BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trịnh Công Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trịnh Công Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2024

DANH CA THANH THÚY, NÀNG THƠ ĐẦU TIÊN CỦA TRỊNH CÔNG SƠN – Long Đàng

Thanh Thúy (sinh ngày 2 tháng 12 năm 1943), tên khai sinh là Nguyễn Thị Thanh Thúy là một nữ ca sĩ thuộc Tân nhạc Việt Nam. Bà là một trong những ca sĩ có ảnh hưởng lớn nhất tới nền Tân Nhạc Việt Nam và đặc biệt là dòng Nhạc Vàng vì là giọng hát tiên phong thuở sơ khai của dòng nhạc này. Bà được biết đến qua các bài hát thuộc dòng nhạc vàng và nhạc tiền chiến như “Nửa đêm ngoài phố, Mưa nửa đêm, Phố buồn”,...Bà là một ca sĩ được khán giả đặt cho nhiều biệt danh nhất, như “Tiếng hát liêu trai, Tiếng hát lúc 0 giờ,Tiếng hát về khuya”, được một số nhạc sĩ viết tặng nhiều bài hát, như “Uớt mi,Thúy đã đi rồi, Được tin em lấy chồng”,...và làm bài thơ để tặng cô.


Danh ca là nàng thơ đầu tiên trong cuộc đời Trịnh Công Sơn, từng được mệnh danh là 'hoa hậu nghệ sĩ' thập niên 60

Nữ ca sĩ sở hữu giọng hát và nhan sắc trời ban

Danh ca Thanh Thúy, tên thật là Nguyễn Thị Thanh Thúy, sinh năm 1943 tại xứ Huế thơ mộng, trong một gia đình có 5 người con. Do người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo nên cả nhà Thanh Thúy phải khăn gói vào Sài Gòn để chữa trị. Hoàn cảnh khó khăn, cả gia đình bà sống trong một căn phòng nhỏ trong con hẻm trên đường Cao Thắng.
Vào khoảng cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, Thanh Thúy bắt đầu đi hát. Giọng ca của nữ ca sĩ được xem là hiếm thấy với các đặc trưng như tính lưỡng tính, giọng rất sâu, dày, nặng, tối, chắc khỏe, đậm tính thổ và rền như tiếng đại hồng chung; quãng hát thoải mái nằm trên âm khu trung, trầm.

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2024

TRỊNH CÔNG SƠN VÀ TÔI - Trần Hoài Thư

 


I. NGÀY SINH CỦA MỘT THIÊN TÀI...
    
Ngày 28-2-1939 là ngày sinh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Trong nước, ngoài nước, bạn bè ông đang tưởng nhớ đến ông, người yêu nhạc ông đang tưởng tiếc ông, và người ghét ông chắc thêm một lần không vui hay muốn quên. TCS là một thiên tài được may mắn. Như một bông hoa quý được chọn từ một vùng đất mà nẩy mầm.
   
Thử xem. Nếu ông được sinh ra ở miền Bắc, thì chắc chắn sẽ chẳng có bao giờ có TCS, như chẳng bao giờ có thêm những sáng tác của Văn Cao, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Tuân mà ta ngưỡng mộ như trong thời tiền chiến. Hoặc nếu có chăng, thì nhạc ông sẽ như thơ Tố Hữu, càng làm say máu căm thù trong buồng tim buồng phổi của tuổi trẻ miền Bắc.
Bởi vì, làm sao miền Bắc có thể chấp nhận gia tài của mẹ, ca khúc da vàng, nỗi buồn nội chiến, hay những bản nhạc tình đầy ủy mị, lãng mạn, không một chút gì đảng tính…   
Hoặc TCS sẽ điên hay sẽ tự sát, hoặc “sinh Bắc tử Nam” không biết chừng.
 

Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2024

CHẠM MẶT TỬ THẦN - Hồi ký của Hoàng Xuân Sơn về việc nổ súng tại trường Đại Học Văn Khoa Saigon trong đêm văn nghệ Trịnh Công Sơn


Khánh Ly và Trịnh Công Sơn ở Quán Văn năm 1967.

Tác giả bài viết “Chạm Mặt Tử Thần” là cựu Sinh Viên Đại Học Văn Khoa Saigon, cùng thời với Sinh Viên Ngô Vương Toại.
Tác giả còn được nhiều người biết đến tức là nhà thơ Hoàng xuân Sơn hiện đang định cư tại Montreal, Canada. Những điều mà Hoàng Xuân Sơn đề cập trong bài “Chạm Mặt Tử Thần” (được trích trong phóng bút “Cũng Cần Có Nhau – Những Kinh Nghiệm Hãi Hùng) hoàn toàn là sự thật 100%.

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2023

CA TỪ DA DIẾT, ĐƯỢM BUỒN, BAO DUNG... TRONG NHẠC PHẨM “RU EM” CỦA TRỊNH CÔNG SƠN - Mẫn Nhi



Yêu em, yêu thêm tình phụ.
Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”
  
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có một cuộc đời đầy u hoài, ông đã có nhiều mối tình dang dở để lại bao hụt hẫng và nuối tiếc. Tâm  hồn nhạc sĩ luôn chất chứa những cảm xúc khó tả mà chỉ riêng ông mới hiểu, bay bổng và đầy suy tư mỗi khi đón nhận niềm vui hay nỗi buồn. Mỗi tác phẩm của ông đều hiện rõ nỗi ưu tư như một gia vị quen thuộc xuyên suốt toàn bộ cuộc đời âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Cái buồn trong nhạc Trịnh chẳng biết bắt đầu từ đâu, cứ nhè nhẹ và tan theo từng lời ca bay bổng thanh thoát. Nhạc Trịnh còn là lời thơ, lời ru, mang giai điệu ngọt ngào, đằm thắm. Từng ngôn từ đều mang trong đó một ý nghĩa sâu xa và thậm chí là có nhiều tầng ngữ nghĩa. Đặc biệt, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sở hữu hàng loạt ca khúc “Ru” иổi tiếng như Ru Tình, Ru Ta Ngậm Ngùi, Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng, Ru Đời Đi Nhé… và một ca khúc kinh điển khác đó là “Ru Em”. Bài hát “Ru Em” với những lời ru ẩn giấu nỗi niềm rung động trong tâm  hồn nghệ sĩ và giai điệu du dương đem lại cho chúng ta một trải nghiệm đầy ý vị và cảm xúc.
 
Ru em ngủ những đêm khuya
Ru em ngủ tháng âm u
Ru em cùng những u mê
Ru em, ru em dù đã chia xa

Ru em về những đêm xưa
Ru em phụ rẩy trong ta
Ru em quì gối vong nô
Ru em, ru em vì dáng kiêu sa
 

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

NGHE THANH LAM GỌI NẮNG – Thơ Bùi Chí Vinh


    

NGHE THANH LAM GỌI NẮNG
 
Sau khi Tuấn Ngọc đổi tên VIỆT NAM thành CHIỀU NAY
Thợ hát Thanh Lam hết hồn GỌI NẮNG
Bởi vì chiều nay mà hoàng hôn đi vắng
Thì phải gọi nắng lên để nhạc Trịnh mơ màng
Quá sợ tiếng gào thất thanh của quái nữ dịu dàng
Quá ớn tiếng gầm “đề xi pen” ngang động cơ phản lực
Hồng nhan thời này quả thiệt đa truân
Muốn làm “đi va” phải rống lên cho… nắng cực !
“Thương nữ bất tri vong quốc hận” còn phải rơi nước mắt
Giặc ngoài, thù trong gọi nắng giống trò hề
“Cách giang do xướng Hậu Đình Hoa” càng thêm nhục
Nắng cực tưng bừng cho đất nước hôn mê !
 
                                                                  Bùi Chí Vinh

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 11) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty


Ruộng Dâu Hóa Thành Biển Xanh, Tháng Tư, Bảy Lăm....
 
Những lời hứa hẹn đinh ninh trong lòng chúng tôi tưởng chừng thực hiện không có gì khó khăn. Một vé xe đò, một vé máy bay hay cà rịch, cà tang một chuyến xe lửa là chúng tôi có thể gặp nhau, tha hồ mà bù khú ít ngày. Ấy vậy mà lời hẹn ước đó đã không bao giờ có cơ hội thực hiện được.
 

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 10) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty
 
Tháng sáu năm 1966, Tâm nhập ngũ. Sơn chuyển qua phòng Tâm. Hai chúng tôi ở hai phòng riêng biệt. Trừ những lúc đi ăn cơm, uống cà phê, chơi bi da chung với nhau, Sơn ở lì trong phòng. Sơn không còn thú ngồi trước hiên nhà, chờ ngắm cô Ngà đi lễ mỗi buổi chiều với chiếc áo dài lụa màu mỡ gà sáng lóa trong ánh nắng xiên khoai sắp tắt. Bây giờ chỉ còn tiếng chuông nhà thờ quyện bước chân đi và gió chiều nhẹ đuổi theo, khẽ rung tà áo. Hai bên đường, đám lau trắng đã nở hết bông chỉ còn lại những thân xương khô quắt chỉa lên trời.
 

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 9) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty
 
Vẫn Ông Già Thống:
 
Nếu cứ trưa thứ sáu Sơn "dọt", sáng thứ hai về thì cuộc đời rất phẳng lặng không có gì để nói. Đằng này Sơn không có thói quen đều đặn về giờ giấc. Thời gian của Sơn chậm lại, có khi trễ từ 24 tiếng đến 48 tiếng đồng hồ mỗi tuần là thường. Cứ mỗi lần trễ như vậy, tôi lại nghe tiếng xe gắn máy cũ kỹ của ông già Thống chạy xành xạch vô ngõ. Những bận như thế, sau khi ca cẩm, than thở một lúc, ông lại nhờ tôi nói hộ với thầy Sơn, đừng đi lâu quá, khổ cho thân già ông. 

Có lần tôi phát cáu, gắt lại ông:
- Bác Thống này! Bác nhờ tôi nói hộ. Tôi đã nói với ông Sơn y như lời bác. Cớ sao khi gặp ông Sơn bác lại bảo không có gì, chuyện nhỏ mà! Thầy có công việc cứ đi, để lớp tôi trông cho. Ông Sơn lại cự nự tôi cho tôi đặt chuyện.
 
Đang lúc bực, tôi tuôn một hơi dài. Nhưng khi nhìn cái miệng méo xệch bị trúng phong từ lâu thành tật của ông cố phân bua:
- Thầy nghĩ xem! Ông ấy là "sếp" của tôi mà! Khó cho tôi nói quá!
Lòng tôi lại chùng xuống, bất nhẫn với mình, và cảm thông cho ông.
 
Dạo gần nghỉ hè niên khóa 1965, Sơn ở luôn trên Đà Lạt hơn một tháng. Ông Thống kham hết nổi. Con ngựa già "đã mỏi vó trên đồi quê hương" buộc lòng ông phải đến Ty báo cáo sự vắng mặt cuả ông sếp mình. Ông Lê Cao Lợi phải điện một công văn khẩn nhờ đài phát thanh Đà Lạt thông báo cho Sơn về nhiệm sở gấp. Hạn cho một tuần, kể từ ngày loan báo, nếu không trình diện coi như đào nhiệm.
 

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 8) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty


Sơn rít một hơi dài ống vố, ngửa mặt lên trần nhà từ từ nhả khói, chấm dứt câu chuyện. Tôi nghe tiếng ống vố gõ nhè nhẹ xuống mặt bàn cọc...cọc...cọc...đều đều, buồn như tiếng thạch sùng tắc lưỡi trong đêm.
 
Địa điểm ngôi trường Bảo An ngày xưa,
nơi Trịnh Công Sơn từng dạy học, nay là sân vận động.
 
Ca Sĩ Kim Vui - Người Mẫu Có Hàm Răng Đẹp Quảng Cáo Hãng Kem Đánh Răng Leyna Kem Trắng Chỉ Hồng:
 
Sơn không chịu kể gì về mối liên hệ giữa mình với cô ca sĩ Kim Vui. Gặng hỏi, cũng chỉ cười và nói - Bạn thôi- Tôi không tin. Tôi nghĩ là Sơn không muốn tiết lộ vì một lý do nào đó.

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 7) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty
 

Chưa Có Lần Nào Hát Hay Như Thế !
 
Trong những ngày chủ nhật mưa dầm gió bấc, đất nhão, đường trơn, chúng tôi quây quần, có khi nhậu rượu đế với khô sặc của Trần văn Nghị đem từ quê miền Nam lên, có khi nhâm nhi cà phê làm một màn văn nghệ bỏ túi. Nhân vật chính vẫn là Trịnh Công Sơn. Anh đánh đàn, hát. Thỉnh thoảng có bài nào hợp với sáo thì tôi mang sáo ra phụ họa. Anh em cũng luân phiên mỗi người làm vài ba câu, một bản. Tuy nhiên, Sơn vẫn luôn được yêu cầu anh hát chính các nhạc phẩm của anh. Giọng Sơn không trong, không trầm. Một giọng đặc biệt, nhẹ, quyến rũ, truyền cảm, không hay nhưng cảm được người nghe. Anh hát những bài mới làm tại đây như "Chiều một mình qua phố", "Lời buồn thánh", "Vết lăn trầm", "Tiếng hát Dạ Lan" tức "Dấu chân địa đàng" Chúng tôi lặng người ngồi nghe. Không gian yên tĩnh. Thời gian ngừng lại. Ngoài trời mưa vẫn rì rào từng cơn. Không một tiếng vỗ tay, khi Sơn ngừng hát. Chúng tôi sợ tiếng động làm tan biến cái không khí đang quánh đặc lại bởi tiếng hát của Sơn và hồn chúng tôi thành một. Sơn nhẹ nhàng buông đàn. Đôi mắt mơ màng sau đôi kính cận.

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 6) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty
 
Bây giờ chúng tôi mới thấy rõ trong tay bọn chúng đứa nào cũng lăm lăm con dao. Làm sao đây? Chúng tôi nhìn nhau không biết phải làm cách nào để giúp sức người ơn, đành trơ mắt ếch nhìn anh một cách bất lực. Nhưng lạ thay, chàng thanh niên vẫn bình tĩnh, tay chống nạnh sườn, nhìn đám du đãng đang giương nanh, múa vuốt, không một chút sợ sệt. Sau một lúc hò hét thị oai để cướp tinh thần đối phương, chúng hè nhau áp vô một lượt định tấn công anh bằng đòn hội chợ. Nhưng nhanh hơn chúng trước mấy giây đồng hồ, ba phát súng nổ chát chúa vang lên trong đêm tối tĩnh mịch. Cả bọn bỏ chạy tán loạn, té bò lê, bò càng. Vừa chạy vừa la thất thanh:
- Nó có súng! Nó có súng!
 

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 5) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty


Nhạc Phẩm Đầu Tiên Được Ấn Hành:
 
Mấy ngày sau Sơn về, mặt mày bơ phờ, hốc hác. Tôi kể chuyện ông già Thống đi tìm. Sơn nói sẽ xin lỗi sau. Xong, Sơn ngủ vùi suốt ngày hôm đó.
 
Hôm sau, Sơn vui vẻ kể cho tôi nghe đầu đuôi câu chuyện về nhạc phẩm "Chiều Một Mình Qua Phố".
Sơn kể:
- Mình bán cho cha Duy Khánh. Chả trả có ba ngàn đồng bạc. Mình nài thêm, chả nói: "Nhạc Phạm Duy là đắt nhứt mà cũng chỉ tới năm ngàn là cùng, ông là nhạc sĩ mới, giá vậy là cao lắm rồi". Sơn tặc lưỡi nói tiếp:
- Thôi cũng được, nhưng tiếc một điều là chả làm hư bản nhạc của mình. Mình bán đứt bản quyền rồi đâu còn ý kiến chi được!
Tôi thắc mắc:
- Hư là hư làm sao?
- Nhạc của mình thuộc loại êm, nhẹ, diễn tả nỗi buồn của những ngày lang thang trên phố vắng, đìu hiu, quạnh quẽ, mà chả cứ rống lên như bò rống!
 

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 4) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty

NGÀY LÃNH LƯƠNG ĐẦU ĐỜI
 
Mới ngày nào vừa trình diện để nhận nhiệm sở, thoáng cái đã đến cuối tháng lãnh lương. Ngày lãnh lương đầu tiên trong đời, chúng tôi ai nấy đều háo hức đến Ty thật sớm để được ký tên vào sổ lương. Tôi ký tên và nghĩ đến một món tiền lớn do chính tay mình làm ra. Món tiền mà từ xưa tới nay, tôi chưa hề được cầm trong tay. Hai năm trọ học ở Qui Nhơn, cha mẹ tôi phải khó nhọc lắm mới chắt chiu được sáu trăm đồng hàng tháng gửi cho tôi chi tiêu. Có tháng chậm tới ngày thứ mười mà tôi vẫn không dám viết thư dục vì tôi hiểu rõ hoàn cảnh của tôi: Con nhà nghèo.
 

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 3) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty
 
Sáng thứ Hai, trình diện tại Ty để chờ bổ nhiệm, chúng tôi gặp hầu hết các bạn khác từ các nơi cũng đã đến từ thứ Bảy, Chủ Nhật.
 
Sư phạm Qui Nhơn đủ mặt: Lê Thị Ngọc Trinh, Đỗ Thị Nghiên, Trương Khắc Nhượng.
Sư phạm Sài Gòn: Nam có Nguyễn Hảo Tâm, Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Văn Tâm, Trần Văn Nghị. Nữ có: các cô Nguyệt, Châu, Hải, Trang...
Sư phạm Long An chỉ có một ngoe là Ngô Thanh Bạch.
 
Ty Trưởng đương nhiệm là Ông Trương Cảnh Ngôn, sắp về hưu. Đỗ Thị Nghiên, Trương Khắc Nhượng, Nguyễn Hảo Tâm và tôi cùng được bổ nhiệm về trường Tân Bùi, xứ Tân Bùi, cách trung tâm Bảo Lộc chừng năm cây số. Lê Thị Ngọc Trinh bổ về trường Nữ Bảo Lộc ngay trung tâm phố. Nguyễn Văn Ba phụ chân kế toán tại Ty. Riêng Trịnh Công Sơn được "biệt nhãn" hơn bổ về một trường Sơ Cấp Thượng, ở sát nách Ty, chừng non cây số. Với chức vụ là Trưởng Giáo. (Xin chú ở đây, theo qui chế Bộ Giáo Dục bấy giờ: một trường chỉ có lớp bốn trở xuống gọi là trường Sơ cấp. Đứng đầu là Trưởng Giáo, phải dạy lớp và không có phụ cấp chức vụ 200$. Trường từ năm lớp trở lên mới được gọi là trường Tiểu học. Đứng đầu là Hiệu Trưởng có phụ cấp chức vụ, vẫn phải đứng lớp. Truờng có từ mười lớp trở lên, Hiệu Trưởng mới được miễn dạy.
 
Ngạch chúng tôi là Giáo Học Bổ Túc, chỉ số lương tập sự là 320, ngân sách do Bộ Quốc Gia Giáo Dục đài thọ, như đã nói ở trên. Sau khi phân bổ xong, Ty cho chúng tôi được nghỉ một tuần để thu xếp nơi ăn chốn ở. Thứ hai tuần tới sẽ trình diện nhiệm sở mới. Khi về đến nhà, chúng tôi bò lăn ra cười với cái chức Trưởng giáo của Sơn. Lần đầu nghe tới chức Trưởng Giáo, ai cũng liên tưởng tới chức Trưởng Lão Hộ Pháp trong Ma Giáo, truyện chưởng Kim Dung.
 

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 2) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty

Trường Sư Phạm và trường Kỹ Thuật Qui Nhơn được ngân sách Mỹ tài trợ, xây cất rất qui mô và tân kỳ. Hai trường nằm gần nhau tại Khu Sáu, sát bờ biển, khoảng giữa đường từ phố Gia Long đến Ghềnh Ráng, nơi thi sĩ Hàn Mặc Tử an nghỉ giấc ngàn thu. Qua khỏi Ghềnh Ráng là làng Qui Hòa, làng dành riêng cho người mắc bệnh cùi. Ở đó có nhiều bà "xơ" hy sinh một đời, tận tụy chăm sóc cho bệnh nhân.
 

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2022

VỀ MỘT QUÃNG ĐỜI TRỊNH CÔNG SƠN (Kỳ 1) - Nguyễn Thanh Ty


Tác giả bài viết Nguyễn Thanh Ty

Cát bụi trở về với cát bụi.
Xong một kiếp người.
 
Nhưng đằng sau ông, vấn đề vẫn chưa xong. Người khen ông rất nhiều. Kẻ chê ông cũng lắm. Dù khen hay chê, mọi người đều phải công nhận tài năng âm nhạc của ông. Cái đó đã hẳn. Không bàn ở đây. Vấn đề đang tranh cãi được đặt ra ở đây: Trịnh Công Sơn có là Cộng Sản hay không? Hay chỉ là nạn nhân đi giữa hai lằn đạn? Như ông Trịnh Cung và một số người đã nêu!
 

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2022

CA SĨ KHÁNH LY BẤT BÌNH VÌ NHIỀU ĐOẠN TRONG PHIM “EM VÀ TRỊNH” - Nguyễn Mạnh Hà

Nguồn:
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-61861650

Các thành viên gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong "Em và Trịnh". Ảnh: ĐPCC.

Khánh Ly nói “Họ muốn dựng một Trịnh Công Sơn khác với Trịnh Công Sơn của chúng ta”
Như tên gọi, Em và Trịnh kể lại chuyện đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thông qua các bóng hồng trong đời ông. Đây được xem là một hướng tiếp cận an toàn, hứa hẹn ăn khách. Nhưng bộ phim ra rạp khiến không ít khán giả thất vọng vì cho rằng phim khắc họa một Trịnh Công Sơn si tình, có phần lăng nhăng, để rồi nhận quả đắng cuối đời…
 
Đó chính là những gì đoàn làm phim muốn nói? Họ chỉ mượn thần tượng của nhiều người để dựng lên câu chuyện của riêng mình? Giả thiết này càng trở nên vững chắc khi Khánh Ly- xuất hiện trong phim như một trong những "em" của Trịnh lên tiếng phủ nhận những chi tiết về bà trong phim.
 

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2022

TƯ LIỆU QUÝ: “TRỊNH CÔNG SƠN NÓI VỀ 'BÁC HỒ' ”

LTS:
Bài viết dưới đây do chính tay nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết ra, được đăng tải trên báo Tuổi Trẻ, vào ngày 27-4-1979, trang 4, được coi như là một tư liệu quý của Hà Nội về một thái độ quy phục tuyệt đối của một trí thức miền Nam cũ. Và đây cũng là một trong những bằng chứng quan trọng để kết thúc tất cả mọi sự tranh luận mơ hồ rằng “Trịnh Công Sơn có thực sự đứng về phía những người cộng sản sau 1975 hay không”.
 
Ảnh chụp lại từ báo Tuổi trẻ, nguồn từ Thư Viện Quốc Gia, Sài Gòn.
 
Đã bốn năm kể từ ngày đất nước hoàn toàn được giải phóng. Trên đất nước độc lập và thống nhất của chúng ta, thời gian ấy tuy chưa dài nhưng cũng tạm đủ để những gì còn xa lạ trở nên gần gũi, những nhớ nhung được đền bù, những ngộ nhận bị xoá tan và những vết thương được hàn gắn.

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2021

HOA HẬU ĐẦU TIÊN CỦA MIỀN NAM & CÂU THƠ "CÒN 2 CON MẮT KHÓC NGƯỜI 1 CON" CỦA BÙI GIÁNG – Đông Kha

Nguồn:
https://nhacxua.vn/hoa-hau-dau-tien-cua-mien-nam-va-cau-tho-con-2-con-mat-khoc-nguoi-1-con-cua-bui-giang/



Trong bài hát “Con Mắt Còn Lại” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, có câu hát: Còn hai con mắt khóc người một con...
 
Nhiều người cho rằng bài hát này được Trịnh Công Sơn được dựa theo 1 câu thơ trong bài thơ Mắt Buồn” của thi sĩ Bùi Giáng. Khi nghe bài hát “Con Mắt Còn Lại”, ai cũng hiểu nội dung của bài hát nói rằng có 2 con mắt, dùng 1 con mắt để khóc người, còn con mắt còn lại thì “nhìn cuộc đời tôi…”“nhìn cuộc tình phai…”
 
Tuy nhiên, nội dung gốc của câu thơ “còn hai con mắt khóc người một con” của Bùi Giáng có phải có ý nghĩa như vậy hay không?
Thực ra, ý nghĩa của câu thơ Bùi Giáng không phải là “tâm thần phân liệt” như vậy, mà “Còn hai con mắt khóc người một con” tức là Bùi Giáng đã dùng cả hai con mắt để khóc cho người đẹp đã có một đứa con, là “gái một con trông mòn con mắt”.
 

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

DANH CA KHÁNH LY TỰ CHO LÀ MÌNH NGU - Tùng Ninh

“Ca sĩ Ngọc Minh còn hay nói tôi ‘mày ngu lắm’. Đúng, tôi ngu thật, và tôi hưởng thái bình vì tôi ngu” – Khánh Ly nói.

                                    Một cảnh trong phim về Khánh Ly


DANH CA KHÁNH LY TỰ CHO LÀ MÌNH NGU

Vừa qua, tại phần tiếp theo của chương trình The Jimmy Show, danh ca Khánh Ly đã nhắc lại một số kỷ niệm đáng nhớ trong sự nghiệp của mình. Trong đó, bà khiêm tốn tự nhận mình là người may mắn.