BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Mai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Mai. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

VỀ TRUYỆN NGẮN CỦA LÊ MAI – Đặng Xuân Xuyến


                             
                                      Nhà văn Lê Mai
 

NHỮNG CON SỐ "DUYÊN NỢ" VỚI NHÀ VĂN LÊ MAI:
 
- Ngày 5 tháng 3-2017: Lần đầu biết mặt nhà văn Lê Mai (tên thật là Lê Văn Hùng) khi ông cùng nhà thơ Nguyễn Khôi đến nhà tôi ở 7/61 Nguyễn Văn Trỗi, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội.
 

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

VỀ TRUYỆN NGẮN CỦA LÊ MAI - Đặng Xuân Xuyến


              
                        Nhà văn Lê Mai


              VỀ TRUYỆN NGẮN CỦA LÊ MAI

Biết nhà văn Lê Mai qua nhà thơ Nguyễn Khôi và blog Trang Đặng Xuân Xuyến cũng đã giới thiệu một số bài thơ và 7 truyện ngắn của ông nên khi nhà thơ Nguyễn Khôi có nhã ý muốn trang nhà đăng lại bài Nguyễn Khôi cảm nhận về thơ Lê Mai - người bạn, người em tri kỷ của ông - tôi đã đắn đo khá nhiều, bởi blog Trang Đặng Xuân Xuyến không đăng lại những bài đã đưa lên trang nhà, đang hiện diện trên trang nhà nhưng trước tấm chân tình dành cho người bạn, người em của nhà thơ lão niên làm tôi cảm động. Dù lưng rất đau, tôi cũng cố ngồi đọc để viết đôi lời giới thiệu về một số truyện ngắn của nhà văn Lê Mai đã đăng trên blog Trang Đặng Xuân Xuyến.

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

NGẪM MÀ HỔ THẸN VỚI "CHÂN DUNG 99 NHÀ VĂN ĐƯƠNG ĐẠI" CỦA NGUYỄN KHÔI - Lê Mai


           
                    Nhà văn Lê Mai


NGẪM MÀ HỔ THẸN VỚI "CHÂN DUNG 99 NHÀ VĂN ĐƯƠNG ĐẠI" CỦA NGUYỄN KHÔI

 Chẳng hiểu sao, đột nhiên trên "mạng" @ và trong xã hội hồi này lại ồn ĩ lên chuyện "Chân dung các Nhà văn"... hết Xuân Sách, đến Trần Nhương, Đỗ Hoàng rồi lại Nguyễn Khôi... Lê Mai tôi thấy có cái gì đó bức xúc, không bình thường trong đời sống xã hội, mà cụ thể là trên Văn đàn đương đại của ta  hôm nay. Đó là ngẫu nhiên hay tất nhiên của dòng chảy lịch sử ? Thiển nghĩ, văn chương của cái thời minh họa - trại lính- "tố cáo", "nâng bi" lừa mị đến trơ trẽn... thứ văn chương đó đã đóng góp được gì cho Nhân dân, cho Tổ Quốc ?có xứng đáng cho người đời khắc họa Chân dung các Nhà văn. Phải chăng đó là hiện tượng "tự sướng", đầy ngộ nhận của các Văn nghệ sĩ?
  Tuy nhiên,  khi ta đọc Xuân Sách và Nguyễn Khôi (cách nhau 25 năm,mỗi người một vẻ) thì tưởng vậy mà không phải vậy!