BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Thắng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Thắng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

LỜI TIỄN BIỆT ĐỖ TƯ NGHĨA CỦA HAI NGƯỜI BẠN VƯỜN ĐÀO – Nguyễn Thắng và Đoàn Đức


Nhà thơ Đỗ Tư Nghĩa
 


6 giờ 15 phút ngày 16 tháng 9 năm 2021, Cành-Đào bỗng gãy! Hoa Đào ngát hương phủ đầy mặt đất. Than ôi! Nghĩa đã mất thật rồi! Thời gian như ngừng lại... Hai đứa Thắng – Đức mắt nhòa lệ, tưởng như nhìn thấy cô giáo cũ Nguyễn Thị Nhã đang nắm tay Nghĩa dẫn đến lớp Đệ Tứ 2, trong ngôi trường Nguyễn Hoàng 57 năm về trước.

Từ nay không còn đủ “Tam-Anh-Vườn-Đào” mà Cô thường nhắc, để cố gắng học hành cho xứng với tên.
Nhớ ngày nào ba đứa chúng ta cùng nhau sáng chiều, mưa nắng đến trường. Những buổi học chung, những lần bắt chim, những ngày chủ nhật đi hái sim, hái ổi tận An Đôn, Nhan Biều…
 
Trong lớp, ba đứa luôn ngồi bàn đầu trước thầy cô giáo. Nghĩa giành ngồi giữa để có được Thắng – Đức cả hai bên, sao khôn thế? Những buổi thuyết trình trước lớp, Nghĩa cũng giành đọc phần giữa, không chịu trình bày nhập đề và kết luận, bởi biết rằng có Thắng và Đức kề bên.
 
Lên Đệ nhị cấp, Nghĩa cùng Đức về một lớp Ban C. Tội cho Thắng một mình lạc lõng ban B. Từ ấy, ba đứa chỉ còn gặp nhau cuối tuần hoặc mỗi tháng. Rồi dù tay vẫn còn nắm, nhưng đã buông lơi. Bởi những bóng hồng xinh đẹp vờn qua hư ảo.
 
Chúng ta vẫn nhớ nhau, gặp nhau dù mỗi người đi một lối. Đôi lúc ngồi lại, nhắc chuyện thuở học Đệ nhất cấp…
 
Lên Đại học, Thắng rẽ lối Y Khoa, chỉ còn lại Nghĩa Đức cùng vào Văn Khoa. Bốn năm Nghĩa đi vào con đường Triết học, truy tìm chân lý cùng Mậu Minh, Đình Hạnh, Lương Tuấn, Như Ngân… chọn nẻo về của ý để diễn đạt hết lòng mình.
Thắng và Đức đứng xa, nhìn hạnh phúc trong vòng tay của Nghĩa.
 
Chúng ta lời chưa nói, đêm nào đã nói; thường chúc phúc cho nhau dù mỗi người một nẻo. Nhưng sợi chỉ hồng “Vườn-Đào” vẫn luôn kết nối chúng ta, dù mỏng manh - bởi Cô Nhã đã buộc vào ba đứa từ độ hoa niên – không tài nào gỡ ra được! Thế nên, chúng ta luôn nhớ về nhau và mong gặp mỗi khi có dịp. Cho dù xa xôi cách trở bởi sông núi, chúng ta luôn gần gũi vì hằng nghĩ đến nhau trong tâm hồn.
 
Nay bạn ra đi, hai đứa còn lại buồn đau vì thấy mất đi một cái gì không nói được: đó là con tim thời thơ ấu chúng ta. Nó chiếm hết một phần ba đời người. Nghĩa là một phần đời của Thắng và Đức. Và ngược lại!
 
Nay về lại cố quận, Nghĩa được Cô Nhã, Thầy Bá, Thầy Tâm mừng đón rồi cùng họp mặt với các bạn đồng môn khác…
 
Nơi đây, Thắng với Đức luôn nghĩ Nghĩa không bao giờ mất đi. Nghĩa vẫn còn đó! Dalat là Nghĩa – Nghĩa là Dalat. Nghĩa hiển hiện phơi phới diệu kỳ giữa rừng thông cao vút, trên mặt hồ đầy sương mù, bên dòng suối thơ mộng và trong những cơn mưa nhạt nhòa hay nắng ấm vàng rực muôn ngàn cánh hoa dã quỳ thương nhớ. Thế là Thắng và Đức vẫn dễ dàng gặp Nghĩa dù âm dương cách biệt đôi đàng!
 
Thôi, chia tay với Nghĩa như ngày xưa, chia tay với con Phượng Hoàng gục chết giữa lửa hồng để hồi sinh trong những tác phẩm để đời!
 
Cho Thắng và Đức ngăn dòng lệ chảy tràn trên má để cố gắng mỉm nụ cười nhìn bạn đi xa.
 
                                     Viết cho Nghĩa ngày 17 tháng 9 năm 2021.
                                              Nguyễn Thắng – Đoàn Đức



      
Tam Anh Vườn Đào Trung học Nguyễn Hoàng (1960-1967)

Đỗ Tư Nghĩa và  Đoàn Đức

Đoàn Đức và Nguyễn Thắng





Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

CON RÙA LỚN ĐỘI NÚI - BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG - Đức Hạnh và thi hữu

Một bài thơ đã 5 thế kỷ qua, bây giờ càng đọc, càng thấy rất thời sự, tưởng như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đang nói vối chúng ta hôm nay, về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển Đông

    
                             Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm


CON RÙA LỚN ĐỘI NÚI

Núi tiên biển biếc nước trong xanh,
Rùa lớn đội lên non nước thành.
Đầu ngẩng trời dư sức vá đá,
Dầm chân đất sóng vỗ an lành.
Biển Đông vạn dặm dang tay giữ,
Đất Việt muôn năm vững trị bình.
Chí những phù nguy xin gắng sức,
Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình.

                   Nguyễn Bỉnh Khiêm


BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG
"Thtk"

BIỂN sóng vùng lên trải sự tình
ĐÔNG vùng hải phận lắm chằn tinh
VẠN đời quyết liệt trừ quân Hán
DẶM nẻo đồng tâm diệt lũ kình
GIĂNG bẫy tiêu thù... vui tổ quốc
TAY còn khử giặc thắm bình minh
GIỮ toàn lãnh thổ ngời non nước
ĐẤT VIỆT MUÔN NĂM VỮNG TRỊ BÌNH

Đức Hạnh
27 07 2019

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

TÌNH DÂNG - Đức Hạnh & Thi Hữu


    


TÌNH DÂNG
‘Thủ nhất thanh,Thủ vĩ ngâm’

Tình dâng biển nhớ trỗi đêm ngày
Tình trổ hoa hồng ước vọng bay
Tình nghĩa chân thành không biến đổi
Tình yêu giả dối sẽ phơi bày
Tình non sáng tỏ ngời sông mộng
Tình nước công bình đẹp cảnh mai
Tình nở tâm hồn luôn hạnh phúc
Tình dâng đất Mẹ trỗi đêm ngày.

Đức Hạnh
11 06 2019


CÁC BÀI HỌA:


VẪN MONG NHƯ VẬY
“Tnt Tvn”

Tình ngự trong ta chiếm cả ngày
Tình nhòa phố thị thoáng rồi bay
Tình sông chẳng cạn đâu dời đổi
Tình biển không lung dẫu hóa bày
Tình đến trời nam tầm bến mộng
Tình vào đất mẹ thỏa nhành mai
Tình luôn thúc đẩy người nhân thế
Tình của non sông đẹp mọi ngày.

 Lan Tím
11 06 2019

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

KÍNH MỪNG NGÀY LỄ CỦA MẸ 12/05/2019 - Đức Hạnh và Thi Hữu


    


MẸ
“Thủ nhất tự, Thủ vĩ ngâm”
Mẹ trải cuộc đời dẫu nắng mưa
Mẹ như biển cả nói sao vừa
Mẹ dòng suối nhạc hòa trăng nước
Mẹ cánh hoa hồng nở sớm trưa
Mẹ đã dìu con từng bước một
Mẹ luôn chỉ lối những đường bừa
Mẹ nguồn sữa ngọt đầy tâm khảm
Mẹ trải cuộc đời dẫu nắng mưa.

Đức Hạnh
12 05 2019

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

LỜI RIÊNG…TRONG TẬP SÁCH "ĐOÀN ĐỨC VÀ NHỮNG HOÀI NIỆM VỀ THẦY CÔ CŨ" - Đoàn Đức, Lê Mậu Minh, Đào Văn Nhẫn, Đỗ Tư Nhơn, Tống Văn Thụy, Đỗ Tư Nghĩa, Nguyễn Thắng, Nguyễn Đình Hạnh, Hồ Trị, Trần Phong Dũng,Ngô Thị Hương Thủy,Nguyễn Lương Tuấn, Trần Quang Chu, Nguyễn Văn Trị, Võ Thị Quỳnh, Huỳnh Bá Huy, Trần Ngọc Hợp, Lê Mậu Trúc, Nguyễn Phụng Lương Nhi, Lê Duy Đoàn, Hoàng Văn Thắng, thầy Hồ Si ̃Châm


       

LỜI RIÊNG…TRONG TẬP SÁCH 
"ĐOÀN ĐỨC VÀ NHỮNG HOÀI NIỆM VỀ THẦY CÔ CŨ"

Thoạt đầu Lê Mậu Minh khởi xướng và yêu cầu tất cả các bạn viết bài cho đặc san về khối lớp 1960-1967 của trường Trung học Nguyễn Hoàng Quảng Trị và lấy tên là Hoa Bất Tử. Tôi lúng túng làm một bài thơ gởi cho Mậu Minh đăng, thì vợ tôi chê dở. Hai tháng vẫn không viết được một chữ nào, trong khi đó các bạn tôi đều viết xong để gởi đăng, tôi lo lắng vì đến hạn mà vẫn chưa xong. Bạn Nguyễn Thắng ở Huế cá với Nguyễn Đình Hạnh ở Đông Hà 10 triệu đồng rằng tôi viết không tới hai trang giấy A4. Đình Hạnh điện thoại nói với tôi: “Hồi xưa bạn học ban C văn chương, sinh ngữ mà nay không viết được chữ nào để Thắng cười à. Hãy giúp mình thắng cá độ đi”. Tôi liền ngồi viết một mạch về thầy Trần Thương Bá, được 34 trang viết tay A4. Ban biên tập gồm Lê Mậu Minh, Nguyễn Văn Quang… khi duyệt bài thì bảo rằng: “Không đăng được vì quá dài, mà cắt ngắn thì không nỡ”. Hơn nữa, đã có anh Đỗ Tư Nhơn viết về thầy Bá nên Ban Biên tập đề nghị tôi nên viết về thầy cô cấp II. Tôi tự ái trả lời: “Thế thì tôi sẽ viết luôn một loạt bài về quý thầy cô, các bạn muốn đăng sao thì đăng”. Nói là làm, tôi viết liên tục về bảy thầy cô. Sau khi đọc xong các bạn khuyên tôi không nên đăng vào tập san chung nữa mà in riêng thành một tập dành tặng cho quý thầy cô, các bạn cùng lớp và cho cả chính tôi. Trong quá trình viết, tôi nhận được rất nhiều niềm vui trong đó có sự động viên của hiền nội tôi - Cao Thị Thanh Nhàn, công đánh máy của con gái và con dâu tôi (dù tôi biết các cháu đôi lúc cũng thấy phiền vì sự lẩm cẩm của ba chúng), cũng không quên ơn cô Thoa – một người bạn vui tính – đã đánh máy cho tôi khi các con tôi bận. Tôi chắc sẽ không quên vẻ mặt nhăn nhó của Đào Văn Nhẫn khi phải đọc và sửa lỗi các trang viết qua email, tranh cãi về trích dịch tiếng Pháp từ nguyên tác dù đây là ký ức chứ không phải tôi dịch hay sáng tác. Còn Nguyễn Đình Hạnh thì hứa mà chỉ sửa sơ lược phần thi ca trong bài. Đỗ Tư Nghĩa thì lười. Nguyễn Văn Quang, Tống Văn Thụy thì tế nhị, cả nể. Nguyễn Thắng thì bận rộn khám bệnh, Nguyễn Văn Hóa chịu khó đọc lại các bản nguyên tác Hán - Nôm để sửa, không những về từ ngữ, dấu chấm phẩy mà còn lo cả phần kiểm duyệt (Đúng là nguyên thầy giáo chuyên văn kiêm giám đốc nhà in!). Riêng cảm ơn Nguyễn Trường Thi, học trò cũ của tôi, đã giúp đính chính những thiếu sót, thêm vào một số nguồn có liên quan đến Anh ngữ và về thầy Gary Carkin, trình bày vi tính, dàn trang và đề nghị khổ sách… trước khi gởi bản thảo cho nhà xuất bản. Cũng không quên cảm ơn nhà tài trợ chuyến đi Đà Lạt - Nguyễn Thắng, do thua cá cược 10 triệu đồng nên tháng 3/2017 đã cùng vợ vào Sài Gòn đưa Đình Hạnh, Mậu Minh, vợ chồng tôi, Võ Cẩm, cô Thoa đi Đà Lạt thăm Đỗ Tư Nghĩa để tiêu cho hết tiền thua độ. Tiếc là Mậu Minh không đi được.
Ôi qua bao nhiêu năm mà tôi vẫn còn được trở về “tuổi thơ chí chóe cùng chúng bạn”. Thật diễm phúc biết bao!