BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Xuân Diện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Xuân Diện. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2024

CÓ THẬT LÒNG YÊU DI SẢN? - Nguyễn Xuân Diện


Võ miếu (Huế)

Năm 2009, đoàn công tác của Viện Nghiên cứu Hán Nôm có một chuyến điền dã nghiên cứu sưu tầm với quy mô lớn tại Thừa Thiên Huế. Ngoài thành phố Huế, còn đi khắp các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền, Hương Trà,...
 
Chiều cuối năm 2009, tôi ngồi viết bài "2009 - Chiều cuối năm nhìn lại", đoạn 10 trong bài đó như sau:
 
"Chúng ta có yêu văn hóa của ông cha thật không? Hay là chỉ yêu các dự án đó? Lập các dự án về văn hóa có bao nhiêu phần trăm vì văn hóa thật sự, hay là vì sự chấm mút?
Ngay như Huế, đồn rằng biết giữ lắm, vậy mà hình như chỗ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế của ông Phùng Phu, ông Phan Thanh Hải cũng chỉ chăm chú thu tiền thôi!
Đoàn làm phim truyện đến quay bối cảnh là lăng Đồng Khánh, em cứ xin bác 20 triệu một ngày, quay bao lâu thì quay, cứ thế trả tiền.
Đoàn cán bộ Viện Hán Nôm có công văn đề nghị in rập văn bia để lưu trữ và nghiên cứu, mà họ khăng khăng không cho rập để bảo vệ văn bia, mặc dù đã nhờ đến Phó Chủ tịch tỉnh, kêu đến Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Nguyễn Thế Hùng, rồi ông Chủ tịch UB quốc gia UNESCO Việt Nam Phạm Sanh Châu. Thế mới biết ông Phu ông Hải chả khác gì ông vua con!
Ấy vậy mà bia đá Thơ ngự chế của vua Thiệu Trị thì sắp lộn cổ xuống Ngã Ba Tuần, còn phế tích Võ Miếu (Võ Thánh) thì chỉ còn năm tấm bia đá trơ gan cùng tuế nguyệt “đã không kẻ đoái người hoài”, “lại không cho cắm một vài nén nhang”!
 
Văn Miếu Huế cũng vậy, những cọc bê tông giơ sợi sắt nghều ngào như cào vào trời chiều Hương Giang ứa lệ.
Nghệ nhân nghệ sỹ Huế lão thành đang thoi thóp xếp hàng đi xuống ga Hoàng Tuyền, mà cũng chẳng ai đoái tưởng.
Huế có yêu Huế thật lòng chăng?”
                                                                                  30/12/2009.
                                                                           Nguyễn Xuân Diện
 
(Bài còn lưu tại: http://trannhuong.net/.../2009---chieu-cuoi-nam-nhin-lai...)
 

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2024

VỀ BIẾN CỐ CỦA ĐOÀN KHẤT SĨ THÍCH MINH TUỆ RẠNG SÁNG 3.6.2024 - Nguyễn Xuân Diện



Từ chiều 2/6, các lực lượng chức năng của tỉnh Thừa Thiên Huế đã điều hướng đoàn người đi vào đường tránh Tứ Hạ - Phú Bài mà không đi vào thành phố Huế. Đoàn được dẫn tới nghỉ qua đêm trong một lán trại của kiểm lâm giữa một cánh rừng không xa đường lớn. Đoàn bộ hành lúc đó có tổng cộng 72 người kể cả Ngài Minh Tuệ. Đoàn người bám theo kể cả các Youtuber, Tiktoker bị ngăn lại bởi barie. Tại đó đã có máy phá sóng viễn thông.
Khoảng 9h tối, có một xe ô tô đi vào, và có những người đi quanh lán để chụp ảnh.

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2024

CHỮ HẠNH TRONG TÊN CỦA LIỄU HẠNH CÔNG CHÚA LÀ CHỮ HẠNH NÀO? – Nguyễn Xuân Diện



Liễu Hạnh Công Chúa 柳杏公主, là cái tên đã có ngay trong tư liệu sớm nhất về Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đó là truyện Vân Cát Thần Nữ trong tập sách Truyền Kỳ Tân Phả của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1748). Hồng Hà nữ sĩ viết xong cuốn này vào năm 1735. Về sau, hàng chục Thần tích ở các đình miếu, phủ đền, thờ Liễu Hạnh Công Chúa đều chép theo hoặc ảnh hưởng từ sách của Nữ sĩ họ Đoàn.
 

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2024

CÓ MỘT TƯỢNG ĐÀI NGƯỜI PHỤ NỮ HÀ NỘI TRÊN ĐỈNH ĐÈO NGANG - Nguyễn Xuân Diện


Ảnh: Trịnh Thanh Nhã - Thanh Sơn.

Trong văn học Việt Nam có một người phụ nữ Hà Nội đã để lại vóc dáng đài các đã mấy trăm năm. Người phụ nữ tài hoa ấy, đứng trước thiên nhiên đất nước đã nói tâm tình của một con người cô đơn nhỏ bé trước vũ trụ, nhưng dường như đã cố giấu đi cả tên tuổi của mình. Mặc dù tên của bà có ý nghĩa là mùi hương thơm nức, nhưng bà vẫn cố giấu đi, ngay cả tên gọi của mình. Người ta cũng không gọi bà bằng tên gọi của chồng bà như những phụ nữ khác. Người ta chỉ gọi bà bằng cái chức vụ của chồng bà mà thôi. Đó là Bà Huyện Thanh Quan. Tên thật của bà là Nguyễn Thị Hinh. Hinh chữ Hán có nghĩa là hương thơm ngào ngạt.
 

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2023

TẾT ÔNG TÁO: TRUYỀN THUYẾT VÀ NGHI LỄ - Nguyễn Xuân Diện




TRUYỀN THUYẾT VỀ TÁO QUÂN
 
Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo.

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

VÌ SAO NHẠC VÀNG LẠI ĐƯỢC YÊU THÍCH ? - Nguyễn Xuân Diện

Nguồn:
http://xuandienhannom.blogspot.com/2019/11/nguyen-xuan-dien-vi-sao-nhac-vang-lai.html


             
                        Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện


      VÌ SAO NHẠC VÀNG LẠI ĐƯỢC YÊU THÍCH 
                                                                    Nguyễn Xuân Diện

Nhạc Vàng là tên thường gọi của thể loại nhạc được sáng tác và trình diễn dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Lâu nay, nhiều người đã bàn về giá trị nghệ thuật và sức sống của nhạc vàng thời Viêt Nam Cộng Hòa (VNCH). Đã có rất nhiều người chỉ ra lý do Nhạc vàng nhanh chóng tiến ra Bắc, trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của các tầng lớp nhân dân ở Miền Bắc, đồng thời có sức sống rất mãnh liệt tại hải ngoại.