BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Hoài Thư. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trần Hoài Thư. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2024

NIỆM KHÚC 2 – Thơ Lê Văn Trung


  

 
NIỆM KHÚC 2
(Cùng Phạm Văn Nhàn và Phạm Cao Hoàng
thương tiếc tiễn người bạn thân quý Trần Hoài Thư)
 
Anh đi bỏ lại bạn bè
Theo cánh chim Yến bay về trời cao
Hình như có một vì sao
Sáng lung linh gửi câu chào tiễn đưa
 
Rừng sâu lũng thấp bây giờ
Ngày anh bỏ lại còn chờ đợi anh
Bồng Sơn, Phù Mỹ, Tam Quan
Gió hiu hắt buổi tan hàng còn ru
 
Những người bạn cũ anh đây
Buồn không níu được bàn tay giã từ
Sóng trào trong những câu thơ
Anh đi dang dở cơn mơ cuối cùng
Nặng lòng hai chữ văn chương
Mà đau tận cả máu xương rã rời
Bay theo chim Yến về trời
Câu thơ là nén nhang lời tiễn đưa.
 
Lê Văn Trung
(Quê nhà 2 tháng Sáu, 2024)

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2024

NIỆM KHÚC – Thơ Lê Văn Trung


  

 

NIỆM KHÚC
(Tưởng nhớ hiền hữu Trần Hoài Thư)
 
Trần Hoài Thư! Trần Hoài Thư!
Rong chơi đi nhé cõi trời văn chương
Áo xưa đã sạch bụi đường
Rừng xưa mây trắng bay cùng hồn thơ
Em xưa cũng biệt sương mờ
Tình xưa trả lại đôi bờ nhân gian
Hoa xưa đôi cánh rụng vàng
Theo anh về giữa mênh mang đất trời
Anh về bỏ lại cuộc chơi
Là quên hết chuyện khóc cười bể dâu
Rủ buông phiền não thương đau
Anh đi là để bước vào vô biên
Đi tìm trong cõi lãng quên
Bỏ trăm năm những chuyện tình nhân gian
Có con chim khóc trên ngàn
Tiếc cho giấc mộng chưa tàn cơn mơ
Chữ trong
Chữ đục
Chữ mở
Tiễn anh mây trắng là thơ cuối ngày
Tôi còn vướng hạt bụi này
Xin như giọt lệ chia bày tiếc thương.
 
Lê Văn Trung
Quê nhà, 28 tháng Năm, 2024

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2024

TRỊNH CÔNG SƠN VÀ TÔI - Trần Hoài Thư

 


I. NGÀY SINH CỦA MỘT THIÊN TÀI...
    
Ngày 28-2-1939 là ngày sinh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Trong nước, ngoài nước, bạn bè ông đang tưởng nhớ đến ông, người yêu nhạc ông đang tưởng tiếc ông, và người ghét ông chắc thêm một lần không vui hay muốn quên. TCS là một thiên tài được may mắn. Như một bông hoa quý được chọn từ một vùng đất mà nẩy mầm.
   
Thử xem. Nếu ông được sinh ra ở miền Bắc, thì chắc chắn sẽ chẳng có bao giờ có TCS, như chẳng bao giờ có thêm những sáng tác của Văn Cao, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Tuân mà ta ngưỡng mộ như trong thời tiền chiến. Hoặc nếu có chăng, thì nhạc ông sẽ như thơ Tố Hữu, càng làm say máu căm thù trong buồng tim buồng phổi của tuổi trẻ miền Bắc.
Bởi vì, làm sao miền Bắc có thể chấp nhận gia tài của mẹ, ca khúc da vàng, nỗi buồn nội chiến, hay những bản nhạc tình đầy ủy mị, lãng mạn, không một chút gì đảng tính…   
Hoặc TCS sẽ điên hay sẽ tự sát, hoặc “sinh Bắc tử Nam” không biết chừng.