BÂNG KHUÂNG

CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ GHÉ THĂM, ĐỌC VÀ GHI CẢM NHẬN. CHÚC CÁC BẠN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 THÂN TÂM LUÔN AN LẠC

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2019

VẤN NẠN - Nguyên Lạc


       
                   Nhà bình thơ Nguyên Lạc


BÀI THƠ VẤN NẠN

Cổ độ thuyền về...
có thật không?
Hình như
tiếng sóng động trong lòng!
Chở ta. người hỡi!
bờ bến ấy!
Hãy thắp cho ta ngọn đuốc hồng!

Vô thường nắm giữ có được  không?
Vẫn thế mây trôi...
chuyện đuốc hồng!

Nhắc chi hai ch
sơn cùng thủy?
Có. Không
Khởi. Tận
ở trong lòng!
(Nguyên Lạc)

HAI BÀI THƠ HAY

Xin dẫn ra đây hai bài thơ hay, đáng suy gẫm của hai người đã gây cảm hứng cho Nguyên Lạc viết bài thơ trên.

1.
Lô sơn
Lô sơn yên toả Chiết giang triều,
Vị đáo bình sinh hận bất tiêu.
Đáo đắc bản lai vô biệt sự,
Lô sơn yên toả Chiết giang triều.
                         (Tô Đông Pha)

Dịch thơ:
Khói toả Lô Sơn, sóng Chiết Giang,
Khi chưa đến đó luống mơ màng.
Đến rồi, hoá cũng không gì lạ,
Khói toả Lô Sơn, sóng Chiết Giang.
              (Bản dịch của Trúc Thiên)

2.
Không đ
Sơn có cùng không?
Thủy tận không?
Giang sơn da diết nhớ khôn cùng!
Hẹn từ cổ độ thuyền về lại
Người hỡi cùng ta gi
Nến
Hồng...
(Nguyễn Tú Oanh)

@. Vài ý nghĩ về bài thơ "Không đề"

Đọc bài thơ này khiến Nguyên Lạc tôi nhớ đến ý nghĩ: Có Không – Hữu Vô của Thiền sư Duy Tín:
 -- Thiền sư Duy Tín tóm tắt những giai đoạn trong đời tu của mình như sau :
“Trước khi gặp thiện tri thức, tôi thấy núi sông là núi sông.
Sau khi gặp thiện tri thức chỉ dạy, tôi thấy núi sông không phải là núi sông.
Sau ba mươi năm tu học, tôi lại thấy núi sông là núi sông”.

Xin tiếp theo Nguyễn Tú Oanh:

1.
Sơn chẳng có, thủy cũng không!
Hồng tâm soi rạng thủy sơn đó mà!
Thủy sơn trong cõi ta bà
Hữu sinh, hữu diệt lời ta nhớ Người

2.
Không không, Có có, Sắc Không
Trà không, Bình có, Bình không có Trà!
                                        (Nguyên Lạc)

SƠN CÙNG THỦY TẬN?

-- Sơn có cùng, Thủy có tận không?
-- Vấn nạn này chắc phải tự ta soi nghiệm, "tự đốt đuốc soi mình" như lời Phật dạy.
Xin được dẫn ra mấy câu thơ "Hoài Niệm" (trong thi tập Giấc Mơ Trường Sơn) của thầy Tuệ Sỹ, theo tôi hình như có liên quan:

Trời vẫn vậy vẫn mây chiều gió tĩnh
Vẫn một đời nghe kể chuyện không như
Vẫn sống chết với điêu tàn vờ vĩnh
Để mắt mù nhìn lại cõi không hư
            [Hoài Niệm - Thơ Tuệ Sỹ]

Anh Phan Đạo cho rằng trong câu thứ 3 của bài thơ Lô sơn -Tô Đông Pha, cụm chữ chính xác là "hoàn lai" thay vì "bản lai".

Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự 
Lô sơn yên tỏa triết giang triều

và anh dịch:

Đến rồi cũng ngần ấy thôi 
Triết giang sóng dậy khói dày Lô sơn.
                                       (Phan Đạo)

***
   Xin tồn lưu về việc nầy. Các bạn nghĩ sao?
   Quê hương! Có. Không? Còn. Không?

                                                                            Nguyên Lạc

Không có nhận xét nào: