BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quang Trung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quang Trung. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2023

MỘT MÙA XUÂN – Thơ Kha Tiệm Ly



Bài nầy viết năm 1964 (đệ tứ) với bút danh Liêu Tần Chương. Từ ngày 29 đến mùng 5 Têt, được đài Phát thanh Saigon cho ngâm với giọng ngâm của nghệ sĩ Hồng Vân và Quách Đàm. Vài năm sau cũng còn được ngâm!
Bài thơ có nhiều thiếu sót nhưng tác giả vẫn để nguyên làm kỷ niệm

                                                                                      Kha Tiệm Ly

MỘT MÙA XUÂN
(Nhớ về mùa xuân Kỷ Dậu 1789)
 
Ta bỗng thấy mặt trời nghiêng ánh lửa,
Vùng giang sơn nhỏ bé rạng huy hoàng.
Cả trăm ngàn hồn quân giặc than van:
Ôi khủng khiếp, một giống nòi uy dũng!
 
Từng ánh thép, từng chiếc đầu rơi rụng,
Quân kỳ bay làm ngợp vía quân thù
Đống Đa một thuở,
Oanh liệt ngàn thu!
Ai gây hấn, mang hờn căm về nước?
Ai xâm loàn, cho xương ngất biên khu?
 
Áo vải cờ đào,
Hồ Thơm Nguyễn Huệ,
Ra chút uy linh, danh lừng bốn bể.
Lời ban ra, muôn tướng sĩ cúi đầu.
 
Sau lưng bạch tượng,
Ngàn vạn vó câu.
Quyết đem máu tẩy bao trang nhục sử.
Dựng mùa xuân hoa trăm sắc muôn màu
 
Trời cao ngân ngất,
Đất rộng thênh thênh,
Lũ chàng Tôn sao chẳng tìm đường chạy,
Qua chi sông Hồng cho xác nổi lênh bênh?
 
Hồ Thơm Nguyễn Huệ,
Áo vải cờ đào.
Người đã tạo một mùa xuân vĩ đại,
Cho bây giờ và mãi mãi về sau.
 
Áo vải cờ đào,
Hồ Thơm Nguyễn Huệ.
 
Sương ư tuyết đâu mờ được vết son,
Dù bao thay đổi Đống Đa còn.
Ân sau chưa thỏa lòng anh dũng
Mạng bạc còn ghi hận nước non!
Còn sức thanh gươm mờ ánh nguyệt,
Cuối đường vó ngựa nản chân bon!
Ai về đất Bắc cho ta nhắn,
Còn máu thù rơi khắp lối mòn?
 
Hồ Thơm Nguyễn Huệ.
Áo vải cờ đào,
 
Vó ngựa rung rinh trời phương bắc
Ánh gươm mờ mịt mấy tầng sao
Ngàn năm dấu ngựa dù rêu phủ,
Mà nước sông Hồng vẫn đỏ au!
 
             LIÊU TẦN CHƯƠNG
                   (Kha Tiệm Ly)

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2021

BỔ TÚC MỘT SỐ SỬ LIỆU VỀ CHIẾN THẮNG ĐỐNG ĐA - Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng

Nguồn:
https://phongtraogiaodan.com/a384/bo-tuc-mot-so-su-lieu-ve-chien-thang-dong-da-5-thang-gieng-ky-dau-1789-

 - Vua Quang Trung đã áp dụng chiến thuật gì để chiến thắng trận Ngọc Hồi: dùng những bó rơm cuốn tròn lăn đi trước hay dùng những tấm ván để đỡ đạn?
- Tại sao Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên (quyển 30) và Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (quyển 27) ghi chép khác nhau?
- Sử nhà Thanh và sử nhà Nguyễn: bên nào chính xác hơn?

 

 
BỔ TÚC MỘT SỐ SỬ LIỆU VỀ CHIẾN THẮNG ĐỐNG ĐA 
                  (5 tháng Giêng Kỷ Dậu, 1789)
                                                                    GS Nguyễn Lý-Tưởng
 
Hình ảnh vị anh hùng áo vải đất Tây Sơn đã đi vào sử sách như là một thiên tài quân sự. Cứ mỗi lần Tết đến, chúng ta lại có dịp nhắc đến chiến công oai hùng của vua Quang Trung qua trận chiến thắng Đống Đa ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu (30-01-1789). Hôm nay, chào đón Xuân về, chúng tôi xin cống hiến quý vị bài nghiên cứu sau đây dưới nhãn quan của một người nghiên cứu sử học, căn cứ vào những sử liệu hiện có, với tinh thần khoa học, gạt ra ngoài những yếu tố tình cảm hay định kiến.
 

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2020

LẠI THÊM MỘT GIẢ THUYẾT MỚI TÌM MỘ QUANG TRUNG – Hoàng Hương Trang


Tượng vua Quang Trung
 
Từ giữa thế kỷ XX đến giờ đã có nhiều giả thuyết về mộ vua Quang Trung, do những nhà nghiên cứu sử, do những nhà nghiên cứu Huế, do câu hỏi: Mộ vua Quang Trung ở đâu? Tất cả cuộc tìm kiếm hơn nửa thế kỷ qua đều hướng về địa thế Thừa Thiên Huế và cũng chỉ hạn hẹp có chừng ấy thôi. Thật may mắn cho tôi, tuy không phải nhà nghiên cứu sử, cũng không phải nhà Huế học, nhưng tôi tự nhận mình là một người ngưỡng mộ vị Anh hùng dân tộc áo vải cờ đào.
 

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

THÊM MỘT TƯ LIỆU CHO CUỘC HÀNH TRÌNH ĐI TÌM LĂNG MỘ VUA QUANG TRUNG - Hoàng Hương Trang


                      
                                   Tác giả Hoàng Hương Trang

Từ trước đã có nhiều nhà nghiên cứu sử học đưa ra nhiều giả thuyết về nơi chôn cất vị anh hùng vĩ đại Nguyễn Huệ Quang Trung, nhưng chúng ta vẫn chưa tìm ra được cụ thể nơi nào là lăng tẩm của Người. Vừa rồi, nhân đọc một số tư liệu văn học xứ Thanh, tôi tình cờ bắt gặp một bài thơ lạ từ trước đến nay ít người đọc đến, chưa ai lưu tâm đến bài thơ này, nhưng lại là một bài thơ đặc biệt có nhắc đến nơi chôn cất vua Quang Trung. Tác giả bài thơ đã từng thấy linh cữu vị anh hùng áo vải cờ đào này một cách cụ thể, suy ra là chính tác giả đã từng tham dự trong đám tang này nên mới có bài thơ như thế.

Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2020

NHỮNG BIÊN KHẢO MỚI VỀ VUA QUANG TRUNG - Trần Đức Anh Sơn

Từ năm 2015 trở lại đây, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính (học giả người Việt ở Mỹ) trở nên nổi tiếng ở trong nước, với những biên khảo mới xuất bản về lịch sử Việt Nam và nhà Tây Sơn.

Học giả Nguyễn Duy Chính đi tìm bức chân dung của vua Quang Trung trong Thư viện Getty ở California, Hoa Kỳ. Ảnh: T. H.BÍCH


NHỮNG BIÊN KHẢO MỚI VỀ VUA QUANG TRUNG
                                                                 Trần Đức Anh Sơn

BỘ BIÊN KHẢO ĐỒ SỘ

Từ tháng 9.2015 đến nay, Nguyễn Duy Chính đã gửi 16 đầu sách viết về lịch sử và văn hóa Việt Nam và Trung Hoa mà ông là soạn giả để xuất bản ở Việt Nam. Trong đó, có bộ “tổng tập” về cuộc chiến chống lại quân xâm lược Mãn Thanh do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo và lịch sử Việt Nam từ thời Lê mạt đến đầu thời Nguyễn.

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

VỊ QUÂN SƯ TÀI CAO ĐỨC TRỌNG ĐƯỢC VUA QUANG TRUNG BA LẦN VIẾT CHIẾU CẦU HIỀN

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp là danh sĩ cuối đời Hậu Lê và Tây Sơn. Không chỉ là một người thầy đức cao vọng trọng ông còn là một vị quân sư đắc lực.


                                         Tượng đúc La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp


VỊ QUÂN SƯ TÀI CAO ĐỨC TRỌNG ĐƯỢC VUA QUANG TRUNG BA LẦN VIẾT CHIẾU CẦU HIỀN

Vị ẩn sĩ tài cao đức trọng

Trong lịch sử Việt, cùng với Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Đình Chiểu... Thì La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp là cái tên được lưu danh bởi tài cao đức trọng. Ông là một danh sĩ nổi tiếng đời hậu Lê và Tây Sơn, sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc.

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2020

KỶ NIỆM 230 NĂM CHIẾN THẮNG NGỌC HỒI ĐỐNG ĐA - Trịnh Sinh



KỶ NIỆM 230 NĂM CHIẾN THẮNG NGỌC HỒI – ĐỐNG ĐA 
                                                                                           Trịnh Sinh

Trưa mồng 5 Tết Nguyên đán Kỷ Dậu (1789), trong tiếng khải hoàn, vua Quang Trung mang đại quân vào thành Thăng Long với chiếc áo chiến bào đen sạm khói súng của những ngày đêm chiến đấu ác liệt. Nhân dân kinh thành tràn ngập trong niềm vui chiến thắng, đổ ra chật phố phường đón chào người anh hùng vừa lập nên chiến công thần kỳ. Quân Tây Sơn hân hoan ăn Tết khai hạ tại thành Thăng Long, đúng như lời Quang Trung đã hứa với quân sỹ trước đó tại Tam Điệp.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược mà tiêu biểu và quyết định là chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa là một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Tự hào về người anh hùng áo vải cờ đào bách chiến bách thắng, nhà quân sự thiên tài Quang Trung - Nguyễn Huệ.

*

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2019

GIẢI MÃ VŨ KHÍ CÓ “HỎA LỰC KHỦNG KHIẾP” THỜI BẤY GIỜ CỦA VUA QUANG TRUNG - Vũ Đình Thanh

Nguồn:
https://www.nguoiduatin.vn/giai-ma-thu-vu-khi-khung-nhat-the-gioi-cua-hoang-de-quang-trung-a445633.html

Nhận được bài viết của kỹ sư tên lửa Vũ Đình Thanh nhân kỷ niệm ngày mất của vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ. Nhận thấy những phân tích của kỹ sư Vũ Đình Thanh dựa trên những nghiên cứu nghiêm túc của một nhà khoa học, chúng tôi trân trọng gửi đến độc giả bài viết như một tài liệu tham khảo, kính mong độc giả đón nhận.
                                                                Báo điện tử Người Đưa Tin


GIẢI MÃ VŨ KHÍ CÓ “HỎA LỰC KHỦNG KHIẾP” THỜI BẤY GIỜ CỦA VUA QUANG TRUNG


                                   Tượng đài tưởng nhớ vua Quang Trung.

Là một kỹ sư tên lửa, hiện đang làm việc cho một tập đoàn nghiên cứu và sản xuất tên lửa tại châu Âu, sau một thời gian dài tìm hiểu kỹ lưỡng các vũ khí thời vua Quang Trung, tôi rất mong muốn truyền tải một sự thật mà người Việt Nam chúng ta nên biết và có quyền biết: vua Quang Trung là nhân vật rất đặc biệt về công nghệ sản xuất vũ khí. Chính ông là người đã sản xuất những vũ khí “khủng” nhất thế giới thời đó.
                                                                       Kỹ sư Vũ Đình Thanh

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

VÌ SAO PHƯƠNG TÂY “NGẢ MŨ” THÁN PHỤC CHIẾN HẠM THỜI TÂY SƠN


         Mô hình chiến hạm Định Quốc thời Tây Sơn trưng bày tại bảo tàng ở Bình Định.
         Nguồn ảnh: Wikipedia


     VÌ SAO PHƯƠNG TÂY “NGẢ MŨ” THÁN PHỤC 
     CHIẾN HẠM THỜI TÂY SƠN

Không ít nhà nghiên cứu khẳng định, hải quân Tây Sơn dưới thời Nguyễn Huệ là lực lượng hùng mạnh bậc nhất Đông Nam Á, họ có những chiến hạm mà tới cả phương Tây phải kinh ngạc và thán phục.
Chiến hạm là phương tiện cơ động và chiến đấu không thể thiếu ở các quốc gia có nhiều sông ngòi, kênh rạch, đầm hồ và vùng biển lớn như nước ta.
Suốt các triều đại lịch sử kể từ khi lập nước, thủy quân và chiến hạm luôn được các vị Vua Đinh, Lý, Trần, Lê... coi trọng phát triển. Mỗi triều đại, chiến hạm luôn có nét riêng phù hợp với yêu cầu dựng nước và giữ nước.
Tuy vậy, chiến hạm triều Tây Sơn được giới sử học đánh giá là tạo bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật quân sự. Thậm chí, dành được vô số sự thừa nhận, khen ngợi từ giới quân sự phương Tây thời điểm đó.

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

TRẬN NGỌC HỒI – ĐỐNG ĐA 230 NĂM TRƯỚC TRONG SỬ SÁCH VIỆT - HOA


       
                            Vua Quang Trung
                                 1753-1792


TRẬN NGỌC HỒI – ĐỐNG ĐA 
230 NĂM TRƯỚC TRONG SỬ SÁCH VIỆT - HOA

Cách đây 230 năm, vào mùng 5 tết Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung chỉ huy trận Ngọc Hồi - Đống Đa vĩ đại, đánh tan quân xâm lược nhà Thanh.
Bộ sử chính thống của nhà Nguyễn là Đại Nam liệt truyện, chép về nhà Tây Sơn trong phần Truyện Ngụy Tây, tuy có rất nhiều bài bác, nhưng với chiến thắng vẻ vang này của dân tộc, cũng mô tả rất hào hùng:

"Mờ sáng mồng 5, (quân Tây Sơn) tiến sát đến lũy Ngọc Hồi, trên lũy đạn bắn xuống như mưa, Huệ sai chiến sĩ đội ván gỗ để xông vào trận, mà tự thúc voi đốc đằng sau. Khi đã phá được cửa lũy, đều ném ván gỗ xuống đất, đem dao ngắn chém bừa đi, quân nước Thanh chống chọi không được, tan vỡ chạy ra bốn mặt gặp máy chôn ngầm, lại bị chấn địa lôi nổ ra, chết và bị thương rất nhiều. Quân Tây Sơn đánh trống reo hò tiến đi liền phá được các đồn Văn Điển, Yên Quyết. Đô đốc nước Thanh là Hứa Thế Hanh, Tổng binh là Trương Triều Long, Thượng Duy Thăng, Tri phủ Điền Châu là Sầm Nghi Đống đều chết cả".

Về viên chủ tướng của quân Thanh là Tôn Sĩ Nghị, Liệt truyện viết về cách rút lui hèn nhát của hắn:

"Nghị ở bãi cát nghe tin báo, một mình cưỡi ngựa chạy về Bắc, tướng sĩ tranh cầu để sang sông, cầu gãy ôm lấy nhau xô nhau lặn xuống sông chết đuối kể đến hàng vạn, nước sông Nhị Hà vì thế chảy không được".