BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Công Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lê Công Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2023

GẶP LẠI NHỮNG NHÀ VĂN TUỔI NGỌC - Lê Công Sơn

Trước 1975, song song với việc ra báo dành cho tuổi mới lớn thì nhiều nơi còn chủ trương thực hiện các tủ sách viết về học trò, trong số ấy, đình đám nhất vẫn là Tuổi Ngọc.
Việc NXB Văn hóa Văn nghệ (TP.HCM) quyết định làm “bà đỡ” cho một số tác giả của “thiên đường không tuổi” này trở lại đã mang đến bất ngờ thú vị cho độc giả.
 

     GẶP LẠI NHỮNG NHÀ VĂN TUỔI NGỌC
                                                                                     Lê Công Sơn
 
Các nhà văn Tuổi Ngọc có sách xuất bản vừa ra mắt là Đinh Tiến Luyện với “Anh Chi yêu dấu”, Từ Kế Tường ngọt ngào “Tình yêu có màu gì”, Mường Mán say sưa “Cạn chén tình”, Hoàng Ngọc Tuấn tít tận “Ở một nơi ai cũng quen nhau”, Nguyễn Thị Minh Ngọc hoài niệm “Tuổi ngọc ngày chưa xưa” cùng Đoàn Thạch Biền hồn nhiên với “Đâu phải cái gì cũng mong manh”. Đây là những cây bút góp mặt thường xuyên trên tuần báo Tuổi Ngọc mà những trang viết của họ từng tạo thành hiện tượng của dòng văn học “tươi xanh”, hay còn gọi bằng một cái tên quen thuộc “Tuổi của những tháng năm đẹp nhất đời người”.

       

    

                 
   

Thứ Hai, 16 tháng 8, 2021

RƯNG RƯNG TÌNH NGƯỜI SÀI GÒN THỜI DỊCH COVID 19 QUA TRANH VẼ CỦA LÊ SA LONG – Lê Công Sơn

Hình ảnh nữ bác sĩ vắt sữa nuôi bé gái mắc Covid-19, những quán cơm trưa 0 đồng, cây ATM gạo... với tình cảm ấm áp mà người Sài Gòn dành cho nhau được họa sĩ Lê Sa Long thể hiện thật sự xúc động.
 
           
                                                  Họa sĩ Lê Sa Long

Câu chuyện của nữ bác sĩ Phạm Thị Thanh Thúy (30 tuổi, quê ở tỉnh Lâm Đồng) đang làm việc tại khoa Cấp cứu - Bệnh viện Trưng Vương TP.HCM khiến cho trái tim họa sĩ Lê Sa Long se thắt. Anh cho biết: “Trên Facebook, chị ấy viết: Mẹ của bé đi chợ tiếp xúc với F0 hồi nào không hay rồi nhiễm bệnh, lây luôn cho chồng và hai đứa con. Người mẹ suy hô hấp nặng đang điều trị tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Còn bố và hai đứa con nhỏ được chuyển sang Bệnh viện Trưng Vương điều trị. Nhìn vào ai cũng xót thương nên đồng nghiệp sắp xếp chỗ tốt nhất trong khoa cho ba bố con nằm chung. Riêng bé gái 7 tháng tuổi vẫn còn bú sữa mẹ dù đã được tập bú sữa công thức khi vào viện nhưng vẫn chưa quen nên đói khóc. Nhận thấy bé gái gần bằng với tuổi con mình đã phải xa mẹ, cứ sau ca trực khi trở về chỗ nghỉ tôi lại vắt sẵn sữa của mình cho vào tủ lạnh. Mỗi ngày đến bệnh viện, tôi đều mang theo sữa của mình để dành riêng cho bệnh nhi Covid -19”.


       
Bức tranh 'Dòng sữa ngọt ngào' của họa sĩ Lê Sa Long đầy cảm xúc
                                               Ảnh: Lê Sa Long


Đọc đến đây, họa sĩ Lê Sa Long đã quyết định đến ngay bên giá vẽ để hoàn thiện bức tranh đầy cảm xúc. Anh cho biết: “Khi vẽ mặt và chân tay của bé để thấy rõ là cô bé hiếu động, nhìn thấy cưng gì đâu”. Và bức tranh vẽ bằng bằng chất liệu pastel và than trên giấy Canson của Lê Sa Long trong một khoảnh khắc đã thực sự “đốn tim” người xem.

 
      
Bức tranh 'Một thiên thần trong mùa dịch' của họa sĩ Lê Sa Long gây xúc động mạnh
                                                  Ảnh: Lê Sa Long
 

Họa sĩ Lê Sa Long kể tiếp: “Khi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đưa video clip xúc động về một bệnh nhi Covid-19 mới 5 tuổi được đưa đi điều trị, khi ba của bé gái cũng bị nhiễm Covid-19, mẹ bé là F1 đi cách ly tập trung, tôi thấy thương vô cùng. Bé sống với bà ngoại và dì thì người bà cũng mắc Covid-19. Đoạn clip quay lại hình ảnh cô bé một mình lên xe cấp cứu để đến Bệnh viện Trưng Vương điều trị Covid-19, với hình dáng nhỏ bé trong trang phục phòng hộ cá nhân rộng thùng thình, một mình leo lên chiếc xe cấp cứu..., không thể không rớt nước mắt”.
 
Nói thêm về hoàn cảnh ra đời bức ảnh Một thiên thần trong mùa dịch, Lê Sa Long tiết lộ: “Từ bên kia bờ Thái Bình Dương xa xôi, ông bạn tôi khi xem video clip xong, hôm qua có gọi điện về hỏi thăm tình hình Sài Gòn sao, rồi “đặt hàng” Long vẽ hình ảnh cháu bé lúc xoay người chuẩn bị lên xe đi cách ly. Ông vẽ sớm gửi qua để tôi treo về trận dịch bệnh kinh hoàng đầu thiên niên kỷ …. Tôi bảo, khỏi cần nói cũng đã vẽ xong, bạn không tin thì mình đưa lên Facebook sớm cho bạn xem nhé.”
 
Đường Trường Sa - kênh Nhiêu Lộc những ngày giãn cách
 

          ATM gạo "lướt ống" độc đáo ở nhà thờ Tân Sa Châu, Q. Tân Bình


             Quán cơm trưa 0 đồng hỗ trợ người nghèo vượt qua Covid – 19




                               "Chú bán vé số ơi, nhận thùng mì này về dùm..."



                               Cửa hàng 0 đồng, nét đẹp của người Sài Gòn


                 Tranh vẽ hai cha con mưu sinh thời dịch Covid-19, 

                được họa sĩ Lê Sa Long vẽ nhân Ngày của Cha (20/6). Ảnh: Lê Sa Long

 
Họa sĩ Lê Sa Long "bật mí" thêm về người bạn tâm giao xa xứ của mình: “Hôm qua anh ấy ‘lai trim’ (livestream - PV), ảnh cầm đàn hát ca khúc bài này khi anh em ngồi quán nhỏ khu Miếu Nổi ảnh hay hát. Giọng ảnh nghe vốn rất hay nay nghe sao tình cảm và da diết quá:


…Đêm nhớ về Sài Gòn
Tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa
Ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa
Ai sầu trong quán úa
Bóng mẹ hiền mờ mờ bên song
Mắt người tình một trời mênh mông .
Gợi bao nhiêu cho cùng ….

 
Kết cuộc gọi, ảnh còn dặn: Long ơi. Vẽ Sài Gòn phố, nhớ nghen…”
 
Và không chỉ có họa sĩ Lê Sa Long mà mọi người ai cũng đều rưng rưng cảm xúc về Sài Gòn - TP.HCM khi xem những bức tranh vẽ lúc phố xá lặng im trong những ngày giãn cách, khi mọi người đang cùng nắm tay nhau, động viên nhau cùng vượt qua khó khăn giữa cơn đại dịch Covid - 19 đầy mệt mỏi.
 
                                                                                     Lê Công Sơn
 
Nguồn:
https://thanhnien.vn/van-hoa/rung-rung-tinh-nguoi-sai-gon-giua-mua-dich-qua-tranh-cua-le-sa-long-1405197.html
 

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

THÂM CUNG BÍ SỬ: CHUYỆN PHI TẦN, THỊ NỮ CỦA VUA TỰ ĐỨC - Lê Công Sơn

Lâu nay, chuyện "thâm cung bí sử” của nhà vua thường chỉ được biết qua sách sử. Tuy nhiên lần đầu tiên, Charles-Édouard Hocquard - một thầy thuốc quân y kiêm nghệ sĩ nhiếp ảnh người Pháp đã hé lộ nhiều chuyện về phi tần, thị nữ của vua Tự Đức.

                                             Điện Càn Thành - Palais du Musée
                                             Ảnh: Charles – Édouard Hocquard

THÂM CUNG BÍ SỬ: CHUYỆN PHI TẦN, THỊ NỮ CỦA VUA TỰ ĐỨC 
                  Lê Công Sơn

Nếu nói tới phi tần, thị nữ của nhà vua thì nhiều vô kể. Cuốn sách Một chiến dịch ở Bắc Kỳ (Omega và NXB Đà Nẵng ấn hành), kể: “Tự Đức có một trăm lẻ tư bà phi tần. Phi tần được chia làm chín bậc, mỗi bậc có một danh xưng khác; họ ăn mặc và hưởng bổng lộc theo quy định của triều đình tùy vào thứ bậc của họ. Bổng lộc này không đáng kể lắm: Hoàng hậu mỗi năm nhận một nghìn xâu tiền, tương đương khoảng 800 franc, cùng hai trăm năm mươi đấu gạo màu, năm mươi đấu gạo trắng và sáu mươi súc lụa để may xiêm y; các bà nhất giai phi thì chỉ có năm trăm xâu tiền, hai trăm lẻ năm đấu gạo màu, bốn mươi lăm đấu gạo trắng và bốn mươi tám súc lụa; các bà cửu giai tài nhân thì chỉ được nhận phần lương bổng ít ỏi gồm năm mươi ba xâu tiền, một trăm tám mươi đấu gạo màu, năm mươi sáu đấu gạo trắng và mười hai súc lụa”.

      
                Một trong các cửa sơn son ở hậu cung triều đình Huế
                Ảnh: Charles – Édouard Hocquard

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

TÍNH CÁCH DỊ THƯỜNG CỦA TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT QUA GÓC NHÌN NHÀ SỬ HỌC HÀN QUỐC CHOI BYUNG WOOK - Lê Công Sơn

Vùng đất phương Nam ghi dấu công lao của người hùng Lê Văn Duyệt. Ông là một trong 3 vị quan Tổng trấn thành Gia Định có uy tín và được dân yêu kính, tôn sùng dù tính cách có phần lập dị.


Tượng Tả quân đúc bằng đồng nguyên chất tại khu Lăng thờ Lê Văn Duyệt ở TP.HCM
Ảnh: T.L


TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT QUA GÓC NHÌN NHÀ SỬ HỌC HÀN QUỐC CHOI BYUNG WOOK
                                                                                     Lê Công Sơn

Nguồn gốc của thành Gia Định, theo sách Vùng đất Nam bộ dưới triều Minh Mạng (1820 -1841) của nhà sử học Hàn Quốc Choi Byung Wook (do Omega và NXB Hà Nội ấn hành):

“Gia Định thành được thành lập vào năm 1808, sau thời gian triều đình Huế lập ra Bắc Thành với bộ máy hành chính được giao cho các võ quan và củng cố quyền lực bằng vai trò của người Hoa định cư tại đây. Nguyễn Văn Nhân được chỉ định làm quan Tổng trấn đầu tiên của thành Gia Định. Sau này, Nguyễn Huỳnh Đức và Lê Văn Duyệt kế nhiệm. Quan Phó Tổng trấn Gia Định thành, có thể xác định: Trương Tiến Bảo (quê Vĩnh Long) và Trần Văn Năng (quê Khánh Hòa). Hai Hiệp trấn là Trịnh Hoài Đức và Ngô Nhân Tịnh lần lượt quê ở trấn Biên Hòa và Phiên An, thuộc Nam Bộ”.

                Cảnh Lăng Ông Bà Chiểu xưa - nơi thờ Tả quân Lê Văn Duyệt. Ảnh: T.L