BÂNG KHUÂNG
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGUYỄN ĐẶNG MỪNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NGUYỄN ĐẶNG MỪNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2022
Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022
VỀ LÀNG – Truyện ngắn của Nguyễn Đặng Mừng
Những người thắt đáy lưng ongVừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con(Tục ngữ)
Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021
KÝ ỨC VỀ TRƯỜNG XƯA, BẠN CŨ: LÊ MINH VÀ NHỮNG THỦ KHOA TRƯỜNG TRUNG HỌC NGUYỄN HOÀNG QUẢNG TRỊ - Nguyễn Đặng Mừng
Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014
VĨNH BIỆT NỮ DANH CA HÀ THANH - Nguyễn Đặng Mừng, Nguyễn Khôi
(SHO) Ca sĩ Hà Thanh vừa mất lúc 7g27 đêm 1-1 (giờ địa phương, tức sáng 2-1 giờ VN) tại TP Boston, tiểu bang Massachusetts (Mỹ) sau thời gian mắc bệnh ung thư máu.
Ca sĩ Hà Thanh
VĨNH BIỆT NỮ DANH CA HÀ THANH
Ca sĩ Hà Thanh, quê quán Liễu Cốc Hạ, xã Hương Toàn, huyện Hương Trà. Tên thật là Trần Thị Lục Hà, sinh năm 1937 ở Huế, nữ sinh Trường Đồng Khánh.
Giữa thập niên 1950, trong cuộc tuyển lựa ca sĩ do Đài phát thanh Huế tổ chức, Lục Hà đã đạt giải nhất với sáu bài hát khó, trong đó có bài Dòng sông xanh , và nghệ danh Hà Thanh xuất phát từ bản nhạc này. Hà Thanh được xem là nữ ca sĩ tiêu biểu nhất của Huế thế kỷ 20. Tên tuổi của ca sỹ Hà Thanh gắn liền với nhiều ca khúc bất hủ của VN như Hoa xuân (Phạm Duy), Em đến thăm anh một chiều mưa (Tô Vũ), Từ Đàm quê hương tôi (Văn Giảng), Khúc tình ca xứ Huế (Trần Đình Quân), Ai lên xứ hoa đào và Tà áo tím (Hoàng Nguyên), Cô nữ sinh Đồng Khánh (Thu Hồ), Tiếng xưa, Đêm tàn Bến Ngự (Dương Thiệu Tước), Suối mơ, Bến xuân (Văn Cao), Đêm đông (Nguyễn Văn Thương), …
Tại Boston, Hà Thanh chủ yếu hát nhạc Phật giáo, đặc biệt có đĩa Phật ca Nhành dương cứu khổ được cộng đồng người Việt ở Mỹ đón nhận.
Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012
MẠ VÀ CÔ GIÁO - Nguyễn Đặng Mừng
MẠ
VÀ CÔ GIÁO
Từ nhỏ đến lúc vào đệ nhị cấp tôi chỉ được học với Thầy.
Cô Võ Thị Hồng là cô giáo đầu tiên, lại dạy môn văn, môn tôi thích và học khá
nhất. Vài tuần đầu lạ trường lớp, lại mặc cảm là học sinh trường tư mới được
tuyển vào, tôi muốn chứng tỏ với bạn bè rằng tôi cũng biết học văn. Trắc nghiệm
đầu tiên của cô với năng lực học sinh không phải những bài nghị luận mà là mỗi
em tự sưu tầm về ca dao tục ngữ, chép và trình bày thật đẹp trong một cuốn tập
để cô chấm điểm. Cơ hội đã đến. Không cần phải đi đâu xa, Mạ tôi là một kho tàng
ca dao tục ngữ để tôi tha hồ ghi chép. Tôi sưu tập được hàng trăm câu hay và độc
đáo từ mạ rồi nộp cho cô. Cô hỏi mô mà nhiều rứa, tôi bảo Mạ em hò cho em chép
đó. Cô cười bảo em có người mạ tuyệt vời.
Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012
NGÀY THƠ ẤU ƠI - Nguyễn Đặng Mừng
Nguyễn
Đặng Mừng sinh năm 1953. Quê quán: Cổ
Lũy, Hải Ba, Hải Lăng, Quảng Trị. Làm
thơ viết văn. Sáng tác đăng trên các báo Văn Nghệ, Tia Sáng, Người Đại Biểu
Nhân Dân, Sông Hương, Kiến Thức Ngày Nay, Nhịp Cầu Đầu Tư…, các diễn đàn văn học
tiếng Việt trong và ngoài nước.
Tác phẩm đã xuất bản:
Bóng Chiều Hôm,
nhà xuất bản Hội Nhà Văn năm 2009.
NGÀY THƠ ẤU ƠI
Tặng
bạn bè Nguyễn Hoàng xưa)
Năm
1972, dân Quảng Trị chạy vào Đà Nẵng, thời
đó gọi là tị nạn chiến tranh. Lớp tôi con trai đi lính hầu hết, trong đó có bạn
thân là D. Trong thời gian chờ nhập ngũ, chúng tôi thường đi ngang trường Phan
Chu Trinh Đà Nẵng để đến trung tâm 1 trình diện hàng tuần. Thấy bạn bè tiếp tục đi học mà buồn chi lạ.
Chúng tôi, những đứa “giã từ áo trắng” thường rủ nhau đi uống cà phê, nghe nhạc
giết thời gian. Không đứa nào biết đến bia rượu, thuốc lá. Một lần đi ngược chiều
N, tôi đánh bạo băng qua đường tặng N tập nhạc của Cung Tiến có đề tặng câu: “Chờ hoài nhau trong mơ, nhưng có bao giờ thấy
nhau lần nữa” *. Tôi linh cảm đây là lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau. D đứng
lại bên kia đường nhìn sang, mắt buồn vợi. Linh cảm về sau này không vận vào
tôi mà lại là D. Chúng tôi có một bạn gái cùng lớp thân nhau, cả ba hơi bị “yêu yêu”. Yêu thời đó là nhìn nhau, chớp
mắt và đôi khi thở dài. Cô bé có thiện cảm với
cả tôi và D. Chúng tôi cùng ở trại tạm cư, nơi doanh trại của lính Mỹ để
lại. Gọi là tạm cư nhưng đôi chỗ còn cả máy lạnh. Một lần D bị sốt thương hàn,
tôi hẹn với cô bạn đi thăm. Tôi đi Honda đến nhà thấy cô ấy đã mặc áo dài và hộp
sữa trong tay. Lần đầu chở “người yêu”,
hồi hộp lắm. Vậy mà khoảng đường 5 cây số tới nhà D chẳng ai nói câu nào, sau
lưng “không nghe tin tức” gì. Chắc ai nhìn thấy là ngộ lắm - Cô ta ngồi
cách một khoảng “an toàn” quá mức cần
thiết.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)