6 cách viết
NGÂU theo tự dạng chữ Nôm trong quyển “Tự Điển Tiếng Nôm” của Lê Văn Kính
Hôm
nọ, anh em khi trà dư tửu hậu có người thắc mắc vì sao gọi là “mưa ngâu”, vì sao gọi là “ông ngâu bà ngâu”. Tất nhiên, truyền
thuyết Ngưu Lang Chức Nữ được đưa ra để giải thích. Người thắc mắc lại hỏi vậy
sao không gọi là “mưa ngưu”, “ông ngưu bà ngưu”. Một ông bạn cho rằng
“ngâu” là cách đọc chệch chữ Ngưu. Thế
là một ông bạn khác cười chế nhạo: “mưa
ngưu” là “mưa trâu” “ông ngưu bà ngưu” là “ông trâu bà trâu” à !?! Vì sao có sự đọc chệch như thế ? Mà vì sao
không đọc chệch theo cách khác đi?
Ông
bạn khác lại cho rằng:
Gọi
là “mưa ngâu”, “ông Ngâu bà Ngâu” vì loài hoa ngâu gắn liền với câu chuyện tình
Ngưu Lang – Chức Nữ từ xa xưa. Hoa ngâu mang ý nghĩa về một tình yêu thủy
chung, với khát vọng tự do trong tình yêu.
Nhưng ông bạn lại không nêu được sự liên quan giữa Ngưu Lang Chức Nữ và
hoa ngâu như thế nào trong truyền thuyết.
Tôi
nghĩ ông bà của ta xưa gọi là “mưa ngâu”,
“ông ngâu bà ngâu” chắc có lý do,
mình thử tra tìm tiếng “NGÂU” trong chữ Nôm (chữ viết của ông bà ta hồi xưa)
xem sao! Chữ Nôm vốn mượn âm và chữ của Hán Tự mà, nên chắc chắn có liên quan về
cách viết, cách đọc thôi.
Hỏi
thăm những bậc tiền bối về Hán Nôm, họ cho biết có tới 6 cách viết NGÂU theo chữ
Nôm. Đó là âm đọc chữ Hán “ngưu” (trâu); kế tiếp là: chữ “ngưu” bộ mộc, chữ
“ngưu” bộ thảo; chữ “ngô” bộ mộc; chữ “ngô” bộ thảo; chữ “ngao” bộ mộc.
Tra
từ điển Hán Nôm trên mạng, tôi tìm ra chỉ có 4 cách viết.
Vẫn còn thiếu 2 cách
viết sau :
- NGÂU là âm Nôm đọc chữ đọc chữ Hán “ngưu” có
bộ mộc: Hoa ngâu.
-
NGÂU là âm Nôm đọc chữ đọc chữ Hán “ngao” có bộ mộc: Hoa ngâu.