BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thế Giới Kiếm Hiệp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thế Giới Kiếm Hiệp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2024

TÊN GỌI VÀ NHỮNG NGOẠI HIỆU THÚ VỊ CỦA CÁC NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM KIM DUNG - Thế Giới Kiếm Hiệp



1. Vi Tiểu Bảo
Vi là cái gì nhỏ xíu, Tiểu là cái gì nho nhỏ, Bảo là cái gì quý báu. Kết hợp 3 ngữ nghĩa đó ta được Vi Tiểu Bảo là cái gì quý giá mà nhỏ xíu xìu xiu.

2. Dương Quá, Tiểu Long Nữ
Dương Quá, tự là Cải Chi, tên do Quách Tĩnh đặt. Quá là lỗi lầm, Cải là sửa chữa, ý nói có lỗi phải sửa.
Long Nữ, là con gái Long Vương trong truyện thần thoại. Có thể Tiểu Long Nữ trong truyện Thần Điêu được lấy ý tưởng từ nhân vật nữ thần trong chương Tiêu Dao Du, sách Trang Tử.

3. Lệnh Hồ Xung, Nhậm Doanh Doanh
Xung, ý nói trống rỗng, Doanh, lại có nghĩa là đầy, 2 cái tên nói lên sự khác biệt tính cách. Sách Lão Tử chương 45 có nói: Đại doanh nhược xung, kì dụng bất cùng. (Đầy mà như vơi, thì dùng mãi chẳng hết), tức là ý nói cái đầy và cái vơi đi liền với nhau, thống nhất với nhau. Chu Bá Thông trong Anh Hùng Xạ Điêu cũng có nói câu này, chứng tỏ khả năng Kim Dung dựa vào sách Lão Tử để đặt tên 2 nhân vật trên là rất lớn.

100 CÁI NHẤT VỀ CÁC TÁC PHẨM KIM DUNG (KỲ 1) - Thế Giới Kiếm Hiệp



Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Kim Dung (1924-2024), Thế Giới Kiếm Hiệp thực hiện chuyên đề đặc biệt : 100 cái nhất về các tác phẩm Kim Dung. Mỗi tháng Thế Giới Kiếm Hiệp sẽ đăng 1 kỳ và kết thúc vào tháng 10/2024. Mời các bạn đón xem.

1. Bạch mã khiếu tây phong - tác phẩm có mặt sớm nhất tại Việt Nam của Kim Dung
Năm 1963, một NXB ở Sài Gòn cho in 2 tập Độc bá quần hùng của dịch giả Tam Khôi, đề nguyên tác của Kim Dung. Độc bá quần hùng chính là đoản thiên Bạch mã khiếu tây phong. Cũng năm này, Tam Khôi dịch bộ Phi hồ ngoại truyện lấy tựa Việt là Tiểu anh hùng Hồ Phỉ, rồi qua năm 1964 dịch bộ Tuyết sơn phi hồ lấy tựa Việt là Lãnh nguyệt bảo đao.
Như vậy Tác phẩm võ hiệp Kim Dung đầu tiên chính thức có mặt trong văn hóa đọc tiểu thuyết của người Sài Gòn là Bạch mã khiếu tây phong từ năm 1963.

2. Trương Vô Kỵ - nhân vật chính duy nhất học được tinh hoa võ công của tam giáo: Phật Giáo, Đạo Giáo, Ma Giáo
Trương Vô Kỵ có nhiều kỳ duyên, học được nhiều võ công của cả Phật Giáo, Đạo Giáo , Ma Giáo và đạt tới trình độ cao thâm tuyệt đỉnh trong võ học - trình độ đăng phong tạo cực.
Trương Vô Kỵ học được toàn bộ Cửu dương thần công- tuyệt đỉnh thần công của Phật Giáo; học Càn khôn đại nã di và Thánh hỏa lệnh thần công (võ công tối cao của Ma giáo do Sơn Trung Lão Nhân sáng tạo); võ công tinh hoa Đạo giáo (Thái cực quyền, Thái cực kiếm và triết lý võ học Võ Đang do Trương Tam Phong truyền lại).
Việc Trương Vô Kỵ học được nhiều võ công của cả Phật Giáo, Đạo Giáo , Ma Giáo, thống nhất , dung hòa và phát huy được cả võ công của cả 3 nhà đem lại nhiều triết lý mới mẻ, thú vị và sâu sắc mà mỗi người đọc cần suy ngẫm và chiêm nghiệm ( sự phân biệt chính và tà, nguồn gốc võ học, con đường đi đến đỉnh cao của võ học ....).