Nguồn:
“GIANG
HỒ TÊ CHÂN”, THƠ TRẦN HOÀNG VY
Mang Viên Long
Giang hồ tê chân (trang 65) là một trong 47 bài thơ của
tập thơ thứ 5- “Tự Khúc”, của Nhà thơ Trần Hoàng Vy vừa dược nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành vào tháng 8 năm 2010. Tôi
cảm thấy “rất khoái” bài thơ GHTC - nên muốn ghi lại đôi điều để chia sẻ cùng bạn
đọc - và tác giả - (cũng là để cảm tạ một tấm lòng…)
“
Giang hồ tê chân quên dép rớt
bạn
hiền tìm không biết rớt nơi đâu
bỗng
thấy tiếc một thời sung sức
mòn
gót giày lên núi, xuống sâu”
Tuổi trên 60 thường bị bệnh tim mạch- suy vành, hay hở
valve tim, do đó máu từ tim không đến được các bộ phận như chân tay, hay đầu-nên
cảm thấy tê nhức là một trong những triệu chứng bênh lý thông thường. Bệnh thấp
khớp mãn cũng có thể gây tê chân tay thường xuyên, nhất là lúc cử động nhiều
hay lúc thời tiết thay đổi. Đó là căn bệnh thường có ở tuổi gần xế chiều! Ở đây
“Giang hồ tê chân…”- có nghĩa là, người
bạn vì “đi nhiều/ lang bạt/ lao đao”
nên “tê chân” (cùng lúc
tuổi già ập đến với bệnh suy tim,
thấp khớp, hay viêm thần kinh tọa)-bởi vậy “quên
dép rớt” cũng là một “hiện tượng”
bình thường! Nó “bình thường” đến buồn
cười- nhưng cũng thật chua xót!
Đôi dép đang mang trong chân mà rơi rớt mất một chiếc
nơi nào cũng không hay biết-thì qủa thật là tay giang hồ tứ chiến rồi : “Bạn hiền tìm không biết rớt nơi đâu ?”.
Chỉ riêng một hình ảnh “bình thường”
này thôi, nhà thơ đã phác họa nên chân dung của người “bạn hiền” một cách tế nhị, sâu sắc: Mê mãi giang hồ đó đây/ bốn
phương là nhà-tám hướng là bạn-nên sá chi chiếc dép?. Đây là phong cách như nhiên của người nghệ sĩ
chân chính- “Chiếc dép rớt” gợi lên một
đời sống phong trần- rất lãng mạng, nghệ sĩ-bằng lời thơ thật giản dị, thắm
tình:
“bỗng
thấy tiếc một thời sung sức
mòn
gót giày lên núi, xuống sâu”
Qua chuyện “dép
rớt/ không biết rớt nơi đâu” tưởng nhỏ nhoi, tầm thường vậy-nhưng đã làm
cho người bạn (và nhà thơ) “ngộ” ra một
nỗi buồn sâu kín về lẽ vô thường của đời người:
“Bỗng thấy tiếc một thời sung sức”.
Thấy tiếc. Thấy thương. Thấy nhớ. Đó là tình cảm ban dầu khi đối diện với thực
tại trực nhận ra rằng một thời son trẻ “mòn
gót giày lên núi, xuống sâu” nay đã dần qua rồi?
“Giang
hồ gì? cốt thăm bè bạn
Người
đỡ, người thồ-cứ ruổi rong
Thơ
dăm chữ, rượu chè dăm cốc
Và
bốc lên ta cứ tang bồng”
Chuyện “giang hồ/
lang bạt” của thời tuổi trẻ, của thời ước vọng căng đầy-nay đang dần lùi
xa, chỉ còn là bóng nhớ, là kỷ niệm-hiện tại nơi đây/ chỉ còn lại là Tình Bạn
thắm thiết : “Giang hồ gì? cốt thăm bè bạn”.
Vì quá nhớ bạn bè một thuở không quên nên tuy đã “tê chân quên dép rớt” mà vẫn cứ “Người đỡ, người thồ cứ ruổi rong”. Nhà thơ không nói nhiều đến cái
tình bằng hữu sâu đậm rộng lớn kia-mà chỉ qua 2 câu 14 chữ ngắn ngủi đơn giàn vậy
mà sao lòng tôi vẫn cứ nao nao? Thái độ dứt khoát xem nhẹ mọi thứ của người bạn,
và lời thơ khí khái : “Và bốc lên, ta cứ
tang bồng” đã quyện lấy nhau một cách hồn nhiên như đôi tấm chân tình nọ.
“Ngồi
nhà một mình cũng thấy chán
Cơm
bưng, rượu rót tích sụ gì?
Văn
chương lạt lẽo đọc ngao ngán
Thôi
tìm bằng hữu rượu chung ly”.
Càng về chiều, cảm nhận về cuộc dời của con người càng
thấy trống trải-cô độc khi đã qua rồi cái thời bay nhảy bận rộn đó đây-hiện tại,
còn gì đáng để cho đời ta trân quý ngoài tình bạn một thời son sắc? “Thôi tìm bằng hữu rượu chung ly”- từ bỏ
sự êm ấm nhạt nhẽo đều đặn của sự hưởng thụ, của tuổi già “cơm bưng, rượu rót”- trong tâm hồn bạn đang khát khao cháy bỏng một
niềm chia sẻ, an ủi chân tình hơn là kéo dài cuộc sống vô vị-nhất là khi đứng trước cảnh “Văn chương lạt lẽo đọc ngao ngán”- Khi văn chương đã không còn là
những phản ánh trung thực của đời sống, không còn là những ân tình gần gũi chân
chính-thì, chính văn chương sẽ đem lại cho ta bao điều “ngao ngán” ? “Văn chương lạt lẽo đọc ngao ngán” càng
làm cho con người trở nên lạc lõng cô đơn hơn bao giờ! Cứ ngồi đó mà chờ “Cơm bưng ruợu rót tích sự gì?”. Nhà thơ
đã ý thức dược một điều cốt lõi : “Đời sống,
không phải là sống lâu hay chết sớm/ mà là sống như thế nào?”
“Ừ,
cứ ruổi rong-cứ ruổi rong
Đất
nước mình, đường sá long đong
chân
trót tê rồi không thấy mỏi
có
đi, thấy vạn vật xoay vòng”
Thôi thì hãy cứ ra đi, cứ ruổi rong cho nỗi buồn dịu bớt,
cho tâm hồn này được chút thong dong. “Ừ, cứ ruổi rong, cứ ruổi rong”
cho dù trên đường thiên lý quê hương còn bao vết thương loang lở của dặm trường
và của đời người. Chiến tranh dã đi qua, nhưng bao nỗi buồn vẫn còn lại trên
thân xác quê hương như con dường “long
đong” nọ. Đã trải qua bao biến cố đổi thay, bao tang thương một thuở - “chân đã trót tê rồi”- thì có còn gì nữa đâu để e ngại lo lắng ?- “Chân trót tê rồi không thấy mỏi”. Và “Có đi, thấy vạn vật xoay vòng”. Đi là
tiếp cận, là gần gũi - là hòa đồng với vạn vật muôn mầu quanh ta - để thấy được
rằng vạn hữu không có gì đứng yên mà luôn tiếp nối “sinh/diệt”
trong từng sát na của đời sống. “Thấy vạn
vật xoay vòng” là thấy được triết lý sống chơn thật muôn đời mà ta đã từng
lãng quên? Thấu đạt được điều tưởng đơn
giàn này là một thực chứng sâu sắc, không phải ai ai cũng nhận biết được !
“Đâu
cứ hoàng hôn là tắt nắng
Vẫn
nồng hương vị rựơu tri âm
“họa
hổ, họa bì, nan họa cốt”
Giang
hồ, say rượu-sẽ tri tâm!”
“Đâu
cứ hoàng hôn là tắt nắng” cũng giống như “Đâu phải xuân tàn hoa rụng hết” (thiền sư Mãn Giác) - sức sống mầu
nhiệm của phần đời tâm linh sẽ còn mãi cho dù thời gian có trôi qua- cuộc dời
có xế tàn hay hoại diệt! “Đêm qua sân trước
một cành mai” (Ts MG) - Tình người, tình bằng hữu vẫn còn đó- “Vẫn nồng
hương vị rượu tri âm” vẫn mãi nồng ấm, bao dung, sẻ chia với đời. Nhà thơ Đặng
Ngọc Khoa đã từng cảm nhận “(..) Mạch máu vỡ bên dòng suối cạn/ Tim anh
đập trong lòng bè bạn” ( Không Trái Tim Ai Ngừng Đập Trên Đời) - thì Trần
Hoàng Vy cũng đã đồng cảm, tâm sự: “Họa hổ,
họa bì-nan họa cốt/ giang hồ, say rượu-sẽ tri tâm”- Say để mà “tri tâm”, để hòa đồng là một-trái tim sẽ không bao giờ ngừng
đập bởi vì hơi ấm của “hương vị rựơu tri
âm” sẽ được truyền trao, tiếp nối - mãi mãi… “Còn gặp nhau thì hãy cứ say/ say tình, say nghĩa bấy lâu nay” (Tôn
Nữ Hý Khương). Đó là những cơn say nồng nàn ấm áp nhất của đời người vậy.
“Mặc
kệ tê chân, mặc kệ dép
chân
trần mới hiểu đất …có gai
giang
hồ say hết bao nhiêu bạn
trong
cuộc trần ai-ai hiểu ai?”
Đã thấu đạt dược mọi lẽ sống như thị của cuộc đời tạm gởi-thì sá gì chuyện tê chân, chuyện rớt
dép? - “Mặc kệ tê chân, mặc kệ dép”,
có vậy thì mắt mới sáng/ lòng mới mớ vì “Chân trần mới hiểu đất… có gai” - Chân
trần tức là chân không được mang dép, chân không - chân không được che chắn, bảo
vệ bất cứ cái gì khi tiếp xúc với mặt đất - với đường dời khúc khủy chông gai
thì mới cảm thông được hết nỗi gian truân của kiếp người chân lấm tay bùn nghèo
khó ở quanh ta!
“giang
hồ say hết bao nhiêu bạn
trong
cuộc trần ai-ai hiểu ai ?”
Hãy cứ mở lòng kết thân-hãy “say hết bao nhiêu bạn” đi-rồi sẽ tìm thấy người tri âm trong cuộc
trần ai mờ mịt cách chia này!
Trần Hoàng Vy viết bài thơ “Giang Hồ Tê Chân” để “tặng
anh Cảnh Trà, Nguyễn Đức Thiện, và Vũ Miên Thảo” ngày 22 tháng 10 năm 2008
– theo tôi, đây là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ anh : “Truyền cảm vì sự giản dị -chân thành / sâu
lắng vì sự trong sáng- hồn nhiên/ không hề dụng công trau chuốt, hay cầu kỳ làm
dáng / giữa bao sự ngụy tạo đang có cơ hội
thao túng văn học hôm nay…”
Quê
nhà, ngày đầu tháng 8/2010
Mang Viên Long...
Chúng tôi CẢNH TRÀ, VŨ MIÊN THẢO, TRẦN HOÀNG VI, NGUYỄN ĐỨC THIỆN vừa có một chuyến ngao du huyện DƯƠNG MINH CHÂU. Nhà thơ CẢNH TRÀ chân tê do bệnh nên rớt dép lúc nào không biết. Chuyện ấy thành một kỷ niệm đẹp của chuyến đi. TRẦN HOÀNG VI từ đó mà làn thành bài thơ hào sảng sao đây
Nguyễn Đức Thiện
Nhà thơ Trần Hoàng Vy
GIANG
HỒ TÊ CHÂN…
(Tặng anh Cảnh Trà , Nguyễn Đức Thiện, Vũ Miên Thảo)
Giang hồ tê chân quên dép
rớt
bạn hiền tìm không biết
rơi đâu
bỗng thấy tiếc một thời
sung sức
mòn gót giày lên núi xuống
sâu !
giang hồ gì? cốt thăm bè
bạn
người đỡ người thồ cứ ruổi
rong
thơ dăm chữ rượu chè dăm
cốc
và bốc lên ta cứ tang bồng…
ngồi nhà một mình cũng thấy
chán
cơm bưng rượu rót tích sự
gì
văn chương lạt lẽo đọc
ngao ngán
thôi tìm bằng hữu rượu
chung ly.
ừ cứ ruổi rong cứ ruổi
rong
đất nước mình đường xá
long đong
chân trót tê rồi không thấy
mỏi
có đi thấy vạn vật xoay
vòng.
đâu cứ hoàng hôn là tắt nắng
vẫn nồng hương vị rượu
tri âm
“họa hổ họa bì nan họa cốt…”
giang hồ say rượu sẽ…tri
tâm !
mặc kệ tê chân mặc kệ dép
chân trần mới hiểu đất… có
gai
giang hồ say hết bao
nhiêu bạn
trong cuộc trần ai… ai hiểu
ai !?!
TRẦN HOÀNG VY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét