BÂNG KHUÂNG
Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂU CHUYỆN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CÂU CHUYỆN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2024
HÀNH TRÌNH ĐẾN MỸ CỦA “TÀI TỬ ĐIỆN ẢNH” LA THOẠI TÂN
Thứ Năm, 7 tháng 11, 2024
NGUYỄN TRÃI HIỆN HỒN HỎI TỘI XUÂN DIỆU - Nguyễn Ngọc Xuân Nghiêm
Hai tuần sau, Xuân Diệu nằm chiêm bao thấy Nguyễn Trãi. Ức Trai tiên sinh bảo hỏi:
“Này đồng chí Xuân Diệu, ai cho đồng chí chữa thơ tôi? Tôi già bao giờ mà đồng chí bảo tôi già? Đồng chí là một người cộng sản mà đồng chí chấp nhận sự già của tâm trí à? Tôi nhiều tuổi thì tuổi tôi nó chất lên, nó cao, chứ tuổi tôi không già!”
Thứ Hai, 28 tháng 10, 2024
KIM VĂN, CỖ VĂN - Vũ Thế Thành
Kim Văn học các trích đoạn từ các tiểu thuyết trong giai đoạn 1930 đến những năm 50, với vài tác giả mà tôi còn nhớ: Thanh Tịnh (Tôi đi học), Nguyên Hồng (Bỉ vỏ), Trần Tiêu (Con trâu), Bùi Hiển (Nằm vạ), Tô Hoài (Dế mèn phiêu lưu ký), Khái Hưng, Thạch Lam, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng,… Có những câu văn đến giờ tôi vẫn nhớ vì quá ấn tượng, chẳng hạn “Chị Doãn là một người đàn bà có cái nhan sắc của một đàn ông không đẹp giai.” (Vũ Trọng Phụng).
Chẳng hạn lớp đệ thất (lớp 6), học Nhị Thập Tứ Hiếu của Lý Văn Phức diễn thơ, bài nói về thầy Tử Lộ có câu “…Đức cù lao chạnh tới càng đau”, tôi mới biết “cù lao” là công ơn dưỡng dục của cha mẹ, chứ không phải là đảo nhỏ trên sông.
Thứ Năm, 17 tháng 10, 2024
HỒ DZẾNH VÀ CHÂN TRỜI CŨ – Vũ Thư Hiên
Hồ
Dzếnh - ảnh tư liệu.
Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2024
CHUYỆN BI HÀI MẤY ÔNG NHÀ VĂN ĐI NHẬN GIẢI THƯỞNG! - Trương Chí Hùng
p/s: ảnh minh họa là chai thuốc nhuộm do BTC tặng.
Mình gặp nhà văn Nguyễn Quang Lập (Bọ Lập) lần đầu tiên là hôm bữa nhận giải cuộc thi CHUYỆN CỦA NHỮNG DỎNG SÔNG
Ông bị liệt gần nửa người, chống gậy bước từng bước khó nhọc vào khán phòng. Mình thấy áy ngại, nhưng nghĩ cha này chắc được giải cao lắm nên mới bay từ ngoài Bắc vào (chi tiết này vừa được các bạn văn nhắc, rằng Bọ Lập giờ ở Củ Chi chớ không phải ở ngoài Bắc. Vậy là đỡ khổ thân Bọ một chút, làm mình cứ áy ngại cho ông cả tuần nay).
Nhà văn Xuân Ba cũng mới bay vô, bắt tay và kéo Bọ Lập ngồi chung, hàng ghế sát bên mình. Hai ông hí hửng lắm, kiểu như dù nhà bao việc nhưng phải dành chút thời gian vào “ẵm” cái giải vài chục triệu rồi về làm tiếp.
Thứ Ba, 1 tháng 10, 2024
NỖI ĐAU ĐỚN NHƯ ĐĨA PHẢI VÔI CỦA XUÂN DIỆU - Vương Trí Nhàn
Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2024
MƯỜNG MÁN (TRẦN VĂN QUẢNG) VÀ BÀI THƠ “QUA MẤY NGÕ HOA” – Phạm Văn Thanh
Thứ Tư, 28 tháng 8, 2024
NHẠC SĨ PHẠM DUY NÓI VỀ VIỆC PHỔ THƠ NGUYỄN TÂT NHIÊN – Theo Việt Luận Viet's Herald
Saigon 1972. Ðây là lúc những khổ đau của Tết Mậu Thân chưa kịp phai mờ trong đời sống của mọi người thì xẩy ra những nhức nhối của mùa hè đỏ lửa… Tôi hết chạy trốn vào đạo ca thì lại nhào ra với chiến ca, hết hạ mình xuống với vỉa hè ca, tục ca thì lại vươn lên với nữ ca, bé ca, bình ca… Tôi thèm thuồng được soạn tình ca, nhưng phải là tình ca không rầu rĩ cơ…
Thứ Tư, 7 tháng 8, 2024
VIỄN PHỐ: NGƯỜI ĐÀN BÀ SAU BỘ “VĂN HỌC MIỀN NAM 1954/1975 –Tác giả Trùng Dương
Tôi không khỏi bâng khuâng được tin Chị Võ Phiến, tên thật là Viễn Phố, phu nhân nhà văn Võ Phiến (1925-2015), đã qua đời ngày 24 tháng 7, 2024, hưởng thọ 94 tuổi. Trong số các bạn đời của các bạn văn của tôi, chị là người phối ngẫu tôi có dịp gần gũi hơn cả, từ khi anh còn sống và cả sau khi anh đã qua đời. Kỷ niệm sâu sắc nhất tôi có với chị là thời gian mấy ngày ở với chị sau ngày anh mất và đang nằm chờ khâm liệm ở nhà quàn, trong ngôi nhà hai tầng trong một cư xá yên tĩnh ở Santa Ana chị ở có một mình. Hình ảnh tôi không quên được là chị ngồi gọi điện thoại đó đây sắp xếp việc chung sự cho anh, trước một đống mấy trăm tấm thiệp “Tạ từ” anh đã cho in sẵn từ bao giờ chị nói không hay, với bài thơ ngắn tựa là “Đến”—Mải miết ra đi đâu tính đến / Đến nơi nào? / Bẩy tám mươi năm rồi cũng đến / Đến rồi sao! Lúc ấy chị đã 85 tuổi, đã phải dùng tới walker để di chuyển trong nhà, nhưng chị vẫn lo tang chay cho anh chu đáo, như chị đã lo cho anh và cả sự nghiệp văn học của anh suốt nhiều thập niên chung sống.
Nghĩ tới chị nay đã an nghỉ và hồn có thể đã đoàn tụ với anh ở đâu đó, tôi không khỏi nhớ tới một bài viết về chị 15 năm trước. Xin soạn lại ở dây, như một nén nhang gửi tới cả hai anh chị, với lòng biết ơn về di sản anh chị đã để lại cho các thế hệ Việt tự do.
[Trùng Dương, 2024]
Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2024
BÓNG HỒNG NGHÌN TRÙNG XA CÁCH TRONG NHẠC PHẠM DUY - Tuy Hoà
Tuy nhiên, có một mối tình rất mơ mộng kéo dài suốt 10 năm từ 1959 đến 1969, đã mang lại cho công chúng nhiều ca khúc hay, đặc biệt là tuyệt phẩm “Nghìn trùng xa cách”.
Thứ Năm, 25 tháng 7, 2024
NHÀ NGHIÊN CỨU & PHÊ BÌNH VĂN HỌC THÁI DOÃN HIỂU, NGƯỜI TÁI SINH THƠ TÔI – Đồng Thị Chúc
Trái sang phải: Thái Doãn Hiểu, Trương Nam Hương, Trần Huyền Nhung, Nguyễn Trọng Tạo, Giáng Tiên, Trần Mạnh Hảo, Phương Hà - Ảnh: Lê Minh.
Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2024
CHUYỆN TÌNH CỦA PHẠM THIÊN THƯ VÀ NGÀY XƯA HOÀNG THỊ - Tuy Hòa
“Ngày xưa Hoàng Thị” từ một bài thơ của Phạm Thiên Thư, đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành ca khúc nổi tiếng. Khi nhắc đến những bản tình ca mơ mộng tuổi học trò, có lẽ nhiều người sẽ nhớ đến ca khúc “Ngày xưa Hoàng Thị” với những câu hát “Em tan trường về, anh theo Ngọ về/ Chân anh nặng nề, lòng anh nức nở/ Mai vào lớp học, anh còn ngẩn ngơ ngẩn ngơ”
Thứ Ba, 16 tháng 7, 2024
VỚI PHAN NI TẤN, VẬN NƯỚC NỔI TRÔI VÀ GIÒNG NHẠC ĐẤU TRANH “HƯNG CA”, MỘT THUỞ MANG ĐÀN ĐI MỞ LỐI - Hoàng Lan Chi
Phan Ni Tấn, một người đa tài với những bài thơ, nhạc phẩm nặng tình quê hương. Bài hát nổi tiếng là “Phải Lòng Con Gái Bến Tre” và bài “Bài Ca Học Trò”, một bài hát xưa từ trước 75 mà rất nhiều người không biết Tấn là tác giả. Đã rất nhiều người viết về Tấn. Mỗi bài nhận xét là một vẻ, một bông hoa về văn, thơ, nhạc của Tấn.
Thứ Hai, 15 tháng 7, 2024
TRẢ LỜI BÀI VIẾT CỦA DU TỬ LÊ VỀ NHÀ THƠ NGUYỄN TẤT NHIÊN - Nguyễn Thị Minh Thủy
Tác giả bài viết Nguyễn Thị Minh Thủy là vợ cũ của nhà thơ quá cố Nguyễn
Tất Nhiên. Tựa bài do tòa soạn đặt.
Nguyễn
Thị Minh Thúy
CHUYỆN TÌNH NGUYỄN TẤT NHIÊN VỚI MỐI DUYÊN CON GÁI BẮC - Tuy Hoà
Thứ Ba, 9 tháng 7, 2024
BÙI GIÁNG “NGƯỜI VIẾT SÁCH VỚI TỐC ĐỘ KINH HỒN” - Lê Hồng Thiện
Thi sĩ Bùi Giáng (1926-1998), quê Quảng Nam. Suốt hơn bốn thập kỷ sống cuộc đời giang hồ, chân đất túi vải, rong chơi mọi nẻo phố đường quê, nghêu ngao ca hát, làm thơ, vẽ tranh, ứng xử với đời như một thiên tài và cả như một... kẻ khùng!
"Nhe răng cười trong bóng tốiKhông bao giờ bắt chuồn chuồn, mà cứ bảo rằng mình luôn bắt chuồn chuồnKhông thiết chi đọc sách, mà vẫn cặm cụi đọc sách hoài..."
Thứ Hai, 8 tháng 7, 2024
NÊN CƯỜI HAY NÊN MẾU ? – Trần Thị Hồng
Xung
quanh một số thông tin chưa chuẩn xác về nhà văn Nam Cao và gia đình ông.
Tôi là con gái nhà văn Nam Cao. Nhân dịp cuối năm, xin có mấy dòng tâm sự xung quanh một số bài viết liên quan đến gia đình tôi hoặc đến chính cha tôi. Mong sao, năm cũ qua đi, mọi sự sẽ tốt đẹp hơn.
Một lần, tôi đọc được bài báo: "Nhà văn Vũ Bằng từng lật tẩy ‘con trai rởm" của Vũ Trọng Phụng’ đăng trên tờ Tiền Phong số ra ngày 12/5/2009. Khi nhìn bức ảnh in kèm bài mà tác giả ghi là "nhà văn Vũ Bằng", tôi không sao nhịn được cười, bởi người trong ảnh chính là cha tôi.
"CÂY TÁO ÔNG LÀNH" CỦA HOÀNG CÁT – Sương Nguyệt Minh
Nhà thơ
Hoàng Cát
Lễ tang của nhà thơ được tổ chức lúc 10h30 ngày 4/7, tại nhà tang lễ bệnh viện Thanh Nhàn. 12h cùng ngày, gia đình tổ chức truy điệu và đưa tang ông. Nhà thơ được an táng tại nghĩa trang Quán Dền, Hà Nội.
Nhà thơ Hoàng Cát - tác giả của truyện ngắn này một thời khốn khổ. Nhà thơ Vương Trọng viết: “Mấy anh đồng hương xứ Nghệ làm câu đối: "Thằng Cát viết điều hung / Ông Lành làm việc dữ", nhưng sau sửa lại để thay cho một lời phát biểu với cấp trên: "Thằng Cát không viết điều hung / Ông Lành đừng làm việc dữ". Nhưng có lẽ cấp trên không thấu nên "việc dữ" cứ đến với Hoàng Cát, mà cái đòn đầu tiên là nhà máy cho về mất sức”.
"Phải đợi đến khi không khí văn nghệ đã mở, Phùng Quán in ở báo Tiền Phong Ngày Tết xông đất nhà thơ Tố Hữu... Hoàng Cát mới quyết định đến gặp Tố Hữu. Đó là một ngày đầu xuân, Tố Hữu tiếp đón Hoàng Cát rất thân tình... Hai người gặp nhau chừng hơn một giờ đồng hồ, nói chuyện chân tình. Hoàng Cát nhắc lời một thành ngữ của Pháp: “Hiểu biết hết là tha thứ hết” (Tout comprendre est tout pardonner). Tố Hữu gật đầu cười rồi bảo rằng hồi đó ông bận việc, không hề biết người ta đã ngấm ngầm thành kiến Hoàng Cát nặng nề đến vậy. Rồi họ cùng đàm đạo chuyện văn chương và nhiều chuyện đời lý thú."
*
Xin trân trọng giới thiệu truyện ngắn "Cây táo ông Lành" với bạn đọc. Ai chưa đọc thì nên đọc để biết một thời văn nghệ nước nhà có cách hiểu văn chương bất thường ngoài văn chương như thế, và cũng thêm một lần tưởng nhớ nhà thơ Hoàng Cát vừa mới đi vào cõi vĩnh hằng.
Thứ Ba, 25 tháng 6, 2024
NHÌN NHẬN VỀ TÁC PHẨM THỦY HỬ - Giáo sư Bill Jenner
Cuốn
tiểu thuyết được dựng thành không biết bao nhiêu phim, truyện tranh, trò chơi
điện tử... Đến nay, các nhân vật trong truyện vẫn là đề tài ưa thích mà người
Trung Quốc (TQ) sôi nổi bàn tán. Giáo sư Bill Jenner ở Đại học Quốc gia
Australia trả lời phỏng vấn tạp chí Khoa học và Văn hóa Trung Quốc về tác phẩm
này.
- Theo ông, nên nhìn nhận như thế nào về tác phẩm Thủy
Hử?
- Tôi thấy đây là một vấn đề rất thú vị, vì nó liên quan tới nền văn hóa và trạng thái tâm lý của xã hội TQ từ triều Minh cho đến ngày nay. Một mặt, sự chém giết lẫn nhau trong Thủy Hử rất chi là nhộn nhạo; mặt khác, người ta không thể không hỏi rốt cuộc vì mục đích gì mà những người ấy vung tay chém giết như vậy? Cái gọi là các anh hùng hảo hán trong sách ra tay choảng nhau thường gây ra tổn thương cho bản thân và người nhà, chỉ vì để chứng tỏ võ công của mình mà họ sử dụng bạo lực, làm hại kẻ khác. Xét về ý nghĩa ấy thì Thủy Hử là một bộ tiểu thuyết bệnh hoạn. Trong đó việc tuyên truyền ca ngợi quan niệm bạo lực và nghĩa khí anh em (Thủy Hử từng được nhà văn Mỹ đoạt giải Nobel Pearl S. Buck dịch ra tiếng Anh là All men are brothers - Tất cả là anh em - ND) kiểu lưu manh thì không có chút ý nghĩa xây dựng nào cả.
Hình: Bìa cuốn Thủy Hử được nữ văn sĩ Pearl S. Buck dịch sang tiếng Anh
- Tôi thấy đây là một vấn đề rất thú vị, vì nó liên quan tới nền văn hóa và trạng thái tâm lý của xã hội TQ từ triều Minh cho đến ngày nay. Một mặt, sự chém giết lẫn nhau trong Thủy Hử rất chi là nhộn nhạo; mặt khác, người ta không thể không hỏi rốt cuộc vì mục đích gì mà những người ấy vung tay chém giết như vậy? Cái gọi là các anh hùng hảo hán trong sách ra tay choảng nhau thường gây ra tổn thương cho bản thân và người nhà, chỉ vì để chứng tỏ võ công của mình mà họ sử dụng bạo lực, làm hại kẻ khác. Xét về ý nghĩa ấy thì Thủy Hử là một bộ tiểu thuyết bệnh hoạn. Trong đó việc tuyên truyền ca ngợi quan niệm bạo lực và nghĩa khí anh em (Thủy Hử từng được nhà văn Mỹ đoạt giải Nobel Pearl S. Buck dịch ra tiếng Anh là All men are brothers - Tất cả là anh em - ND) kiểu lưu manh thì không có chút ý nghĩa xây dựng nào cả.
Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2024
GÃ BIẾT CHỮ NHƯNG CHỮ KHÔNG HỀ BIẾT GÃ – Phí Ngọc Hùng
Nguồn:
https://sangtao.org/wp-content/uploads/2019/04/mot_chut_doi_gia_2-ngo_khong.pdf
https://sangtao.org/wp-content/uploads/2019/04/mot_chut_doi_gia_2-ngo_khong.pdf
*
Trong làng xóm văn chương ai chả hay biết là đã làm văn hóa thì phải có văn chương, một tác phẩm hay là có văn có truyện. Một truyện ngắn hay là truyện khó viết, không phải ai cũng viết được. Thêm nữa, chỉ một dúm chữ không thôi nhưng vẫn có hồn, có cốt tráng qua nét văn chương. Chữ đẻ ra chữ, có khi chỉ phảy vài nét, mà tóm lược được thần thái, lột được hết hồn vía của nhân vật, tình tiết. Chữ để đọc.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)