thuần
phải chậm rải, phải ‘cảnh giác’ coi anh có giấu giếm cái gì trong mỗi chữ mỗi
câu đó không?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)