BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Đình Ba. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Đình Ba. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2022

TẾT TRONG KÝ ỨC VĂN THI SĨ “VŨ BẰNG, LAN MAN TẾT BẮC, TẾT NAM” - Trần Đình Ba


Hoa mai vàng rực là một đặc trưng riêng của Tết miền Nam, như hoa đào đặc trưng cho Tết Bắc
 

Nói tới Vũ Bằng (1913-1984), là nhớ tới Bốn mươi năm nói láo, Thương nhớ mười hai… Thuở thanh niên sống nơi đất Hà thành, quãng đời sau, là đất Sài thành. Chính vì thế, trong ký ức về Tết của Vũ Bằng, có cả Tết Bắc, Tết Nam.
 
Trong dòng ký ức miên man nhớ về Tết cả hai miền Bắc - Nam được ghi lại nơi tác phẩm Thương nhớ mười hai, Vũ Bằng cũng vì thế, có những ghi chép đứt đoạn, rời rạc những ấn tượng riêng có còn đọng lại về Tết hai miền.
 

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

VỊ TƯỚNG KHIẾN GIẶC KHIẾP SỢ NGAY TẠI SÀO HUYỆT CỦA CHÚNG: HIỂN HÁCH MUÔN ĐỜI PHÁ “TỐNG BÌNH CHIÊM” - Trần Đình Ba

Nước Việt có người họ Lý, đã cầm quân là tất thắng lợi, đã trị nước thì dân được yên, danh lẫy lừng thiên hạ, tiếng vang khắp xa gần.


DÒNG DÕI KIỆT HIỆT

Điểm trong sử nước Nam, có hai người làm tướng mà danh thơm nức tiếng ở triều đại họ sống, dẫu đều là những người tịnh thân. Đó là trường hợp của Thái úy Lý Thường Kiệt thời Lý và Tả quân Lê Văn Duyệt thời Nguyễn.

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020

LÊ THÁNH TÔNG, VỊ MINH QUÂN NƯỚC ĐẠI VIỆT - Trần Đình Ba

Vua Lê Thánh Tông được các sử gia từ xưa đến nay ghi nhận là vị hoàng đế kiệt xuất, đã lập nên một trong những giai đoạn rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến.

  Hình tượng vua Lê Thánh Tông trên bìa sách Kể chuyện lịch sử Việt Nam bằng tranh 
  - NXB Trẻ.


LÊ THÁNH TÔNG, VỊ MINH QUÂN NƯỚC ĐẠI VIỆT
                                                                                     Trần Đình Ba


Sử cũ cho hay, ngày 30 tháng Giêng năm Đinh Tỵ (1497), vua Lê Thánh Tông băng ở điện Bảo Quang. Nhân ngày giỗ của vị vua sáng nhà Lê sơ, chúng tôi có vài dòng gọi là tri ân công nghiệp trong 37 năm trị vì của vị vua giỏi nước Việt.

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

VỊ TƯỚNG HIẾM CÓ CỦA HƯNG ĐẠO VƯƠNG: DỌA CHO VOI ĐỊCH KHIẾP VÍA VÀ BÍ QUYẾT ĐÁNH ĐÂU ĐƯỢC ĐÓ - Trần Đình Ba


            Voi Ai Lao bị quân Phạm Ngũ Lão đánh quay đầu chạy. Nguồn: Ảnh sưu tầm


PHẠM NGŨ LÃO VỊ TƯỚNG HIẾM CÓ CỦA NHÀ TRẦN

Cứ vào ngày 11 đến Rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm, ở nơi đất nhãn lồng Hưng Yên lại diễn ra lễ hội Phù Ủng (xã Phù Ủng, huyện Ân Thi) tưởng nhớ vị danh tướng nhà Trần sinh ra nơi đất này. Ông là Phạm Ngũ Lão (1255-1320).

Là danh tướng nhà Trần, Phạm Ngũ Lão với cơ duyên "giữa đường đan sọt giáo đâm không biết" đã gặp gỡ Quốc công Hưng Đạo Vương, để rồi trổ hết tài hãn mã mà phụng sự đất nước đánh Nguyên, dẹp yên nhiễu loạn của Ai Lao, Chiêm Thành. Ở ông, tài văn song hành nghiệp võ, trở thành một vị tướng toàn tài hiếm có của nhà Trần.

                              Lễ hội Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên. Ảnh: Báo ĐS&PL.


Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

VỊ VUA ĐẾN NGAI VÀNG TỪ SỚI VẬT - Trần Đình Ba


        
                     Tượng Thái tổ nhà Mạc: Mạc Đăng Dung
                                 tại Từ đường Cổ Trai – Hải Phòng


        VỊ VUA ĐẾN NGAI VÀNG TỪ SỚI VẬT 
                                                                                   Trần Đình Ba

Con đường đi đến ngai vàng của Mạc Đăng Dung khởi nguồn từ sới vật. Nhưng họ Mạc, từng chỏng vó trước một vị tiến sĩ trói gà không chặt.
Nói nghiệp đế của Mạc Đăng Dung từ sới vật đi lên, có lẽ chẳng phải ngoa ngôn, mà thực tế lịch sử đã diễn ra đúng như vậy. Trong Ngự chế Việt sử tổng vịnh của vua Tự Đức nhà Nguyễn cho hay, Mạc Đăng Dung vốn là cháu xa (bảy đời) của “lưỡng quốc trạng nguyên” Mạc Đĩnh Chi nhà Trần. Nhưng trái với tổ tiên vinh thân phì gia từ đường khoa bảng, Mạc Đăng Dung lại nhờ vào sức khỏe mà làm nên nghiệp.