Nhà
văn Nguyên Ngọc (ngồi giữa) chụp hình lưu niệm cùng cô trò trường THPT Nguyễn Hữu
Huân – Thủ Đức – những người quý mến ông qua tác phẩm Rừng Xà Nu.
Ảnh: Đức Tâm
Tôi lên Tây Nguyên lần đầu năm 1950 và đến nay đã trải
qua 66 năm gắn bó với mảnh đất này. Nơi đây không chỉ cứu sống và nuôi dưỡng
tôi qua hai cuộc kháng chiến mà còn dạy tôi nhiều điều về minh triết trong cuộc
sống. Tây Nguyên rất đặc biệt, nhưng cũng rất đáng lo. Tôi
mong mọi người hãy nghĩ, hãy đến Tây Nguyên và làm gì đó để cứu mảnh đất này.
Nói đến Tây Nguyên là nói đến rừng và làng. UNESCO đã rất tinh tế nhận ra khi
công nhận di sản văn hóa thế giới của Tây Nguyên, không phải là cồng chiêng,
cũng không phải là âm nhạc cồng chiêng, mà là không gian văn hóa cồng chiêng, tức
không gian làng, với rừng của làng. Rừng và làng chính là không gian văn hóa của
Tây Nguyên. Không còn hai yêu tố này, sẽ không còn văn hóa Tây Nguyên, hoặc nếu
có, cũng không còn là văn hóa thật.