Tuy nhiên, có một mối tình rất mơ mộng kéo dài suốt 10 năm từ 1959 đến 1969, đã mang lại cho công chúng nhiều ca khúc hay, đặc biệt là tuyệt phẩm “Nghìn trùng xa cách”.
BÂNG KHUÂNG
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuy Hòa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuy Hòa. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2024
BÓNG HỒNG NGHÌN TRÙNG XA CÁCH TRONG NHẠC PHẠM DUY - Tuy Hoà
Tuy nhiên, có một mối tình rất mơ mộng kéo dài suốt 10 năm từ 1959 đến 1969, đã mang lại cho công chúng nhiều ca khúc hay, đặc biệt là tuyệt phẩm “Nghìn trùng xa cách”.
Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2024
CHUYỆN TÌNH CỦA PHẠM THIÊN THƯ VÀ NGÀY XƯA HOÀNG THỊ - Tuy Hòa
“Ngày xưa Hoàng Thị” từ một bài thơ của Phạm Thiên Thư, đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành ca khúc nổi tiếng. Khi nhắc đến những bản tình ca mơ mộng tuổi học trò, có lẽ nhiều người sẽ nhớ đến ca khúc “Ngày xưa Hoàng Thị” với những câu hát “Em tan trường về, anh theo Ngọ về/ Chân anh nặng nề, lòng anh nức nở/ Mai vào lớp học, anh còn ngẩn ngơ ngẩn ngơ”
Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020
NHÀ THƠ THẾ LỮ VÀ HAI MỐI DUYÊN LÀNH - Tuy Hòa
Nhà thơ Thế Lữ (1907-1989) là một nhân vật lừng lẫy trong đời sống nghệ thuật nước ta. Không chỉ góp phần hình thành thơ mới, ông còn đặt nền móng cho nền sân khấu
Việt Nam hiện đại. Và ông cũng là tác giả phần lời ca khúc “Xuân Và Tuổi Trẻ” được hát suốt 75 năm qua. Cuộc đời thành đạt của Thế Lữ, không thể không nhắc đến đóng góp của hai người vợ: bà Nguyễn Thị Khương lớn hơn ông 2 tuổi và bà Song
Kim nhỏ hơn ông 6 tuổi.
Nhà
thơ Thế Lữ qua nét vẽ của họa sĩ Nguyễn Đình Phúc.
NHÀ
THƠ THẾ LỮ VÀ HAI MỐI DUYÊN LÀNH
Tuy Hòa
Thế Lữ, tên thật Nguyễn Thứ Lễ, sinh ra và lớn lên ở Hải
Phòng. Năm 1934, ông cùng Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng, Thạch Lam và Tú Mỡ
thành lập Tự Lực Văn đoàn. Năm 1935, tập “Mấy vần thơ” của ông xuất hiện, góp
phần cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào Thơ Mới. Trong bài thơ “Cây đàn muôn điệu”,
Thế Lữ bộc bạch: “Tôi chỉ là một khách tình si/ Ham vẻ Đẹp có muôn hình, muôn
thể/ Mượn lấy bút nàng Ly Tao, tôi vẽ/ Và mượn cây đàn ngàn phím, tôi ca”. Và
ông thực hiện được ước mơ đời mình: “Tôi muốn làm nhà nghệ sĩ nhiệm mầu. Lấy
thanh sắc trần gian làm tài liệu”. Năm 1944, khi cùng đoàn kịch lưu diễn tại Hội
An, Thế Lữ tình cờ nghe được một ca khúc của nhạc sĩ La Hối (1920- 1945) với ca
từ tiếng Trung của Diệp Truyền Hoa, ông lập tức viết thêm lời Việt: “Ngày thắm
tươi bên đời xuân mới/ Lòng đắm say bao nguồn vui sống/ Xuân về với ngàn hoa
tươi thắm/ Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng…”. Đến hôm nay, ca khúc “Xuân và tuổi
trẻ” với ca từ của Thế Lữ đã trở thành bài hát kinh điển không thể thiếu mỗi dịp
sum vầy đón Tết của người Việt.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)