BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dương Ngọc Dũng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dương Ngọc Dũng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2023

NHẬN ĐỊNH VỀ HỌC THUẬT PHẬT GIÁO CỦA NHÓM GIAO ĐIỂM – Gs Dương Ngọc Dũng


Ông Dương Ngọc Dũng - tiến sĩ tôn giáo học

Nhân dịp đọc cuốn Đối Thoại Với Giáo Hoàng Phaolô II do nhóm Giao Điểm biên soạn và xuất bản (1995, Hoa Kỳ), tôi cảm thấy cần phải viết để phê phán tất cả những sai lầm nghiêm trọng đầy rẫy trong một tác phẩm đối thoại với Đức Giáo Hoàng được tiến hành do những người có bằng cấp Ph.D (tiến sĩ) và tự nhận có trách nhiệm phải bênh vực cho Phật Giáo. Những tác giả này chỉ trích sự hiểu biết về Phật Giáo của Đức Giáo Hoàng và nhận định, phê phán toàn bộ triết học tư tưởng Thiên Chúa Giáo một cách ngây thơ nông cạn (có nghĩa là họ lại làm đúng cái công việc mà họ chỉ trích nơi Giáo Hoàng). Ngay cái tựa đề "Đối Thoại" cũng đã sai lầm vì các trí thức Phật Giáo trong nhóm Giao Điểm (ngoại trừ một vài tác giả thực sự có ý định đối thoại) chỉ làm một việc là công kích Thiên Chúa Giáo một cách phiến diện, nông nổi chứ không hề có ý muốn đối thoại trong tinh thần bao dung tôn giáo. Một tác giả trong tuyển tập nói trên (Hoàng Hà Thanh) thậm chí lên giọng chưởi bới Giáo Hoàng là "bố láo. Nói xàm". (sđd:158).
 

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

NHẬN ĐỊNH VỀ HỌC THUẬT PHẬT GIÁO CỦA NHÓM GIAO ĐIỂM – Dương Ngọc Dũng


 
Nhân dịp đọc cuốn Đối Thoại Với Giáo Hoàng Phaolô II do nhóm Giao Điểm biên soạn và xuất bản (1995, Hoa Kỳ), tôi cảm thấy cần phải viết để phê phán tất cả những sai lầm nghiêm trọng đầy rẫy trong một tác phẩm đối thoại với Đức Giáo Hoàng được tiến hành do những người có bằng cấp Ph.D (tiến sĩ) và tự nhận có trách nhiệm phải bênh vực cho Phật Giáo. Những tác giả này chỉ trích sự hiểu biết về Phật Giáo của Đức Giáo Hoàng và nhận định, phê phán toàn bộ triết học tư tưởng Thiên Chúa Giáo một cách ngây thơ nông cạn (có nghĩa là họ lại làm đúng cái công việc mà họ chỉ trích nơi Giáo Hoàng). Ngay cái tựa đề "Đối Thoại" cũng đã sai lầm vì các trí thức Phật Giáo trong nhóm Giao Điểm (ngoại trừ một vài tác giả thực sự có ý định đối thoại) chỉ làm một việc là công kích Thiên Chúa Giáo một cách phiến diện, nông nổi chứ không hề có ý muốn đối thoại trong tinh thần bao dung tôn giáo. Một tác giả trong tuyển tập nói trên (Hoàng Hà Thanh) thậm chí lên giọng chưởi bới Giáo Hoàng là "bố láo. Nói xàm". (sđd:158).
 

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2023

NHỮNG LUẬN ĐIỂM PHẢN TRÍ THỨC CỦA TRẦN CHUNG NGỌC (GIAO ĐIỂM, HOA KỲ) - Dương Ngọc Dũng

Quyển sách “Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phaolô II” do nhóm Giáo Điểm ấn hành tại Hoa Kỳ năm 1995 đã tạo nên sự xôn xao dư luận trong và ngoài nước. 


Giáo sư Dương Ngọc Dũng, một nhân vật trí thức ngoài Công Giáo hiện đang sinh sống tại Sài Gòn đã viết  tác phẩm “NHẬN ĐỊNH VỀ CÁC TRÍ THỨC PHẬT GIÁO TRONG NHÓM GIAO ĐIỂM HOA KỲ” ấn hành lần đầu tại Sài Gòn cuối năm 1996 để phản bác.

Tác phẩm này của giáo sư Dương Ngọc Dũng đã tạo nên một cuộc bút chiến sôi nổi. Theo giáo sư Dũng thì vào mùa thu năm 1996, sau khi kết thúc học trình về chuyên đề Phật Giáo tại Đại Học Harvard đang chuẩn bị về nước, tình cờ ông được đọc qua cuốn "Đối Thoại... " của nhóm Giao Điểm. Cảm thấy bất bình vì “những lý luận nhảm nhí, cách trình bày vụng về, đầy thâm ý xuyên tạc tràn ngập trong tác phẩm này” nên ông đã phải lên tiếng nhận định.


*
Hiện nay Trần Chung Ngọc là cây bút hung hăng nhất của tạp chí Giao Điểm tại Mỹ. Hình như ông không còn việc làm gì khác hơn là viết bài bút chiến với người khác và cũng không tiếc lời thóa mạ cá nhân bất kỳ ai có can đảm phê bình ông, phê bình thái độ hồ đồ kỳ quặc của ông trong mọi vấn đề liên quan đến tôn giáo. Đọc ông người ta có cảm giác ông có một lòng căm thù vô hạn đối với Thiên Chúa Giáo trong khi vẫn luôn mồm thanh minh rằng mình “không hề có ác cảm với bất cứ ai” và tự so sánh bản thân với Bồ Tát “những người sẵn sàng vén tay áo, sắn ông quần, nhảy vào lửa địa ngục để cứu vớt chúng sinh nặng nghiệp”. Tôi đã viết bài phê bình thái độ hồ đồ và phản trí thức này của TCN, nhưng tác giả họ Trần, trong lúc mù quáng vì phẫn nộ khi bản ngã kiêu căng của mình bị chà đạp đau đớn, đã vùng lên, tung ra những luận điệu còn khó nghe hơn, những luận điệu chỉ cho thấy một người đang quằn quại trong hố sâu mặc cảm. Ông đã đặc ân dành riêng 18 trang của tạp chí Giao Điểm số mới ra gần đây để trút hết hờn giận lên đầu cá nhân tôi, Dương Ngọc Dũng, người đã dám cả gan chọc đến oai hùm “Giao Điểm”.
 

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2023

KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC TẠI SÀI GÒN TRƯỚC 1975 - Dương Ngọc Dũng


Về phương diện chính trị văn hóa có thể khẳng định ngay thành phố Sài Gòn là trung tâm của miền Nam, giống như Huế ở miền Trung hay Hà Nội ở miền Bắc. Cái gọi là triết học phần lớn phát xuất từ các trí thức Nam bộ có may mắn được đi học trường Tây và hấp thu văn hóa Pháp, chẳng hạn Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường, Trần Văn Giàu, Phan Văn Hùm, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long. Mặc dù tất cả những người này không ai được đào tạo chính qui trong ngành triết, nhưng do tình hình lịch sử khách quan đã tập trung sự chú ý của họ (tôi muốn nói Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Hồ Hữu Tường, và Trần Văn Giàu) vào triết học, chủ yếu là triết học Marx.