BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn KIẾN TRÚC VĂN HÓA. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn KIẾN TRÚC VĂN HÓA. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 14 tháng 10, 2021

“BÍ ẨN” BỨC TRANH RỒNG BỊ CHE KHUẤT TRÊN CỔNG CHÙA THIÊN MỤ Ở CỐ ĐÔ HUẾ - Đại Dương

Nguồn:
https://dantri.com.vn/van-hoa/bi-an-buc-tranh-rong-bi-che-khuat-tren-cong-chua-thien-mu-o-co-do-hue-20211012172158163.htm
 
Bức tranh tuyệt đẹp phía trên cổng tam quan dẫn vào chùa Thiên Mụ (thành phố Huế) từ lâu không ai biết, là một "bí ẩn" mới được khám phá.


Cổng tam quan chùa Thiên Mụ xưa với bức tranh rồng độc đáo phía trên (Ảnh: CTV).
 
Chùa Thiên Mụ, còn được gọi là chùa Linh Mụ, được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601. Chùa nằm bên bờ Bắc sông Hương thuộc địa phận phường Hương Long, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố 5km.
 

Thứ Năm, 7 tháng 10, 2021

LÀNG CÁ BÈ LA NGÀ – Thoi Le van


Hai vợ chồng Thoi Le van


Theo dòng lịch sử, vào những năm 1989 – 1990, bà con Việt kiều từ Campuchia trở lại quê hương đã tập trung nhau ở dòng sông La Ngà và hình thành nên làng cá nổi đến ngày nay. Những người từ Campuchia trước đây đều sống cuộc sống trôi nổi, lênh đênh trên biển hồ nên họ quen với lối sống đó, tiếp tục cuộc sống trên bè với nghề nuôi cá khi về quê hương.




Đến nay, dọc dòng sông La Ngà đã có đến gần 200 hộ sinh sống với hơn 500 lồng bè. Những người dân sống tại làng bè sống theo hình thức cha truyền, con nối, nhờ đó mà giữ được làng nghề cho đến hôm nay.
 
Kiểu thiết kế của từng chiếc bè là kiểu “thượng gia hạ lồng”, được hiểu là bên trên là phần nhà ở làm bằng ván còn bên dưới là lồng nuôi cá, có nước trung bình từ 1.5m. Gỗ được dùng để làm bè cũng phải là loại gỗ có chọn lọc, có sức bền chịu được nước trong thời gian dài. Mỗi bè cá ở làng La Ngà thường không được cắm cố định mà sẽ di chuyển theo tình hình thời tiết, nếu những ngày nước cạn thì bè sẽ phải ra giữa dòng sông. 

 


Đứng trên cầu La Ngà, bạn sẽ có thể có cái nhìn tổng quát toàn cảnh cả Làng Cá Bè trên sông La Ngà.

Hai thời điểm thích hợp để đến với Làng Cá Bè La Ngà là lúc bình minh và lúc hoàng hôn Cảnh trí sẽ vô cùng tuyệt diệu và đầy màu sắc. Vùng sông nước bao giờ cũng thật đẹp khi được ánh mặt trời chiếu rọi.
 
Đến với bè cá La Ngà, bạn còn có thể trải nghiệm câu cá, đây là một trải nghiệm đòi hỏi sự kiên nhẫn cao nên bạn có thể thư giãn mình, giải tỏa stress rất hiệu quả. Tạm rời xa khói bụi của thành phố, về vùng quê yên bình và tự mình câu cá, thưởng thức những món ăn đặc sản từ cá là điều tuyệt vời. Bạn có thể tự chế biến hoặc nhờ ngư dân ở đây chế biến cho bạn đặc sản của vùng sông nước này. 
 
LÀNG CÁ BÈ
 
Nơi đây, cuộc sống quả khác đời,
Mặt nước, eo sèo, lững lờ xuôi,
Ẩn dưới, lồng bè, nuôi đầy cá,
Bên trên, nhà cửa, dưỡng bao người,
Sông nước, an lành, thuyền ghe lướt,
Trời mây, thoáng đạt, lục bình trôi,
Làng bè, lạc cảnh như tranh vẽ,
Lữ khách, chôn chân, ngẩn ngơ người.
 
                                           Lê Châu
 
                                                                                      Thoi Le van

Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021

ẢNH CỰC HIẾM VỀ CHÙA THIÊN MỤ NHÌN TỪ MÁY BAY

Nguồn:
https://kienthuc.net.vn/di-san/anh-cuc-hiem-ve-chua-thien-mu-xua-nhin-tu-may-bay-1528581.html
 
Nhìn từ không trung, chùa Thiên Mụ - ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Cố đô Huế - gây choáng ngợp với diện mạo kiến trúc bề thế và vẻ đẹp hài hòa cùng cảnh quan thiên nhiên...
 
 
 Chùa Thiên Mụ thập niên 1920 nhìn từ máy bay. Tháp Phước Duyên là công trình gây ấn tượng mạnh dù quan sát từ mặt đất hay trên không trung.

 
Chùa Thiên Mụ với khuôn viên rộng lớn nổi bật giữa khung cảnh hoang sơ phía Tây Kinh thành Huế đầu thế kỷ 20
 
 
           Chùa Thiên Mụ (ảnh trên) trong một album ảnh của Pháp thập niên 1920
 
 
                 Chùa Thiên Mụ năm 1963 nhìn từ máy bay trực thăng Mỹ.
 
 
            Toàn cảnh chùa Thiên Mụ trong một bức ảnh tô màu không rõ niên đại.
 
 
                            Tấm bản đồ Huế và vùng phụ cận thập niên 1930. 
            Chùa Thiên Mụ được đánh dấu bằng hai ô màu đỏ ở góc trên bên trái.
 
 
                Không ảnh chùa Thiên Mụ ngày nay. Ảnh: Huesmiletravel.
 

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

NHÀ “ĐIÊN” Ở ĐÀ LẠT GÂY SỐT TRÊN BÁO NƯỚC NGOÀI

Sự quái dị và đặc biệt của Crazy House đã được nhiều tạp chí nước ngoài bình chọn là một trong những ngôi nhà kỳ dị nhất thế giới.

                 Crazy House - một trong nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng tại Đà Lạt.

Tọa lạc ở số 3 đường Huỳnh Thúc Kháng (TP. Đà Lạt), “Ngôi nhà quái dị” (Crazy House) hay biệt thự Hằng Nga được nhiều tờ báo nước ngoài dành sự khen ngợi về ý tưởng sáng tạo.

“Hoang dã, kỳ lạ, tuyệt vời”... là hàng loạt cơn mưa lời khen dành cho bà Đặng Việt Nga (79 tuổi) - tác giả của ngôi nhà độc nhất này.

Kiến trúc khác lạ, có phần “quái dị” của công trình này thu hút rất đông khách Tây đến tham quan, trải nghiệm. Ảnh: @liz.and.dav

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

TÌM LẠI NƠI PHÁT TÍCH NHÓM TỰ LỰC VĂN ĐOÀN - Trần Trung Sáng

“Nhà thờ tộc Nguyễn Tường phái nhì (đường Lê Quý Đôn, cạnh di tích Khổng Miếu, TP.Hội An) được xây dựng sau và kiến trúc cũng không thể sánh bằng nhà thờ tộc Nguyễn Tường phái nhất (dựng năm 1806), ở xóm Dinh (8/2 đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP.Hội An). Nhà thờ phái nhì tuy còn lưu giữ nhiều thư tịch quý giá, gắn liền với danh thần Nguyễn Tường Phổ cùng 3 nhà văn trong nhóm Tự Lực văn đoàn (Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng), nhưng không phải là điểm tham quan chính thức như nhà thờ Nguyễn Tường phái nhất hiện nay”. Nghe nói như vậy, nhưng tôi vẫn bước qua cánh cổng nhà thờ trước mắt rảo nhìn toàn cảnh.

          
                          Tác giả bên tủ sách của nhóm Tự Lực văn đoàn
                      được lưu giữ tại từ đường Nguyễn Tường phái nhất.


    TÌM LẠI NƠI PHÁT TÍCH NHÓM TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
                                                                             Trần Trung Sáng

Chủ nhà đi vắng, hoặc sinh hoạt gia đình ở khuất phía sau, nên không gian khu nhà vườn trông thật trầm lắng, u tịch, gần giống cái cảm giác nhà văn Nguyễn Văn Xuân đã từng miêu tả khi ông đến nơi này vào một ngày đầu xuân 47 năm về trước: “...con đường màu đỏ nhạt, đọng nước với những khu vườn vẫn gợi cho tôi nhớ ở đâu đây, trong các truyện của Thạch Lam, một cảm giác lâng lâng, dịu dàng theo bóng nắng qua các chòm lá cây, rải trên mặt đường…”.  Cũng trong bài viết này, Nguyễn Văn Xuân có đoạn: “Ông Cụ Cố ông Nhất Linh xưa kia được phong tiết Việt (?), tới đâu đem cắm là có quyền nhận lãnh năm mẫu đất ở vùng đó”. Sự đó có đúng không? Nếu như thế thì cả khu vực mênh mông từ nhà thờ lớn (ở xóm Dinh) ra tới đây đều nằm trong vùng sở hữu của họ Nguyễn Tường cả hay sao? Chuyện đó, có cơ hội, tôi sẽ hỏi lại một nhân vật lão thành trong gia đình Nguyễn Tường” (“Năm mới đi viếng nhà thờ Nhất-Linh Nguyễn-Tường-Tam” của nhà văn Nguyễn Văn Xuân, Bách Khoa, 1973).

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

BỨC TƯỢNG PHẬT NGỒI LƯNG VUA ĐỘC NHẤT VIỆT NAM Ở HÀ NỘI - Hoa Tâm

Chùa Hòe Nhai - một trong những ngôi chùa lớn nhất kinh đô Thăng Long xưa, nổi tiếng với nhiều tượng cổ, trong đó có pho tượng kép, thể hiện một vị vua quỳ để tượng Phật ngồi trên lưng trong gian chính điện.

                  Pho tượng độc nhất vô nhị trong các tác phẩm điêu khắc của Phật giáo

Vua Lê Hy Tông cho tạc tượng đặt trong chùa Hòe Nhai để bày tỏ sám hối với cách cư xử sai lầm với đạo Phật.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

LẶNG NGẮM TÀN TÍCH CỦA VƯƠNG QUỐC MÂN VIỆT

Nguồn:
https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/lang-ngam-tan-tich-cua-vuong-quoc-man-viet/20200214082626613

     
    Ảnh: Mô hình cung điện và kinh thành của người Mân Việt ở Phúc Kiến


LẶNG NGẮM TÀN TÍCH CỦA VƯƠNG QUỐC MÂN VIỆT

Vương quốc Mân Việt là một vương quốc cổ tồn tại từ năm 334 TCN đến năm 110 TCN ở khu vực nơi mà ngày nay là tỉnh Phúc Kiến, miền nam Trung Quốc. Cư dân Mân Việt là một tộc người Việt cổ thuộc nhóm dân tộc Bách Việt mà người Việt Nam hiện nay là hậu duệ. 

Thành phố cổ Đông Dã được xây dựng bằng đá trên những dãy núi ở Phúc Kiến được cho là thủ đô của nước Mân Việt. Ảnh: Hiện trường khảo cổ ở Đông Dã.


Các nhà nghiên cứu cho rằng thành phố này chính là trung tâm của nước Mân Việt xưa. Ảnh: Một nền móng cung điện của người Mân Việt ở Đông Dã.


Mân Việt bị nhà Hán xâm chiếm vào cuối thế kỷ thứ 2 TCN. Tuy nhiên, do địa hình được bao bọc bởi núi non, nhà Hán không thể hoàn toàn kiểm soát được vùng này. Ảnh: Mộ cổ của người Mân Việt được khai quật ở Phúc Kiến.

 
Mân Việt được sáp nhập vào Nam Việt dưới thời đại Triệu Đà từ năm 183 đến 135 TCN và cuối cùng bị nhà Hán thôn tính năm 110 TCN. Ảnh: Khai quật các di tích của người Mân Việt ở Phúc Kiến.


                                         Hiện trường khảo cổ ở Phúc Kiến.


 
     Đồ gốm cổ của người Mân Việt.


                                         Tượng gốm của người Mân Việt.


                                                   Bình gốm Mân Việt.

 
Những di tích của người Mân Việt được tìm thấy trong quá trình thi công đường tàu điện ngầm ở Phúc Kiến. Ảnh: Internet.

                                                                            Theo T.B/Kiến thức

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

PHÁT HIỆN MỘ CỔ 2000 NĂM CỦA THỦ LĨNH ĐÔNG SƠN CÙNG KHO CỔ VẬT BÍ ẨN


                                Núi Lán Le, nơi có hang đá an táng thủ lĩnh Đông Sơn.


PHÁT HIỆN MỘ CỔ 2000 NĂM CỦA THỦ LĨNH ĐÔNG SƠN CÙNG KHO CỔ VẬT BÍ ẨN

Các nhà khoa học vừa có một phát hiện ngôi mộ táng thủ lĩnh chôn theo nhiều hiện vật trong một hang đá ở xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.

Tìm thấy một ngôi mộ của văn hóa Đông Sơn đã khó. Lại khó gấp nhiều lần ở khu Tây Bắc rừng núi trùng điệp. Thế mà vừa có một phát hiện ngôi mộ táng thủ lĩnh chôn theo nhiều hiện vật trong một hang đá ở xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019

THĂM NHÀ “BÁ KIẾN” NỔI TIẾNG CỦA LÀNG VŨ ĐẠI - Minh Hiếu

Ngôi nhà hơn 100 năm tuổi của Bá Kiến được cố nhà văn Nam Cao miêu tả trong tác phẩm “Chí Phèo” từ lâu trở thành điểm tham quan của du khách.



Ngôi nhà Bá Kiến tọa lạc trên một khu đất rộng gần 900 m2 tại làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


 Chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà là cụ Trần Duy Hanh, một lái buôn giàu có. Vào khoảng những năm 1910, cụ thuê hơn 20 thợ tài hoa làm nghề mộc ở Cao Đà, phủ Lý Nhân về làm mấy tháng ròng rã mới xong. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


Hiện nay ngôi nhà đang được giao cho UBND xã Hòa Hậu phụ trách trông coi, đón tiếp du khách về tìm hiểu, tham quan góp phần cho việc nghiên cứu sự nghiệp nhà văn Nam Cao. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


 Sau khi trải qua 7 đời chủ, đến tháng 11/2007, ngành Văn hóa - Thông tin Hà Nam đã mua lại ngôi nhà này với giá 700 triệu đồng từ vợ ông Trần Hữu Hoà và giao cho Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Lý Nhân quản lý. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


Hiện nay ngôi nhà đang được giao cho UBND xã Hòa Hậu phụ trách trông coi, đón tiếp du khách về tìm hiểu, tham quan góp phần cho việc nghiên cứu sự nghiệp nhà văn Nam Cao. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)



Xưa kia ngôi nhà cổ có nhiều thứ rất đáng giá như tranh, ảnh, hoành phi, câu đối cổ…, nhưng bị bán và mối mọt hết. Ngôi nhà từng “suýt” bị xẻ gỗ và một lần bị giặc Pháp đốt nhưng đều được ngăn cản kịp thời. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)



Đây cũng là ngôi nhà gỗ đặc biệt công phu mà khắp cả phủ Lý Nhân và các tỉnh lân cận thời này đều chưa có. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


Nhà có 3 gian thiết kế theo phong cách truyền thống nông thôn Việt Nam, với 4 hàng cột với 16 cây cột to làm từ gỗ lim. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


Ngôi nhà đã hơn 100 năm tuổi nhưng mái ngói vẫn chưa phải tu sửa, và không bị dột nát. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)


Cho đến nay, ngôi nhà vẫn giữ giữ được nguyên trạng nét kiến trúc cổ xưa và trở thành điểm tham quan lý tưởng cho du khách. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)



Đến nay ngôi nhà này vẫn tồn tại và được ví như một "báu vật" của làng Vũ Đại. (Ảnh: Minh Hiếu/Vietnam+)

                                                             Theo Minh Hiếu (Vietnam+)

Nguồn:
http://baoxaydung.com.vn/tham-quan-nha-ba-kien-noi-tieng-cua-lang-vu-dai-267887.html