BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐẾ HỆ THI CỦA VUA MINH MẠNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐẾ HỆ THI CỦA VUA MINH MẠNG. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2023

ĐẾ HỆ THI CỦA VUA MINH MẠNG - Đoàn Như Tùng Tony


Kim sách Đế Hệ Thi

Vua Minh Mạng đã tìm ra phép đặt tên đôi, theo đó, người kế nghiệp khi nối ngôi, có thể lấy một chữ làm tên, lấy chữ Nhật làm nghĩa tượng trưng ngôi vua. Dòng đế (Đế hệ) được kế thừa đế nghiệp và dòng thân (Phiên hệ) là để bảo vệ Đế hệ. Vua đã thảo 11 bài thơ, gồm bài Đế hệ thi và 10 bài Phiên hệ thi. Đế hệ thi có 20 chữ với ý nghĩa tốt lành và uyên bác, dùng làm từ đứng trước cho 20 đời nối tiếp sau kể từ đời vua Minh Mệnh gồm:

Miên, Hồng (Hường), Ưng, Bửu, Vĩnh
Bảo, Quý, Định, Long, Trường
Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật
Thế, Thụy (Thoại), Quốc, Gia, Xương

Theo phép này, tất cả con trai của vua Minh Mệnh đều phải có từ đứng trước là Miên, sau là tên do Hoàng gia đặt; con trai của thế hệ Miên đều phải có tên bắt đầu bằng Hồng (Hường), sau là tên do Hoàng gia đặt; con trai của thế hệ Hường lại lấy từ đứng trước là Ưng, sau là tên do Hoàng gia đặt... cứ thế đến hết 20 chữ của bài thơ Đế hệ.
Với Đế hệ thi, vua Minh Mệnh mong muốn thế hệ sau truyền nối ngôi vua tới 20 đời, được 500 năm. Tuy nhiên, cuối cùng, dừng lại ở chữ Vĩnh, tức thế hệ thứ 5, đời vua thứ 13 triều Nguyễn.