Mô
hình chiến hạm Định Quốc thời Tây Sơn trưng bày tại bảo tàng ở Bình Định.
Nguồn
ảnh: Wikipedia
VÌ
SAO PHƯƠNG TÂY “NGẢ MŨ” THÁN PHỤC
CHIẾN HẠM THỜI TÂY SƠN
CHIẾN HẠM THỜI TÂY SƠN
Không ít nhà nghiên cứu khẳng định, hải quân Tây Sơn
dưới thời Nguyễn Huệ là lực lượng hùng mạnh bậc nhất Đông Nam Á, họ có những
chiến hạm mà tới cả phương Tây phải kinh ngạc và thán phục.
Chiến hạm là phương tiện cơ động và chiến đấu không thể
thiếu ở các quốc gia có nhiều sông ngòi, kênh rạch, đầm hồ và vùng biển lớn như
nước ta.
Suốt các triều đại lịch sử kể từ khi lập nước, thủy
quân và chiến hạm luôn được các vị Vua Đinh, Lý, Trần, Lê... coi trọng phát triển.
Mỗi triều đại, chiến hạm luôn có nét riêng phù hợp với yêu cầu dựng nước và giữ
nước.
Tuy vậy, chiến hạm triều Tây Sơn được giới sử học đánh
giá là tạo bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật quân sự. Thậm chí, dành được vô
số sự thừa nhận, khen ngợi từ giới quân sự phương Tây thời điểm đó.