Năm 2013, khi đang tìm hiểu về thơ miền Nam giai đoạn
1954-1975, tôi có dịp gặp gỡ nhà thơ Đỗ Nghê (bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc) tại Sài Gòn
và được ông tặng cho tập thơ đầu tay mang tên Tình người (xuất bản năm 1967).
Tôi đọc tập thơ và ấn tượng nhất là bài thơ Thư cho bé sơ sinh. Khi biết ông là
một bác sĩ, viết bài thơ đó khi còn là một thực tập sinh tại bệnh viện Từ Dũ
sau khi hoàn thành ca hộ sinh đầu tiên trong cuộc đời y nghiệp, tôi vừa khâm phục,
vừa xúc động. Khâm phục vì một bác sĩ lại có thể làm một bài thơ với những ý tứ
chân thành, sâu sắc đến thế. Còn cảm động vì những điều mà vị bác sĩ nhắn nhủ đến
em bé sơ sinh lúc đó. Thông điệp mà ông nhắn đến em có lẽ cũng là thông điệp
ông dành cho tất cả chúng ta, vì ai cũng từng lớn lên từ một đứa trẻ, còn xúc động
là khi đặt bài thơ vào bối cảnh ra đời, những thập niên 60 của thế kỷ XX tại miền
Nam, khi mỗi số phận được sinh ra đều phải đối mặt với chiến tranh, chết chóc, hiện
thực phi lý mỗi ngày.
BÂNG KHUÂNG
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vu Lan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vu Lan. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2023
Thứ Tư, 30 tháng 8, 2023
RẰM THÁNG BẢY – Phiếm luận của Đỗ Chiêu Đức
TRUNG NGUYÊN TIẾT
Từ đời thượng cổ, Rằm Tháng Bảy là ngày Lễ Tế Tổ 祭祖節, cúng tế ông bà vì đã bắt đầu mùa thu hoạch; Và vì tháng bảy là tháng bắt đầu cho giữa năm về sau nên được gọi là TRUNG NGUYÊN TIẾT 中元節; Ta gọi là Tiết Trung Nguyên. Theo thuyết TAM NGUYÊN 三元 của Đạo Giáo bắt nguồn từ đời Đông Hán là: Thiên quan thượng nguyên tứ phước, Địa quan trung nguyên xá tội, Thủy quan hạ nguyên giải ách 天官上元賜福,地官中元赦罪,水官下元解厄.
Thượng Nguyên (Rằm tháng giêng) tế các quan
trên trời nhờ ban phước lộc; Trung Nguyên (Rằm tháng bảy) tế các quan dưới đất
mong được xá tội; Hạ Nguyên (Rằm tháng mười) tế các quan dưới nước cầu xin giải
hết mọi tai ách. Sau đời Hán khi Phật giáo đã du nhập và được tryền bá rộng rãi
trong dân gian rồi, thì gọi ngày Rằm Tháng Bảy là ngày VU LAN BỒN TIẾT 盂蘭盆節, ta gọi là ngày Lễ Vu Lan, ngày xá tội
vong nhân là tha tội cho người chết, nên mới có tục lệ cúng Cô hồn Ngạ qủy 孤魂餓鬼, là các hồn phách cô đơn và những con ma
đói.
Theo Kinh Chu Dịch, thì số 7 là con số của biến hóa phục
sinh:
"Phản phúc kỳ đạo, thất nhựt
lai phục, thiên hành dã"
反覆其道,七日來複,天行也。
Có nghĩa:
Cái đạo ngược xuôi tuần hoàn, trong bảy ngày sẽ trở lại, đó là vận hành của trời.
Cái đạo ngược xuôi tuần hoàn, trong bảy ngày sẽ trở lại, đó là vận hành của trời.
Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2021
TẤM LÒNG NẮNG XUÂN – Nguyên Lạc
Mẹ già như chuối chín câyGió lay mẹ rụng, con rày mồ côi
(Ca dao)
Trước hết xin có vài lời về Vu Lan bồn:
Vu Lan bồn là tên của một lễ hội Phật giáo được tổ chức rộng rãi ở Đông Á. Lễ hội này được cử hành vào cuối kỳ an cư mùa mưa của cộng đồng Phật giáo, tức là vào ngày 15 tháng Bảy âm lịch. Những vong linh được tin sẽ quay trở về nhà vào ngày này; và để tỏ lòng thành kính đối với họ, người ta đặt bày phẩm vật dâng cúng lên bàn thờ, đốt hương và thỉnh mời chư Tăng tụng đọc kinh chú, v.v. Tên của lễ hội này được dựa vào kinh Vu Lan bồn (Giáo sư Seishi Karashima – Nguyên Hiệp dịch)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)