Nguồn:
https://nhactrinh.vn/bi-kich-trinh-cong-son/
(Ghi
theo lời của Trịnh Cung trong một buổi nói chuyện ngày 4-4-2001)
BI
KỊCH TRỊNH CÔNG SƠN – Trịnh Cung
Tôi gặp Trịnh Công Sơn vào năm 1956 tại Huế, lúc đó Sơn khoảng
17 tuổi và tôi 18 tuổi. Chúng tôi chơi với nhau vì cùng tâm hồn thi ca, và bởi
vì lúc đó tôi chưa hề là họa sĩ.
Sơn thích thơ của tôi và đã phổ bài “Cuối cùng cho một tình yêu” năm đó. Trước đó, Trịnh Công Sơn đã viết
“Ướt Mi”, “Thương một người” và “Nhìn
những mùa Thu đi”. Ngôn ngữ của “Ướt
Mi”, “Thương một người” và “Nhìn những mùa Thu đi” còn nhẹ nhàng,
và còn có gì đó ảnh hưởng của Đặng Thế Phong trong “Giọt Mưa Thu” hoặc “Buồn Tàn
Thu” của Văn Cao, nhưng đến khi Sơn phổ nhạc bài thơ của tôi, nhạc của Sơn
bắt đầu một chương khác, do ngôn ngữ của bài thơ lúc đó rất là mới. Tôi đã dùng
những chữ “đói”, “mỏi” trong thơ, mà lúc này Sơn lại thích bài thơ đó. Tuy nhiên
theo tôi, bài Diễm Xưa của Sơn mới là mở đầu của một Trịnh Công Sơn hoàn toàn mới
lạ và cực kỳ hấp dẫn trong nhạc trẻ, giới trẻ hồi đó.