BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH THUẬN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÌNH THUẬN. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2022

XE BÒ NƯỚC QUÊ MÌNH - Nguyễn Dũng


                                   Ảnh: John Hansen chụp tại Phan Thiết năm 1965

Ngày đó lâu lắm rồi! Lâu thật lâu so với cái nhớ của một đứa bé như tôi nhớ về hình ảnh đã in sâu vào tiềm thức của một thời tuổi nhỏ. Buổi sáng sớm trời còn mờ sương, đường phố còn vắng tanh nơi cái thị xã nhỏ bé này. Chiếc xe bò đổ nước với tiếng bước chân đều nhịp khoan thai của chú bò vạm vỡ, chân guốc đã được đóng móng, nghe như tiếng sắt miết trên mặt đường. Róc, soạt. Róc, soạt, đều đặn buồn buồn, thêm với tiếng chuông đeo nơi cổ thỉnh thoảng lại leng keng mỗi khi chú bò rướn cổ về phía trước. Phải tinh ý lắm mới nghe ra được cùng một bước chân có đóng móng sắt, nhưng lại có đến 2 âm thanh được nghe khi chú bò đi trên phố. Soạt là tiếng bước chân trước, nghe nhẹ hơn nên có tiếng soạt, còn rốc là tiếng bước chân sau chịu sức nặng toàn thân, cùng với cái xe bò nước phía sau nên nghe vững chãi và chắc chắn, cương quyết hơn. Hình ảnh cái xe bò đi đổ nước ngọt lúc còn khuya của ngày ấy cứ mãi trong lòng tôi.
 

Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021

THĂM “NƯỚC NHỈ”, NHỚ NGUIỄN NGU Í – Huỳnh Thục Oanh

Bài viết đã đăng trên tạp chí Văn Nghệ Bình Thuận số 220 tháng 3 và tháng 4 năm 2021
 



Khi tôi nói, La Gi có địa điểm mang tên Nước Nhỉ, cô dạy cùng trường lắc đầu, nói: “Làm gì? Nhà chị ở đây bao năm có nghe ai nói tới Nước Nhỉ đâu!”. Còn ông giáo dạy ở một trường miền núi thân quen à uôm: “Nước Nhỉ, anh biết ở dưới chân núi Nhọn quê em. Chỉ gần núi, có nước mới nhỉ ra gọi là Nước Nhỉ. Đường đến đó sơn cúc mọc dày hai bên đường, Anh tình nguyện chở em đi”.
 

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2020

BÌNH THUẬN, NHIỀU ĐỊA DANH CHỈ CÒN TRONG KÝ ỨC – Phan Chính

 


Trên bản đồ hành chính của tỉnh Bình Thuận hiện nay có nhiều địa danh từng thấm đậm trong ký ức của các thế hệ, đời người đã không còn nữa. Bởi vì ý nghĩa của những địa danh đó như một trang sử lưu dấu chân người trên một vùng đất của chặng đường khai hoang, mở đất.
 

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

ĐẶC SẢN BIỂN VÀ MÓN NGON BÌNH THUẬN – Phan Chính

 


Trong nhiều bài viết về các loài cá làm nên hương vị ẩm thực nổi tiếng ở Phan Thiết (Bình Thuận), tôi rất thú vị với cố nhà văn Trương Công Lý (1929-2008) qua tập văn Miền quê Bình Thuận (Hội VHNT xuất bản năm 2007). Ông là người con của làng Đức Thắng, Phan Thiết lại từng gắn bó với ngành hải sản từ khi tập kết ra Bắc. Ông thuộc lòng “tính ý”, môi trường sinh sản của từng giống cá ở biển Bình Thuận một cách tường tận, khó ai bì! Và từ đó tôi lại khắc khoải nỗi nhớ về những con cá ngày xưa…   

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

BÌNH THUẬN TRONG HÀNH TRÌNH MỞ ĐẤT - Phan Chính


          

Có lẽ địa danh Bình Thuận xuất hiện sớm nhất vào năm Đinh Sửu (1697), lúc ấy là một phủ của trấn Thuận Thành, sau khi Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Kính dẹp được nạn loạn vua Chiêm Bà Tranh và chiếm được phần đất cuối cùng của Champa từ Phan Rang đến xứ Chân Lạp. Thời vua Gia Long đặt dinh Bình Thuận, rồi đến Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt lại phủ Bình Thuận có 2 huyện An Phước và Hòa Đa. Trong quảng thời gian gần 130 năm đó, Bình Thuận qua nhiều lần thay đổi cấp hành chính dinh, trấn, phủ bao gồm một phần đất của Ninh Thuận, Lâm Đồng và phía nam Tây nguyên.   

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

CHÙA XƯA KỲ VIÊN TỰ, XÃ TÂN THÀNH, HUYỆN HÀM THUẬN NAM, TỈNH BÌNH THUẬN – Phan Chính

          

            

Theo lịch sử địa phương xã Tân Thành (huyện Hàm Thuận Nam) đây là vùng đất hình thành vào khoảng thập niên 70- 80 thế kỷ 18. Cư dân ban đầu là những người dân phiêu tán từ miền Trung vào trong thời kỳ Gia Long thống lĩnh quyền lực đánh trả nhà Tây Sơn. Đất Tân Thành được coi là nơi ẩn chứa nhiều dấu tích xưa với những câu chuyện huyền thoại khá ly kỳ. 

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2020

RỪNG LÁ BUÔNG DẤU ẤN MỘT THỜI - Phan Chính


            

Rừng là phải có lá, nhưng với tên gọi Rừng Lá được nhắc đến đã trở thành một địa danh huyền thoại đối với cánh rừng Lá Buông trong thời chiến tranh chống Pháp và Mỹ trên đất Bình Thuận. Con đường quốc lộ 1A từ hướng Phan Thiết (Bình Thuận) vào Sài Gòn sau khi có hiệp định Pa-ri 1973 tương đối thông suốt, nhưng từ cây số 63 (thị trấn Tân Minh - Hàm Tân) đến Ngã ba Ông Đồn (Xuân Lộc) lại gọi tên Rừng Lá. Đồng nghĩa với một địa phận thuộc quyền kiểm soát của lực lượng quân giải phóng. Tính từ Ngã ba Ông Đồn trở ra bắt đầu là căn cứ 1, nếu nói đến những căn cứ lớn thì chỉ có căn cứ 4 thuộc xã Xuân Hòa (Xuân Lộc), căn cứ 5 (sông Giêng - Hàm Tân), căn cứ 6 (sông Dinh - Tân Minh), căn cứ 10 (ngã tư Tân Nghĩa - Sông Phan) và khoảng 2 căn cứ nữa là sát cầu số 37 (Tà Mon - Hàm Thuận Nam)… Có nhiều người không hiểu “căn cứ” là gì nhưng theo cách gọi của hành khách, nhà xe biết ngay địa danh, địa bàn nào. 

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2020

CHÂN NÚI TÀ CÚ - Phan Chính



Tại phường Tân Thiện, thị xã La Gi (Bình Thuận) có ngôi chùa Pháp Bửu Đường (còn có tên Linh sơn Pháp bửu tự) trước năm 1959 là phần đất của Sư bà Thích nữ Bổn Đại, cũng là đệ tử của đại sư Thích Vĩnh Thọ thuộc dòng Lâm Tế thứ 40, đã cúng hiến để xây chùa. Vì vậy Linh sơn Trường thọ tự, tức chùa núi Tà Cú và chùa Pháp Bửu đường cùng tổ nghiệp, có mối nhân duyên rất lớn với người dân La Gi theo tín ngưỡng Phật giáo từ xưa.

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020

VỀ ĐỊA DANH MƯỜNG MÁN HAY MƯƠNG MÁN (BÌNH THUẬN) - Phan Chính





VỀ ĐỊA DANH MƯỜNG MÁN HAY MƯƠNG MÁN
                                                                         Phan Chính

Đó là tên con sông lớn chảy giữa lòng thành phố Phan Thiết với biết bao trang văn, câu thơ, khúc nhạc ngợi ca bất tuyệt thấm đẫm lòng người. Thế nhưng chỉ với một tên gọi Mương Mán/ Mường Mán thôi mà vẫn còn lắm điều chưa hẳn ai cũng dễ dàng chấp nhận. 

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

ĐỒI TRĂNG PHAN THIẾT (CHUYỆN TÌNH HÀN MẶC TỬ) - Phan Chính


           Nhớ về Lầu Ông Hoàng là nhớ những chuyện xưa - Ảnh: huu5189 [Hữu Khoa]


ĐỒI TRĂNG PHAN THIẾT (CHUYỆN TÌNH HÀN MẶC TỬ)

Đứng ở trung tâm thành phố Quy Nhơn có thể nhìn thấy rất rõ dòng chữ “Ghềnh Ráng - Tiên Sa” màu trắng, nổi bật trên nền xanh lá ở lưng núi nằm cuối cung đường bờ biển đẹp. Đây là một khu du lịch có các địa danh Bãi Trứng, Bãi Tiên Sa được ví như một viên ngọc bích giữa biển xanh. 

           Đến với khu du lịch Ghềnh Ráng để tìm hiểu về truyền thuyết bao đời (Ảnh ST)

       Cảnh biển mây trời núi đá hòa quyện càng tăng nét hoang sơ hút hồn của Tiên Sa.

Nhưng với khách phương xa có lòng ngưỡng mộ, yêu mến thi nhân bạc mệnh Hàn Mạc Tử thì lại phải đến nơi mà nhà thơ nằm bệnh rồi từ trần cũng trên ngọn núi có cảnh quan hoang sơ và lặng lẽ này. Bất cứ tài xế taxi hay xe ôm nào khi đưa khách đến đây đều hiếm nói địa chỉ Trại phong - da liễu Quy Hòa mà chỉ nói mộ Hàn Mạc Tử mà thôi. 

                                             Khu mộ thi sĩ Hàn Mạc Tử (Ảnh: ST)

Khu vực này bao gồm cơ sở bệnh viện phong - da liễu do Bộ Thương binh - xã hội quản lý và một “làng bệnh phong” được hình thành từ năm 1929, cách đây 90 năm do một linh mục người Pháp làm nơi tập trung chữa trị những người mắc chứng bệnh phong gần như bị cách ly với cộng đồng vì thời ấy do định kiến nặng nề, ruồng rẫy của xã hội… Nay làng phong này có trên 350 hộ gia đình sống dưới những mái nhà riêng và đường sá không khác gì một khu phố nhỏ nhưng đâu đó vẫn lẩn khuất một không khí trầm lắng, an bài… Tại dãy nhà đầu làng đối diện với ngôi thánh đường khá cổ, có một gian nhà được ghi là “Phòng Lưu niệm Hàn Mạc Tử”. Bên trong có bàn thờ nhà thơ và trên vách treo một số bức chân dung người thân và người yêu của Hàn Mạc Tử. Đặc biệt còn đó chiếc giường gỗ cá nhân cũ kỹ, mảnh chiếu ố vàng mà Hàn Mạc Tử đã nằm qua 52 ngày rồi trút hơi thở cuối cùng vào tháng 11.1940, ở tuổi 28.

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020

TRỞ LẠI VÙNG ĐẤT XƯA TÁNH LINH (BÌNH THUẬN) - Phan Chính


             

TRỞ LẠI VÙNG ĐẤT XƯA TÁNH LINH (BÌNH THUẬN)
                                                                                  Phan Chính

Lần theo chặng đường hình thành cư dân bản địa đầu tiên ở Tánh Linh sẽ nghĩ đến sự xuất hiện làng người Chăm Tánh Linh - Palei Pacame (Lạc Tánh), phía nam tỉnh Bình Thuận, từ thời Minh Mạng thứ 5 (1824). Trước đó, đất Tánh Linh thuộc tổng Nông tang (tức địa bàn hành chính vùng sơn địa làm nông, trồng dâu nuôi tằm), huyện Tuy Định, phủ Bình Thuận. Làng Chăm Tánh Linh đã có sắc phong Thần quản tế cho Pô Harum Cơk, lãnh chúa người Chăm. Bên cạnh đó cũng có nhiều nhóm người Kinh vùng lân cận đến đây định cư lập ấp (Lạc Hóa) sống nghề khai thác sản vật rừng. Địa bàn Tánh Linh ngày xưa gồm cả huyện Đức Linh và Tánh Linh hiện giờ. Phần đất huyện Đức Linh nằm phía tây - tây bắc Bình Thuận có ranh chung với Đồng Nai, Lâm Đồng dài nhất. Ngoài ra còn có thổ dân là người K’ho, Raglai, Châu Ro, Mạ...  

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2020

DẤU XƯA TUY PHONG, BÌNH THUẬN - Phan Chính


           


DẤU XƯA TUY PHONG, BÌNH THUẬN

Qua ngữ liệu, nguồn gốc địa danh của một vùng đất người ta có thể hình dung được một phần nào quá trình hình thành và những dấu tích có giá trị lịch sử mà thời gian đã dần dần đánh mất. Tuy Phong ngày nay được biết đến là một nơi địa đầu của tỉnh Bình Thuận, khắc nghiệt của nắng gió nhưng được thiên nhiên bù đắp lại bằng nhiều di tích, danh thắng luôn là những dấu ấn vừa lôi cuốn vừa lạ lùng. Thời gian từ phủ nâng thành tỉnh Bình Thuận vào năm Minh Mạng thứ 13 (1832), chia làm hai phủ Ninh Thuận và phủ Hàm Thuận, cùng lúc lập thêm 2 huyện Tuy Phong và Tuy Định (theo tổ chức hành chính bấy giờ huyện trực thuộc phủ). Năm 1836, phủ Ninh Thuận (thuộc tỉnh Bình Thuận) có 2 huyện An Phước, Tuy Phong. Huyện Tuy Phong có 4 tổng Bình An, Nghĩa Lập, Tuy Tịnh và tổng đảo Phú Quý (Thuận Tĩnh) gồm 10 đảo lớn nhỏ.

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

DẤU XƯA: BÌNH THUẬN - ĐÀ LẠT VÀ NHỮNG CON ĐƯỜNG / Phan Chính


             


        BÌNH THUẬN - ĐÀ LẠT VÀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
                                                                                  Phan Chính

Đầu thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn mới nối tiếp con đường cái quan (thiên lý, quan lộ, quan báo) đã có, bắt đầu từ Quảng Nam vào tỉnh Bình Thuận và giáp địa giới Biên Hòa. Các con đường sơn lộ tuy có nhưng không mấy thuận lợi do bị cắt khúc, địa hình núi sông hiểm trở, thú dữ hoành hành. Cho nên đường quan lộ được mở rộng theo hướng ven biển và thời này đã hình thành nhiều xóm làng từ những đợt lưu dân phiêu tán bằng đường biển dọc dài từ bắc vào nam. Điểm đặt các dịch trạm cũng là nơi có làng chài, cửa sông và dân cư sống bằng nghề nông ổn định. Đến năm 1822 dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huỳnh Đức mới tiếp tục con đường quan lộ từ kinh đô Huế vào, trong đó trên phần đất trấn Biên Hòa có 6 trạm dịch theo hướng mở ngược ra miền ngoài từ Bình Trước (Biên Hòa) qua ngã ba Vũng Tàu.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2020

TÍN NGƯỠNG THẦN LINH XỨ BIỂN BÌNH THUẬN - Phan Chính


         


         TÍN NGƯỠNG THẦN LINH XỨ BIỂN BÌNH THUẬN
                                                                                    Phan Chính

Dải đất bờ biển Nam Trung bộ có địa hình phù hợp cho nhiều bến đỗ với làn sóng lưu dân, nhất là từ thời tiểu vương quốc Phanduranga cuối cùng, trở thành Thuận Thành trấn rồi tiếp đó là Bình Thuận phủ (1697). Cho nên đặc trưng về tín ngưỡng ở vùng đất duyên hải Bình Thuận trải dài gần 200 km bờ biển rải rác nhiều di tích đền chùa, miếu mạo, dinh vạn của dân bản địa Chăm - Việt, dân lưu vong Trung Hoa…

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2020

ĐƯỜNG CÁI QUAN QUA ĐẤT BÌNH THUẬN THUỞ XƯA - Phan Chính


         


Lịch sử con đường thiên lý nối từ Bắc vào Nam, đi ngang qua đất Bình Thuận từ buổi đầu hình thành vẫn còn là những điều thật kỳ thú đối với thế hệ sau này. Qua các thời kỳ có nhiều tên gọi khác nhau, đường quan lộ, đường hạ đạo, đường quan báo, đường cái quan… có một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển, mở mang đất nước từ giữa thế kỷ XI thời Lý Thái Tông (1028 -1054). Trên lãnh thổ Bình Thuận, phải liên hệ lại từ giữa thế kỷ XVII, người Chăm đã biết mở đường mòn, sử dụng voi làm phương tiện vận chuyển trong khai thác tài nguyên vùng rừng và biển miền Trung.

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

BÌNH THUẬN TRONG HÀNH TRÌNH MỞ ĐẤT - Phan Chính


          


      BÌNH THUẬN TRONG HÀNH TRÌNH MỞ ĐẤT
                                                                                  Phan Chính

Có lẽ địa danh Bình Thuận xuất hiện sớm nhất vào năm Đinh Sửu (1697), lúc ấy là một phủ của trấn Thuận Thành, sau khi Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Kính dẹp được nạn loạn vua Chiêm Bà Tranh và chiếm được phần đất cuối cùng của Champa từ Phan Rang đến xứ Chân Lạp. Thời vua Gia Long đặt dinh Bình Thuận, rồi đến Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt lại phủ Bình Thuận có 2 huyện An Phước và Hòa Đa. Trong quảng thời gian gần 130 năm đó, Bình Thuận qua nhiều lần thay đổi cấp hành chính dinh, trấn, phủ bao gồm một phần đất của Ninh Thuận, Lâm Đồng và phía nam Tây nguyên.

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

BÌNH THUẬN, MỘT THỜI CÁC LÁI GHE BẦU ! - Phan Chính





       BÌNH THUẬN, MỘT THỜI CÁC LÁI GHE BẦU !
                                                                                   Phan Chính

        Đất nước ta có lợi thế bờ biển dọc dài từ Bắc vào Nam. Trong đó Bình Thuận cũng có chiều dài 192km. Lịch sử hình thành cư dân, khai khẩn đất hoang cũng khởi đầu từ đầu thế kỷ 18 với những chiếc ghe bầu đưa lưu dân xuôi nam làm nên xóm làng và ngược lại cung cấp hàng hóa, thực phẩm cho đất kinh đô. Nhưng được biết đến vai trò ghe bầu đắc dụng hơn là dưới thời Nguyễn Ánh đã có trong tay 235 ghe bầu và khoảng 500 chiến thuyền, lập ra những đội “trường đà” hùng hậu có mặt trên biển đông giáp với Hoàng Sa, Trường Sa và hoạt động chài lưới xa bờ dài ngày. Không những riêng cho khả năng quân sự mà trong thương mại ghe bầu còn là phương tiện vận chuyển, chuyên chở hàng hóa, lương thực hiệu quả nhất. Ghe bầu ở nước ta có lai lịch của thuyền buồm gốc Chăm- Mã Lai, cách đọc do biến âm từ “gay” (ghe thuyền) và “prau” (thuyền buồm), rồi người Việt đọc từ pràu thành bầu. Người dân miền Trung thiết kế ghe bầu theo kiểu dáng ghe prau với loại lâm đặc sản thích hợp và nguyên liệu mủ chai, dầu rái… khá phổ biến ở địa phương. Bởi ảnh hưởng đó mà dễ phân biệt thuyền miền Bắc khác với ghe phía Nam qua cánh buồm.