Tác giả Nguyên Lạc
LỜI DẠY
ĐỜI
Tình cờ vào trang nhà của ông TS Lê Thẩm Dương [1], đọc được lời dạy đời của ông cho các người trẻ, các sinh viên như thế này (Nguyên Lạc tôi ghi nguyên văn)
"Sư tử thấy một con chó điên liền nhanh chóng tránh mặt
Sư tử con
nói:" Cha dám sống
chết đánh nhau với hổ, cùng báo so tài. Sao lại tranh né một chó điên, mất mặt quá!"
Sư tử cha hỏi:" Con thấy đánh
thắng một chó
điên vinh quang lắm
sao?"
Sư tử con lắc đầu
--
"Lại để cho chó
điên cắn cho thì
có xui xẻo không?"
Sự tử con gật đầu.
--
" Như vậy chúng
ta trêu trọc chó
điên làm
gì?"
BÀI HỌC: Người nào đó không xứng làm đối thủ của bạn, tốt nhất đừng tranh luận với những người
không có tố chất, chỉ cần mỉm cười rồi rời xa họ, đừng để cho họ cắn bạn..." (sic) TS. Lê Thẩm Dương
Thấy có quá nhiều người trẻ, sinh viên hít hà khen thưởng và ca tụng)
Tôi xin tặng ông Lê Thẩm Dương thêm chuyện này cho " đủ bộ tam sên" (ngôn ngữ đời thường trước 75)
"Có hai người tranh cãi nhau, một người nói 4 x 4 = 16 , một người nói 4 x 4 = 17. Cuộc tranh cãi gần đến ẩu đả, phải đưa đến quan.
Quan xử:
-- Thằng nói 4 x 4 = 17 được về, giữ thằng nói 4 x 4 = 16 lại và lôi nó ra đánh 20 gậy.
Tên
nói 4 x 4 = 17 mỉm cười tự đắc, nghênh mặt đi về. Thắng nói 4 x 4 = 16 ở lại. Sau khi bị đánh đủ 20 gậy đau thấu xương, tên nói 4 x 4 = 16 vẫn còn ấm ức, nhất định đòi gặp lại quan và bẩm:
- Thưa quan, sao
con
trả lời đúng
mà lại bị đánh?
Quan trả lời:
- Mày biết rõ đó là đúng mà sao còn
cãi với thằng ngu làm
gì? Cái tội của mầy không
phải là
nói sai, mà là không hiểu
nhân tình. Sao lại phải tốn thời gian quí báu của mình cho thằng vừa đã ngu mà còn cố chấp! Mầy bị đánh là đáng. Còn
thằng ngu kia
cho nó
về với xã
hội, xã
hội sẽ dạy nó,
mầy có
nói cỡ nào
nó cũng không nghe đâu!"
LUẬN BÀN
Nguyên Lạc tôi xin được phép "động não" bàn về lời dạy của ngài tiến sĩ "dạy đời" trên
1. Bàn về chuyện Sư tử
a. Phần "Bài Học" thì "có thể" đúng, tuy nhiên có vấn nạn ở đây:
"Người nào đó không xứng làm đối thủ của bạn, tốt nhất đừng tranh luận với những người
không
có tố chất"(Lê
Thẩm Dương)
-- Làm sao xác định ai là không xứng đáng đối thủ, không tố chất? Sao tự đại (selfie) quá
vậy. Ở đời ai cũng có
mặt ưu và
khuyết, đừng ngông
cuồng cho rằng mình
hơn người
-- Không
nên xem thường trình
độ người khác,
cho dù họ thuộc tầng lớp nào
trong xã hội.
Ông Khổng Tử mà
còn nói "hậu sinh khả uý"
thì ta là ai mà dám đánh giá người này
không đủ trình
độ để đặt vấn đề có
nên tranh luận với họ hay không?
"Tương
truyền Khổng Tử đã có một cuộc đối đáp thú vị với cậu bé thần đồng 7 tuổi Hạng Thác
Hạng Thác
hỏi Khổng Tử nhiều điều
mà
Khổng Tử không
trả lời được, nên
chịu phục Hạng Thác.
Khổng Tử nói
cùng các học trò
rằng : “ Hậu sanh khả úy.”
(kẻ sanh sau đáng
sợ thật).
Câu “hậu sinh khả úy”
ngày nay được dùng
để khen ngợi
lớp người
trẻ có thể vượt
xa cha ông̣, đáng
được tôn trọng" (Cổ Học
Tinh Hoa)[2]
b. Phần dẫn dụ
(chó
điên) thì chưa chắc?
-- Ở Mỹ, khi đang đi hoặc chạy xe, thấy một khúc cây to hay một hòn đá to ngáng đường, có thể gây tai nạn cho người, người Mỹ thường dừng lại, dời vật đó
đi để những người đến sau không
bị tai nạn, còn cái ông này dạy chỉ tránh đi (giống như nhiều dân VN của chúng ta) để tự mình được an toàn thôi, những người khác mặc kệ - chủ nghĩa mackeno? Vậy có
phải là
minh triết không?
-- Kết luận: Cái
điều quan trọng là
phải "xử" con chó điên để nó không hại người khác nữa chớ không phải là tránh. Bậc chính nhân không làm như thế - tránh
đi
Chó điên trong câu truyện là ngụ ý một "ý
tưởng nguy hiểm" cho cộng đồng, sư tử già sao lại cho rằng khôn ngoan là tránh nó. Không nên khuyến khích thế hệ trẻ như vậy. Là
con người,
chúng ta cần phải đấu tranh không
khoan nhượng
cho lợi ích cộng đồng, trong đó có mình. Cuộc đấu tranh giữa thiện và
ác, giữa lành
mạnh và
độc hại không
bao giờ dứt.
Lớp trẻ chính
là những người đảm đang sứ mệnh đứng về
phía
thiện, phía
lành mạnh để chống lại những ý
tưởng làm
hại nhân
quần xã
hội, sao lại khuyến khích
họ né tránh đi? Chỉ chú ý đến sự an toàn của riêng mình, không cần biết đến người khác. Đó là cái "khôn
vặt"
Có câu nói: "Nhiều cái khôn vặt sẽ góp thành một cái ngu lớn"
-- Tránh đi, đừng tranh luận như ông Thẩm Dương "dạy" các người trẻ có đúng không?
Phải có
tranh luận, vì bản chất cuộc sống là đa dạng; cái
ta biết chưa chắc là
cái đúng nhất và
cái hay nhất. Do đó,
nếu có
tinh thần cầu tiến, cần phải tham gia tranh luận cho dù
kết quả có
thể là mình không đúng. Biết sai và nhận sai để sửa mới là điều hay và dũng cảm.
Tuổi trẻ rất cần
tranh luận, với tinh thần tranh luận để học hỏi. Trong tranh luận cần phải biết lắng nghe,
vì có
lắng nghe
ta mới phân
biệt đúng
sai. Ai cũng nói thì làm sao phân biệt
được
Về ngài tiến sĩ Lê Thẩm Dương: -- Dạy đời phải dạy minh triết, chứ không
nên dạy "Khôn
vặt" "Khôn ranh".
Nói (Ngôn) ai làm chả được, làm (Hành) mới quan trọng. "Hành" sao cho đúng, đừng "Hạ" người khác mới là cách hành xử của người văn minh.
Đừng để tính
CON vượt trội hơn tính
NGƯỜI.
Ở đời, than ôi
người thường thích dạy người khác làm, còn riêng mình
thì không làm hoặc làm
không được
2. Bàn về việc "Quan Xử"
Quan này
chắc là
quan thời trước (có
hiểu biết, thi
đổ mới được làm)
Còn Quan "bây giờ" xin miễn bàn.
-- Quan xử vậy
là
không chính xác. Phải lôi
cổ tên nói 4 x 4 = 17 ra gông giữa chợ, gọi tất cả dân chúng lại, rồi hỏi kết quả cho tên cố chấp này
nghe. Sau đó đánh cho 50 gậy và
giải thích
cho hắn rõ:
-- Trước khi tranh cãi thì phải hiểu rõ ràng sự việc. Nếu không biết thì phải tìm học hỏi các bậc thức giả, hoặc trong sách vở, hoặc tốt nhất là im lặng "dựa cột mà nghe" Đánh mầy vì cái tội cố chấp tự tôn, tự đại tưởng rằng cái gì mình cũng biết
Thưởng cho tên
nói đúng 4 x 4 = 16 một quan tiền vì hết lòng bảo vệ sự công chính
3. Ý kiến thêm
Theo tôi "chó
điên" hoặc "4x4 = 17" cũng có thể xem như những ý tưởng "khác thường", khác với những đều người đương thời suy nghĩ. Nó
có thể là sự điên
rồ, dở hơi, không
giống ai, điên
khùng, xa rời thực tế .v.v..
nhưng đôi
khi chúng cũng là những ý
mới giúp
cho sự tiến bộ nhân
loại. Không
nhớ chuyện
Hệ nhật tâm
của Kopernik sao? Xin
được nhắc lại vài
hàng về Mikołaj Kopernik
- theo tiếng Ba Lan,
tiếng Anh: Nicolaus Copernicus
(1437 - 1543) và "Hệ nhật
tâm"
Đương thời ông,
người đời và
Giáo hội Thiên
chúa đều tin theo "Hệ địa tâm - Ptolemy": Trái
Đất là
trung tâm của vũ trụ và
Mặt trời cùng
các thiên thể khác
quay quanh nó. Ông Kopernik đưa ra ý tưởng "không giống ai" "Hệ nhật tâm - Kopernik": Trái Đất là một hành tinh quay xung quanh Mặt Trời một vòng trên một năm, và quay quanh trục một vòng trên một ngày. Hiện thời hệ nào đúng thì các bạn đều biết.
Vậy tại sao chúng ta phải "tránh" chó điên,
"tránh" ý tưởng 4x4 = 17 mà không "xử" nó, nghĩa là tại sao không xem xét , tranh luận biết đâu tìm ra được những điều bổ ích? Phải tranh luận tìm ra cái hay để giữ, cái xấu xa để huỷ bỏ, không thể theo chủ nghĩa mackeno
***
PHỤ CHÚ
HAI CÁI BỊ
Tôi
có người bạn gởi tới một bài
dạy đời đại khái
như thế này
Người đời thường mang hai cái
đãy (cái bị).
-- Một cái trước ngực chứa đầy lỗi lầm của người khác.
-- Một cái sau lưng chứa đầy lỗi lầm của chính
bản thân.
Do đó, người đời thường bực bội, bất an trước các
lỗi lầm quá
dễ thấy của người khác.
Trái lại, với các
lỗi lầm của chính
bản thân,
người đời thường che giấu,
không muốn ai thấy, chính mình cũng không thừa nhận, không nhận ra, cho nên khó khá được, cho nên khổ dài dài. Muốn hết khổ, muốn bớt khổ, người đời – dù
theo tôn giáo nào – nên đổi vị
trí của
hai cái bị nói
trên.
– Nếu quí vị không muốn đổi vị trí của hai cái bị, thì quí vị đổi nội dung của chúng
cũng được ,
nghĩa là khi đó quí vị sẽ
thấy ưu điểm của người khác quá nhiều, lắm khi vượt trội hơn mình,
mình thực ra chẳng bằng nhiều
người lắm. Từ đó, mình bớt đi tánh phê phán, phỉ báng người khác – hãy thu mình lại, quan sát chính bản thân, quan sát chính bản tâm, mình sẽ được bình an ngay.
MỘT LỜI MINH TRIẾT
Tặng các người
hay "dạy đời" và đặc biệt các
nhà văn "đi trên mây" sính ngoại đang sống ở Việt Nam
[... Em hỏi tôi
có đọc sách
triết không,
về Sartre, Miller…
gì
gì đó. Tôi đã gạt mấy cha nội
triết gia này ra khỏi đầu tôi hơn bốn mươi năm rồi em. Tôi
muốn J. P. Sartre vô
trại cải tạo để tự tìm
ra con người ổng là
ai. Muốn Henry Miller nói
chuyện tay đôi
với má
mì ở quán
bia ôm. Muốn Nietzsche đứng trên
con thuyền nhỏ giữa sóng
to gió lớn và
hải tặc để ông
ta hét toáng lên Thượng
đế đã chết!…
Cứ nhìn
vào cuộc đời của mấy ông
triết gia thì
biết, điều họ nói
và cái họ làm
thật khác
xa. Những lý
luận của họ chỉ thích
hợp ở trường học, ở tháp
ngà nghiên cứu, nơi mà
họ thư thả hệ thống hóa
những luận thuyết.
Triết lý
thực sự ở ngay chính
cuộc sống của mình,
của riêng
mình trong mọi tình
huống, mọi lẽ sống…Nhận thức được về nó. Không nhận thức được thì cảm nhận nó. Điều quan trọng là phải sống với nó, chứ không phải nói để người khác sống, còn mình thì sống kiểu khác...]
(Vũ Thế Thành) [2]
BA BẬC NGU
Xin được ghi ra đây những lời tôi tâm đắc của nhà văn Kiệt Tấn
Ở đời có
ba bậc ngu
-- Ngu mà biết mình ngu là Tiểu Ngu
-- Ngu mà không biết mình ngu là Trung Ngu
-- Ngu mà tưởng mình khôn, đi dạy đời là Đại Ngu
Xin tạm ngưng tại đây, hẹn gặp lại các bạn lần sau với câu chuyện LẠI BÀN VỀ HAI CHỮ DẠY ĐỜI
Nguyên
Lạc
...............
(1) Đây là link dẫn đến trang nhà Tiến sĩ Lê
Thẩm Dương
Trang Facebook của TS Lê Thẩm Dương:
[2] Cổ Học Tinh Hoa - Người thầy nhỏ tuổi nhất của Khổng Tử
[3] Vũ Thế Thành – Sài Gòn muộn màng của em cũng không còn…
@.Ghi chú
thêm:
Giật
mình kinh hãi khi thấy bài của
ông TS này có tới hơn 10K like
và chia sẻ,
tính tới cuối 2017
1/ Nếu các bạn đồng cảm, xin chia sẽ bài
này, quảng bá
nó để khuyến khích
các người trẻ tận dụng trí
phán đoán của mình.
Đừng vì
người nói
là thầy mình,
người nổi tiếng, người
trên v.v.. mà cái gì cũng khen, cũng hít hà "uống" những lời nói
cho là "vàng ngọc";
do đó vô tình làm cho chủ nghĩa "bầy đàn" lớn thêm, khiến sự tiêu cực càng ngày càng tàn phá đất nước VN. Mong thay!
2/ Xin dẫn ra đây những lời mà Nguyên Lạc tôi tâm đắc
"Này
quý vị Kalama, đừng tin vì
nghe truyền khẩu, đừng tin vì
đó là truyền thống, đừng tin vì
nghe đồn đại, đừng tin vì
được ghi trong kinh điển,
đừng tin vì lý luận, đừng tin vì suy diễn, đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ, đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc, đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền, đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình."
"Khi
nào quý vị tự mình
biết rõ:
‘Các pháp này là bất
thiện; các pháp này là đáng chê; các pháp này bị người trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau’, quý
vị hãy
từ bỏ chúng.
... Khi nào quý vị tự
mình
biết rõ:
‘Các pháp này là thiện;
các
pháp này là đáng khen; các pháp này được người trí ca ngợi; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến lợi lạc hạnh phúc’,
quý vị hãy
đạt đến và
an trú".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét