BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỮU LOAN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỮU LOAN. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2022

HỮU LOAN – TÀI NĂNG VÀ SỰ MÂU THUẪN TRONG TƯ TƯỞNG CŨNG NHƯ THI CA - Đỗ Trường

(Viết nhân 10 năm ngày mất của thi sĩ Hữu Loan)
 
 
Nhà thơ Hữu Loan

Thế hệ tôi ở miền Bắc trước 1975, dường như rất ít người biết đến nhà thơ Hữu Loan. Bởi, thơ ông không được in ấn, nhắc nhở đến. Nếu không có văn học, âm nhạc miền Nam, và sự cởi trói cho các văn nghệ sỹ vào những năm cuối của thập niên tám mươi, thì thơ văn, cũng như con người Hữu Loan vẫn còn nằm đó, hóa thạch với thời gian. Hữu Loan viết không nhiều. Và cùng Trần Dần, Lê Đạt… ông là người tiên phong trong việc cách tân thơ Việt ngay từ những ngày đầu kháng chiến. Do vậy, tính mộc mạc, dân dã trong thơ Hữu Loan đã được mọi tầng lớp người đọc yêu mến, đón nhận. Song giống như các nhà thơ cùng thời, không phải bài thơ nào của Hữu Loan cũng đạt được những điều mong muốn. Tuy nhiên có thể nói, Hữu Loan là một trong những linh hồn và nhà thơ có sức sống lâu dài nhất của thi ca kháng chiến (ở giai đoạn 1946 -1954).
 

Thứ Tư, 4 tháng 8, 2021

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT - Cung Tích Biền

Nguồn:
https://nguoitinhhuvo.wordpress.com/2021/07/11/nha-tho-huu-loan-lan-gap-mat-cung-tich-bien/
 
Nhà thơ Hữu Loan


Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc “gặp” lẫn “gỡ” này, cái đinh đóng vô đầu, vui ít buồn nhiều. Vui, là gặp được những người mình từ lâu mong đợi gặp. Lại khá bàng hoàng khi đụng phải những nhà văn nhà thơ từng là các tác gia được “vang bóng một thời”, nay trở thành những cán bộ tuyên truyền, “Nói mãi không thôi những điều dân miền Nam nghe muốn ói”.
 

Cung Tích Biền qua nét vẽ Nguyễn Xuân Hoàng.


Thật hạnh ngộ khi chúng tôi được gặp nhà thơ Hữu Loan, tác giả bài thơ Màu Tím Hoa Sim, cùng một số vị trong vụ án Nhân văn – Giai phẩm, những năm từ 1957 về sau, trên đất Bắc.
 
Những người bị chế độ đương thời bắt bớ, tù đày là hầu hết những trí thức, văn nghệ sĩ có chủ trương, qua tác phẩm công khai của mình trên báo chí, mục đích chống lại đường lối cai trị độc đoán, đàn áp tư tưởng, thủ tiêu quyền tự do sáng tác.
 

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

LỜI TỰ THUẬT CỦA THI SĨ HỮU LOAN (1916 - 2010)



Xin giới thiệu bài tự thuật của Hữu Loan. Bài viết rất cảm động vì sự chân thành, vì tình người, tính người. Nhờ đó ta có thể cảm nhận một cách sâu sắc nhất nỗi bất hạnh, cái lãng mạn và bi tráng của một thời đại tao loạn. Trong đó mỗi số phận cá nhân đều chứa đựng những bi kịch đau đớn của lịch sử.
Có những người trong đời làm đến hàng trăm bài thơ được đăng trên nhiều báo nhưng chưa chắc ai còn nhớ nổi đến một câu thơ. Còn Hữu Loan thì với chỉ vài chục bài thơ, trong đó có bài Đèo Cả và đặc biệt là Màu tím hoa sim, cái tên Hữu Loan cùng bài thơ đã đi vào lòng người của biết bao thế hệ.
Bài thơ Màu tím hoa sim được hai nhạc sĩ phổ thành nhạc: Phạm Duy và Dũng Chinh. Bài của Dũng Chinh có tựa đề là "Những đồi hoa sim", với điệu bolero. Còn ca khúc thứ 2 là của Phạm Duy có tên là "Áo anh sứt chỉ đường tà" thì nổi tiếng hơn rất nhiều.
Mời các bạn đọc lại bài thơ nổi tiếng này qua lời tự thuật cảm động của chính tác giả.
 
 
MÀU TÍM HOA SIM
 
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê…
 
Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa…
 
Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường đông bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí
 
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…
 
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu…
 
Hữu Loan
(1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)
  

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

BÀI THƠ “THÁNH MẪU HÀI ĐỒNG”, MỘT KIỆT TÁC THƠ TÌNH VIẾT VỀ “ĐÊM TÂN HÔN” CỦA HỮU LOAN - Lê Quang Vinh

Nhà thơ Hữu Loan suốt đời mình luôn khắc ghi hình bóng người vợ đầu. Sau bài thơ Màu tím hoa sim bốn mươi hai năm, ông lại làm bài thơ này hồi tưởng lại đêm tân hôn đầu tiên của mình. Bài thơ vẫn đúng chất hồn và giọng điệu Hữu Loan, đầy ắp cảm giác cảm xúc đôi lứa tình yêu. Đây còn được gọi là bài “Tục... Màu tím hoa sim”

       
                         Tác giả Lê Quang Vinh


BÀI THƠ “THÁNH MẪU HÀI ĐỒNG”, MỘT KIỆT TÁC THƠ TÌNH VIẾT VỀ “ĐÊM TÂN HÔN” CỦA HỮU LOAN
                                                                                   Lê Quang Vinh

Có thể đây là tác phẩm thơ tình viết riêng về “đêm tân hôn” có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam. Nó là một kiệt tác. Hay từ chân tơ kẻ tóc, từng tế bào; tuyệt mỹ đến mức thánh thiện.

Đọc xong bài thơ, ta có cảm nhận đó như chính một bức tranh thánh, hay một pho tượng thánh trong bảo tàng nghệ thuật ở các nước phương Tây mô tả đôi trai gái sinh hoạt tình ái nơi “vườn địa đàng”. Mọi thứ ẩn hiện trước mắt ta cao nhã, phi phàm, không một chút bụi trần, thể xác - Đúng như chủ ý của tác giả bộc lộ ngay đầu đề bài thơ: “Thánh mẫu”“Hài đồng”, đó đâu còn là đôi... “trai gái” trần tục nữa?!

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

HAI LẦN GẶP NHÀ THƠ HỮU LOAN Ở BÀ RỊA - Lê Thiên Minh Khoa


       
                           Tác giả Màu tím hoa sim - 
                     Tranh dán giấy của Phạm Hoan


          HAI LẦN GẶP NHÀ THƠ  HỮU LOAN Ở BÀ RỊA
                                                                Lê Thiên Minh Khoa

   Tôi gặp nhà thơ Hữu Loan chỉ 2 lần, nhưng lần nào cũng dài ngày.
   Lần đầu, vào đầu năm 1988, vào dịp tết Nguyên đán, gia đình tôi được đón tiếp nhà thơ Hữu Loan ở Bà Rịa khi ông du hành phương Nam.
  Đây là cuộc hành phương Nam đầu tiên của ông sau ngày 30.4.1975. Sau nhiều năm bị quản thúc tại địa phương, đến năm 1986, ông mới được ra Hà Nội thăm bạn bè và cuối năm 1987, làm một chuyến du hành phương Nam. Trạm dừng chân đầu tiên là Huế, rồi Quảng Ngãi, Nha Trang và cuối cùng là Biên Hòa và Bà Rịa. Đến địa phương nào, ông cũng được giới văn nghệ sĩ đón tiếp nồng hậu. Riêng ở Bà Rịa, ông  trú lại suốt tết năm đó, đầu năm 1988, ăn ngủ với  chúng tôi, cùng đi chơi hội vui xuân, chụp hình, đàm đạo, dẫn các cháu bé đi dạo, dự các tiệc thơ với Hội thơ Lan Đình, giao lưu với văn nghệ sĩ, trí thức Bà Rịa yêu thơ ông, ngồi làm mẫu cho HS Phạm Hoan ký họa, nhậu “xoay tua” với bợm nhậu đất rượu Hòa Long… Ôi, biết bao là kỷ niệm  đẹp với ông, về ông!…