Tác giả Nguyên Lạc
LẠI BÀN VỀ HAI CHỮ DẠY ĐỜI
Nguyên Lạc
Lời nói đầu
Sau khi đăng
bài "Bàn Về Hai Chữ Dạy Đời" Nguyên Lạc tôi nhận được rất nhiều phản hồi đóng
góp của các
bạn. Tôi xin ghi ra
nguyên văn vài phản hồi tiêu
biểu, gợi ý cho tôi viết tiếp bài này để giải thích rõ sự nguy hại từ cách dạy đời "khôn ranh", "khôn lỏi ", "láu cá vặt" của các ngài phía trước tên mình thường cố tình ghi thêm những chữ khác. Tôi nhớ thầy tôi, Nguyễn Hiến Lê,người nổi tiếng về các sách "Học Làm Người" phía
trước tên
cụ không
có ghi gì cả
-- Tùng Nguyễn:
"Me-xừ TS Lê Thẩm Dương này nổi tiếng ở ngoài Bắc chuyên dạy, thuyết trình về các vấn đề kinh tế cho sinh viên
và các nhà quản lý
ở các
công ty. Cũng có cái hay nhất định, nhưng ông ta nổi tiếng ở phong cách dạy những thủ đoạn láu cá vặt trong thương trường. Kiểu GS này trước 1975 ở Saigon thì chắc chắn bị sinh viên tẩy chay,không ai thèm dự!"
-- Huỳnh Xuân Tùng:
"Lão Tiến Sĩ đa cấp này chuyên thuyết dụ tri thức trẻ VN theo lối khôn
vặt, lừa mị người khác
chứ không
dạy họ yêu
thương, bao dung và đồng
cảm nhau. Vì nếu trí thức mà đoàn kết với nhau thì chế độ này có mà... loạn!"
Giật
mình kinh hãi khi đọc các
phản hồi Tùng Nguyễn, Huỳnh Xuân Tùng... Xin nói trước, Nguyên Lạc tôi chỉ để ý tới đoạn:
- "dạy những thủ đoạn láu
cá vặt trong thương trường"
"chuyên thuyết dụ trí
thức trẻ VN theo lối khôn vặt, lừa mị người khác" - còn những chuyện khác xin miễn bàn, dành cho dư luận. Nếu thật như bạn Tùng Nguyễn, Huỳnh Xuân Tùng phản hồi
thì
nguy quá, thậm chí
nguy!
-- Tại sao?
-- Tôi sẽ giải thích rõ phần dưới
Trước khi giải thích rõ, xin được liên hệ lại bài "Bàn Về Hai Chữ Dạy Đời" của tôi đã đăng trước để các bạn hiểu rõ thêm về "Bài Học" dạy đời, rút ra từ câu
chuyện Sư tử dạy con đừng tranh luận
của TS Thẩm Dương
BÀI HỌC: Người nào đó không xứng làm đối thủ của bạn, tốt nhất đừng tranh luận với những người
không có tố chất, chỉ cần mỉm cười rồi rời xa họ, đừng để cho họ cắn bạn..."(sic)TS. Lê Thẩm Dương
Thật ra câu
chuyện của ông
TS Dương, theo tôi nó được
viết lại từ câu chuyện này:
[... Khổng Tử có một cậu học trò rất thích tranh luận. Một hôm, người học trò này đến thăm Khổng Tử thì gặp một người đang đứng ở cổng nhà.
Người khách này ngăn vị học trò kia lại hỏi: “Nghe nói thầy dạy của ngài là Khổng thánh nhân, như vậy thì học vấn của ngài chắc phải cao lắm. Ngài cho ta hỏi một năm có mấy mùa? Nếu ngài trả lời đúng, ta sẽ dập đầu quỳ lạy ngài, còn nếu trả lời sai thì ngài phải bái lạy ta.”
Vị đệ tử kia suy nghĩ một lát
rồi nói:
“Xuân, Hạ, Thu, Đông,
có bốn mùa!”
Người khách kia cãi lại: “Sai! Có ba mùa!”
Vị đệ tử cảm thấy thực sự là
kỳ quái
nói: “Rõ ràng là một
năm có bốn mùa,
sao ngươi lại nói
là có ba mùa?”
Đúng lúc hai người tranh luận không thôi thì Khổng Tử đi ra. Vị khách kia hỏi: “Thánh nhân! Xin ngài hãy
phân xử, một năm rốt cuộc là
có mấy mùa?”
Khổng Tử nhìn vị khách một lượt rồi nói: “Ba mùa!”
Vị khách vô cùng đắc thắng, quay sang cậu học trò
của Khổng Tử: ‘Ngươi
nghe đã rõ chưa, còn không bái ta một lạy tạ lỗi sao?’. Nói
rồi đắc chí
cười ha hả đi thẳng.
Cậu học trò thấy hết sức quái lạ, bèn hỏi Khổng Tử: “Thưa thầy! Một năm rõ
ràng là có bốn mùa,
sao vừa rồi thầy lại nói
là có ba mùa?”
Khổng Tử trả lời: “Con không
thấy người kia sao? Đó
là một con châu
chấu biến hóa
mà thành. Một
năm, châu chấu chỉ sống có ba mùa, xuân, hạ và thu, nó đâu có biết mùa đông? Con tranh luận với nó chẳng phải là không bao giờ có kết thúc sao?” ...](Quân tử không tranh cãi với kẻ tiểu nhân - Lam Thư - Đại Kỷ Nguyên) [1]
Việc dạy tránh
tranh luận tôi
đã bàn ở bài
trước, ở đây
tôi xin đại ý
nhắc lại
"Phải có tranh luận, vì bản chất cuộc sống là đa dạng; cái ta biết chưa chắc là cái đúng nhất và cái hay nhất. Do đó, nếu có tinh thần cầu tiến, cần phải tham gia tranh luận để tìm
biết đúng
sai. Biết sai và
nhận sai để sửa mới là
điều hay
và dũng cảm"
Xã hội phải có tranh luận,
với nghĩa thương thảo, tìm
hiểu nhau để đúc
kết ra cái đúng, cái
hay, cái đẹp... thì
mới tiến bộ được.
Câu
chuyện trên
không biết chắc có
phải của Khổng Tử không? Nhưng dù có phải của ông Khổng, các bạn cũng nên nhớ rằng chuyện của ngàn năm trước chưa chắc hay, chưa chắc đúng đối với thời bây giờ và
cho tương lai, chúng
ta phải "tranh luận" lại.
Xin được ghi ra trích
đoạn này
trong một bài
viết của tôi
đã đăng trên các web:
[...-- Tại sao chúng ta cứ khăng khăng giữ theo, không
chịu xét
lại những điều cách
đây hơn cả ngàn
năm xem có hợp thời bây
giờ không?
Ví dụ các
câu "Xướng ca vô
loại", "Nhất
nam viết hữu, thập nữ viết vô" bắt nguồn từ việc Khổng Tử khinh miệt người nữ và
truyện" Giả chết để
thử vợ" của Trang Tử. Khổng Tử đã từng tàn hại biết bao con hát như Nguyễn Ngọc Ngạn đã viết trong sách "Kỷ niệm sân khấu".
-- "Người biết thì không nói, người nói thì không biết" (Nam Hoa Kinh
-Trang Tử)
Nam Hoa Kinh cách
đây hơn 2000 năm rồi,
theo tôi có thể có những
điều trong đây không còn thích hợp với thời hiện tại nữa. Đơn cử như câu
nói "người biết thì
không nói, người nói
thì không biết". Nếu ta
cứ khư khư giữ theo ý nầy thì đất nước nói riêng và nhân loại nói chung sẽ không tiến bộ được. Người biết được, phát
minh, phát kiến được những điều
hay mà không nói ra thì làm sao người khác, người sau học hỏi. Điều hay này
sẽ mai một đi, thật tiếc
quá.
Chắc vì ảnh hưởng của các câu nói giống như vầy mà các người Hoa thuờng dấu nghề, không
nói cho ai biết, hậu quả đã
đưa Trung Hoa thua sút Tây phương...] (Văn nạn và tính chính xác của ngôn ngữ - Nguyên Lạc)[2]
KHÔN RANH, KHÔN LỎI, KHÔN VẶT
Giờ mời các
bạn chúng
ta cũng tìm hiểu
về khôn
ranh, khôn lỏi ...
KHÔN RANH - Khôn lỏi là làm những gì có lợi cho mình trước mắt không kể là người khác có bị thiệt hại hay không, một sự khôn lanh quỷ quyêt ích kỷ. Nó khác với "khôn ngoan" : - Khôn ngoan là làm chuyện có ích mà không hại người, có tình có lý biết người xung quanh hợp đạo đức con người.
Cái khôn ranh chỉ là bản năng sống rình mồi kiếm ăn của các loài thú.
Cái xã hội "tiểu nông", phát triển cực độ của nó là XHCN thường xuất hiện những tính này.
-- Tại sao?
-- Vì
"cung" ít hơn "cầu"
cho nên
người ta mới dùng
tất cả mọi thủ đoạn để giành
giựt cho riêng
mình, cho gia đình mình, cho bè phải mình...
Kinh nghiệm về việc này chắc ai đã cũng biết, cũng kinh qua. Nó
đã và đang xảy ra trên
Việt Nam
-- Làm
sao thoát?
-- Muốn thoát điều này
chỉ có tự do, dân chủ: -- Lúc
đó xã hội
tạo cơ hội, khuyến khích sáng kiến, tranh đua... người dân
tự chọn người xứng đáng
để điều khiển đất nước, xây
dựng xã
hội đưa đến việc cung cầu điều hoà hoặc cung vượt hơn cầu như các nước tiên tiến
Sau khi đã
hiểu rõ
thế nào là khôn ranh,
khôn vặt...mời các bạn vào truyện của cụ Sơn Nam để minh họa cho những điều tôi
muốn nói
CON RẮN VI VOI
Xin các bạn hiền nhận xét cái "khôn ranh" và "láu cá" của nhân vật Sáu Kiến trong chuyện sau đây của cụ Sơn Nam (Xin phép các vị nào có liên quan đến bản quyền của Sơn Nam cho phép
tôi được trích
vì lợi ích
của đất nước và nhân dân VN)
[...Xìn - Phóc nhờ biện Tống tìm cho kỳ được một con rắn "qúi báu" có vảy nhỏ và mịn giống như miếng da rắn đã
thuộc xong làm
kiểu. Xìn
Phóc đem trọn con rắn ấy về
Sài
Gòn rồi trở xuống, mang
theo khá nhiều tiền.
- Thầy Hai ơi!
Con rắn đó... trúng lắm, tốt lắm. Chẳng hay ở xứ này
bà con bắt nó
dễ dàng
không?
Biện Tống cười dòn:
- Loại rắn ri voi, hàng hà sa số. Nó lội dưới sông rạch trong rừng vào tháng ngập nước như vầy.
- Bên
Sanh Ca Bo (Singapore), ông chủ tôi muốn đặt mua chừng bốn ngàn miếng da rắn thứ đó, chở gấp về bển, trong vòng
hai mươi bữa. Bảo lãnh
nổi không?
Cứ một miếng da rắn, tôi
để cho thầy một đồng
xu tiền huê hồng. Lần đầu tiên trong đời, biện Tống mới gặp một trường hợp may mắn như vậy. Từ
trăm năm rồi... nghe ông già bà cả nói lại thì rắn ri voi là loại vô dụng. Nó sống dưới nước, mỗi con to bằng bắp tay, cắn không
chết ai cả. Mấy tay bợm
nhậu chê rắn
ri voi, thịt nó ăn không ngon bằng rắn hổ đất. Thỉnh thoảng, nếu bắt được rắn ri voi, mấy
tay nhậu ăn tạm hoặc thả nó xuống nước, phóng sanh. Xìn - Phóc quả quyết da rắn rất có giá tại Sanh Ca Bo. Người ta mua nó
đem về, thuộc lại làm
bóp đầm bán
giá cao. Rắn ri voi có
vẩy mịn, vảy ấy bám
sát vào da, nổi hột sáng
ngời: Người Âu
châu xem da rắn ri voi là
bảo vật, quí
gấp mấy lần da bò,
da ngựa.
- Ðược không? Một miếng da rắn, tôi chịu hai xu huê hồng! ....
Biện Tống nhận số tiền hơn ngàn
đồng - số tiền to tát,
thời bấy giờ. Xìn
- Phóc xem kỹ lần nữa. Ðứng lắm. Rắn ri voi của miền U Minh đã
được các
nhà thuộc da ở bên
Ăn Lê gọi là"Acrochordusjavanicus"
với lời chú
thích: serpent - éléphant d’eau douce (rắn voi ở vùng nước ngọt). Ông ta chỉ dạy cho biện Tống về giá
cả, cách
lột da... Ðâu
đó xong xuôi, ông ta nằm
nhà, chờ ngày gom góp da rắn, đem về Sanh Ca Bo. Nếu biện Tống giựt tiền thì
ông ta sẽ nhờ sự can thiệp của
tên
cò Lơ Hia.
Hôm sau, biện Tống trở thành nhân vật quan trọng nhứt trong xóm.
Bà con bao vây chú ta, để mượn
tiền trước. Biện Tống báo tin long trọng: - Xứ người ta có mỏ vàng. Xứ mình có rắn ri voi, quí như vàng. Da rắn này đem về thuộc lại, bán cho ông hoàng bà chúa ở bên Tây.....
Lời giảng giải ấy được đa số tán
thành. Họ xin lãnh
tiền trước. Biện Tống
cho mượn, mỗi người năm đồng để làm sở phí, chừng nào nạp da rắn thì trả thêm. Tuy nhiên, điều kiện nêu ra khá gay go:
- Da rắn bán mắc hay rẻ tùy theo bề ngang. Nếu bề ngang không
đủ một tất thì
bị loại.
- Da phải lột sạch
sẽ, cạo hết mỡ rắn.
- Nếu da bị lủng
lổ thì mất
giá. Miếng da nào lủng năm lổ thì kể bỏ. ...
...
...Biện Tống thắc mắc: Mớ rắn của Bảy Ðăng đều nhỏ. Làm sao mà lột được tấm da ba tấc bề ngang? Bảy Ðăng
gật gù:
- Chuyện đó bí mật. Muốn am tường thì nên tới nhà Sáu Kiến. Tôi bán cho Sáu Kiến. Thằng cha đó chuyên môn lột da.
Biện Tống đến nhà
Sáu Kiến. Hắn đang làm
việc trong căn chòi
bí mật, sau hè,
nài nỉ lắm vợ con hắn mới
chỉ rõ địa
điểm, Sáu kiến trợn mắt:
- Ủa! Chú
biện, làm
sao chú biết tôi
ở đây?
- Thì vợ con của anh nói.
- Ðồ mắc dịch! Vợ con tôi báo hại tôi...
Vừa nói Sáu Kiến vừa liếc lên trần nhà. Ô hô! Biện Tống ngỡ mình lạc vào một cái hắc điếm trong truyện Tàu,
loại hắc điếm làm
thịt người mà
bán cho thân chủ. Hàng
chục con rắn no tròn,
bón láng, treo lủng lẳng, đong
đưa, như những khúc dồi to tướng. Sáu Kiến nói lẩn thẩn:
- Này
chú biện. Chẳng lẽ tôi
bắt buộc chú
uống máu
ăn thề. nếu chuyện này
tiết lộ ra, chắc tôi
giết chú.
- Sao? Nói gì ghê quá vậy? Giữa anh em mình nào xảy ra chuyện xích mích. Treo mấy con rắn đó lên nóc nhà để làm gì? Sao mà nó lớn quá vậy? Hèn gì mỗi tấm da lột ra ba tấc.
Sáu
Kiến đưa ra một cái
ống bơm xe máy:
- Ðó! Chú hiểu chưa. Tôi buộc lỗ đít rắn lại rồi thì bơm hơi vô miệng rắn. Con rắn trở thành
cái ruột xe máy,
căng thẳng, no tròn
và chẳng bao giờ nổ. Tôi
bơm hoài, bơm mãi rồi
vuộc miệng rắn lại, treo tòn ten. Tới nước nào đó, tôi lột da, tấm da rắn bề ngang hai tấc sẽ trở thành
ba tấc, nhờ khí...
của trời.
Biện Tống cười
chua chát:
- Bà con mình sáng chế nhiều kiểu hay quá.
Sáu Kiến nói:
- Cho thằng má chín Xìn - Phóc nó biết một trận. Nếu bị bơm hơi, da rắn phải mỏng. Hễ mỏng thì
Tây với đầm xài
cái bóp mau rách hoặc sợi
dây
nịt mau đứt. Tụi nó
phải qua đây
mua thêm nữa...
Nhưng
Sáu Kiến lầm to.
Phen đó,
Xìn - Phóc mua mấy ngàn
tấm da rắn, trả tiền sòng
phẳng, đi biệt tích.
Mùa rắn năm sau, bà
con lối xóm
có lòng mong đợi nhưng hắn không
trở lại. Hỏi lý
do thì biện Tống không
biết. Ðến tết, tình cờ biện Tống ra chợ Ngã
Năm gặp ông
cò Lơ Hia. Ông cò cho biết:
- À!
Cái ông Xìn - Phóc. Ổng
gởi thơ cho tôi, chúc mừng năm mới. Ổng nói da rắn ở xứ U Minh mỏng quá,
chuyến đó
đem về, ổng lổ vốn.
Biện Tống giả bộ
ngây thơ:
- Tại sao lỗ vốn?
- Xìn
- Phóc nói: khi đem ngâm chất
hoá học
thì da rắn cũng như giấy hút thuốc, nhiều chỗ bị đứt theo lằn ngang, lằn dài.
Thay vì làm được sợi dây
nịt cho người lớn thì
da nó chỉ dùng
làm dây đeo đồng hồ tay. Thay
vì
làm bóp cho đàn bà thì da nó chỉ dùng làm bóp cho con nít. Mà con nít bên Tây đâu có
xách bóp...]
(Con Rắn Ri Voi - 26 Truyện Ngắn Sơn Nam)[3]
LỜI BÀN
Qua truyện trên chúng ta thấy, chỉ vì sự khôn ranh, láu cá vặt của Sáu Kiến mà bà con xử U Minh mất nguồn lợi trời cho như thế nào
Chúng
ta biết là
người Hoa (không phải là người China bây giờ nhe các bạn, loại người này ra sao thì ai cũng biết rồi, xin miễn bàn) thường có tiếng trong thương trường. Làm ăn buôn bán của họ phát triển vì họ có chữ Tín
với nhau. Ở xã
hội Tây
Phương, Anh, Mỹ Credit (Tín Dụng: Sự tin tưởng) rất quan trọng. Thuê
nhà, tiền bảo hiểm, mua xe,
mua nhà
v.v..đều căn cứ vào
credit. Không có credit hoặc credit xấu, bạn hầu như sẽ không thể làm được những điều trên. Nếu có, phải trả một giá rất đắc. Còn nói tới thương mại, nếu
không
có credit thì chắc không
thể nào. Cho nên, những thủ đoạn láu cá vặt trong thương trường, về lâu về dài chỉ làm hại ta, làm hại
cho nên
kinh tế nước nhà
mà thôi!
Xin được dẫn những dòng này:
[ ... Từ những câu tục ngữ xa xưa: “Khôn ăn người, dại người ăn”, “Ở bầu thì
tròn, ở ống thì
dài”, “ông đưa chân giò, bà thò chai rượu”... Đã phản ánh tư tưởng tiểu nông bao gồm những thói quen, tập quán, phong tục, hành vi và thái độ ứng xử của người Việt với phương thức sản xuất nhỏ và
những điều kiện sinh hoạt
phù hợp với
bối cảnh nông nghiệp, nông thôn dẫn đến cách nghĩ của họ cũng hết sức vụn vặt, lẻ tẻ, không
có tầm nhìn
xa, không có tính chiến
lược, thiếu khả năng khái quát tổng hợp.
Thói cục bộ, bản vị địa phương cũng là
một đặc điểm tâm
lý nổi bật của người Việt
xưa: “Một người làm quan cả họ được nhờ”, dẫn đến việc kéo
bè kéo cánh, ít giao lưu mở rộng
quan hệ nên đã hạn chế rất nhiều đến tầm nhìn
cũng như sự phong phú
về nhân
cách.
Họ chỉ thấy lợi trước mắt, không
thấy lợi lâu
dài, chỉ thấy lợi ích
cá nhân, không thấy lợi
ích
tập thể. “Bè
ai người nấy chống/ Ruộng
ai người ấy đắp bờ”. Sống trong một làng quây quần vài chục, nhiều thì trên trăm nóc nhà, nhà
ai có việc gì
thì chỉ trong một khoảng thời
gian rất ngắn, chuyện xảy ra ở đầu làng, cuối làng đã biết.
Văn hóa ứng xử trong xã hội văn minh hội nhập là
cả một quãng
đường dài
cần phải học hỏi, tiếp
thu và không ngại phá bỏ những tư tưởng lạc hậu, hẹp hòi,
bảo thủ. “Chân
thành là sự khôn
ngoan cao cấp” – Lời này
có lẽ luôn
thích hợp...](Theo Dantri)
Và những dòng này:
[... Trong một xã hội thiếu minh bạch, bế tắc và
dơ bẩn, thì
con người nơi đó
chỉ biết học “lóm”,
ăn gian nói dối, lúc
nào cũng nghĩ đến “đường tắc”
cho nhanh, làm việc thì chỉ cần “lách” cho qua giai đoạn, luôn né tránh trách nhiệm và đẩy trách nhiệm sang cho những người khác. Những con người sống trong xã
hội như vậy, luôn
chỉ biết tới đâu
hay tới đó,
lúc nào cũng che giấu,
miệng thì luôn ba hoa, nhưng khả năng không có, thường khoe khoang và “tự sướng”, những con người trong xã
hội như vậy chính
là những kẻ “láu
cá vặt”, tự cho mình
là thông minh trong một xã
hội đảo điên.
Trong khi ở môi trường văn minh, sạch sẽ, sự “thông minh” luôn đi kèm với trách nhiệm...]
(Trần Nhật Phong
DLB)
KẾT
LUẬN
-- Thủ đoạn khôn ranh, khôn lỏi, láu cá vặt rất nguy hiểm. Không thể nào lừa người mãi được,
người ta sẽ tránh xa mình như tránh hủi.
-- Đừng vì cái lợi
trước mắt mà quên mất cái
lợi về lâu
về dài
--
Đừng nên
học khôn
ranh, láu cá vặt, nếu muốn góp
phần xây
dựng đất nước giàu
có và tốt đẹp hơn.
Nguyên Lạc tôi xin được giới thiệu đến các bạn trẻ một cuốn sách rất lý thú:
"Mạnh Dạn Mà Làm -
"Yaritai koto wo yare" của Honda So -ichiro (Ông tổ xe Honda)[4]
Chuyện kết thúc tại đây,
hẹn gặp lại các
bạn với các câu
chuyện xây dựng xã hội mới khác
Nguyên Lạc
.................
Ghi chú:
[1] Quân tử không tranh cãi với kẻ tiểu nhân - Đại Kỷ Nguyên
[2]. Văn nạn và tính chính xác của ngôn ngữ - Nguyên Lạc
[3].Con Rắn Ri Voi - Sơn Nam
[4].Mạnh Dạn Mà Làm - Honda So -ichiro
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét