BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Trí Quảng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Trí Quảng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2024

PHẢN BIỆN VỀ NHỮNG SAI LẦM CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH CHÂN TÍNH - Vũ Thế Ngọc

TS Vũ Thế Ngọc học Triết học, Văn học và Khoa học xã hội ở Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn trước năm 1975. Sau sang Mỹ học tiếp, tốt nghiệp Cao học xã hội, Tiến sĩ Nhân chủng học và tiến sĩ Kinh tế, Đại học California Santa Barbara. . Ông là tác giả và dịch giả của một số tác phẩm triết học Đông phương: Trí tuệ giải thoát, Lão Tử Đạo đức kinh, Thế giới thị ca thiền hàn, Trà kinh,...
Ở Việt Nam vào năm 1981, giáo sư Vũ Thế Ngọc đã dịch và giới thiệu một phần. Đến tiết thu phân Quý Mùi giáo sư đã dịch toàn bộ tác phẩm Đạo Đức Kinh – bản Mã Vương Đôi ở trên ra Việt ngữ dưới dạng: Hán – Hán Nôm – Việt ngữ – Anh ngữ.

TS Vũ Thế Ngọc 


Vừa qua, nhân sự kiện sư Thích Minh Tuệ nổi tiếng trên mạng xã hội, TT Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp, đã có bài nói chuyện, tuy ít người chú ý nhưng tôi cho rằng đó chính là cơ sở lý luận học thuật của GHPGVN và của những người không đồng ý với pháp tu Đầu Đà khất thực của sư Minh Tuệ.
    
Trước hết bài của TT Thích Chân Tính đã sai lầm khi cho rằng giáo pháp Đầu Đà là giáo pháp tu hành khắc kỷ quá khích của ngoại đạo mà Thái tử Tất Đạt Đa đã từ khước nên sau đó mới trở thành Đức Phật với giáo lý Trung Đạo. Trong bài nói chuyện này, vô tình hay cố ý TT Thích Chân Tính đã cho rằng hạnh Đầu Đà (dhutanga) mà sư Minh Tuệ đang hành trì “không phải là giáo pháp Phật giáo chính thống vì chính Đức Phật đã khước từ bỏ để theo giáo pháp Trung Đạo nên mới chứng ngộ giải thoát”. Điểm quan trọng là lời giảng này của TT Thích Chân Tính lại trùng khớp với tuyên cáo “Ông Lê Anh Tú không phải là tu sĩ Phật giáo” trong thông báo của TT Thích Đức Thiện, nhân danh GHPGVN, bố cáo với toàn thể tổ chức GHPGVN và đồng bào để nhờ chính quyền can thiệp.