Nguồn:
TỰ TRUYỆN “NGUYỆT VÂN” (月云)
CỦA NHÀ VĂN VIẾT TRUYỆN VÕ HIỆP KIM DUNG
CỦA NHÀ VĂN VIẾT TRUYỆN VÕ HIỆP KIM DUNG
Lời giới thiệu
Kim
Dung từ khi gác bút năm 1972 đã không còn sáng tác nữa mà chỉ nhuận sắc các tác
phẩm cũ của ông. Đến đầu năm 2000, trong số đầu tiên của tạp chí "Thu Hoạch",
ông mới viết một tản văn đầu tiên từ khi gác bút, chính là truyện Nguyệt Vân
này.
Truyện
Nguyệt Vân được Kim Dung cho biết là hồi ức về tuổi thơ của mình. Với thủ thuật
mượn mây vẽ trăng, Kim Dung đã dùng câu chuyện Nguyệt Vân để vẽ lại bức tranh
xã hội thời thơ ấu của mình. Vì truyện này khá mới như vậy nên độc giả của Kim
Dung, vốn mê truyện kiếm hiệp của ông, ít có người biết đến.
Kim
Dung có rất nhiều sở trường trong sáng tác. Một trong những sở trường đó là
phép dụng ẩn ý qua tên các nhân vật. Chẳng hạn như cô em A Tử (màu tía) ăn hiếp
cô chị A Châu (chu: màu đỏ) ám thị câu Luận Ngữ "Ố tử chi đoạt chu dã! 惡紫之奪朱也!" (Ghét màu tía hung ác lấn át
màu đỏ). Hay Lệnh Hồ Xung令狐沖,
Nhiệm Doanh Doanh任盈盈 (Tiếu
Ngạo Giang Hồ): Xung, ý nói trống rỗng, Doanh, lại có nghĩa là đầy, hai cái tên
nói lên sự khác biệt tính cách nhưng bổ sung cho nhau. Lão Tử老子viết: Đại doanh nhược xung, kì dụng bất
cùng.大盈若沖,其用不窮 (Đầy mà như vơi, thì dùng mãi chẳng
hết), ý nói cái đầy và cái vơi đi liền với nhau, thống nhất với nhau. Hay như
Nhậm Ngã Hành 任我行
(làm theo ý mình), Hướng Vấn Thiên 向問天,
... và vô vàn thí dụ khác.
Tác
phẩm Nguyệt Vân 月云 như
chính Kim Dung nêu trong truyện rằng không phải là tên thực, cũng không phải
nhân vật chính. Xin mời độc giả cùng chiêm nghiệm và thưởng thức thủ pháp dụng
vân hoạ nguyệt qua đoản văn này của cố tác giả Kim Dung qua bản dịch của Nguyễn Vũ.
(DĐTK)