Nhà thơ Hoàng Chẩm
CẢM
NHẬN THƠ HOÀNG CHẨM
Tác giả Lê
Yên
Có những lúc đầu óc trống rỗng. Con chữ chơi trò trốn
tìm... Trống rỗng một khoảng mênh mông... Nó thử sức kiên nhẫn của con người.
Nhắm mắt lại thì thầm “Ừ, ta nghỉ chơi
đây”. Lãng đãng như một dòng sông chia cắt đôi bờ thương nhớ, trong đầu tôi
thấy nước! Là sông! Không phải sông nước ngọt ngào của miền Tây Nam bộ... Con
nước đục ngầu, cuồn cuộn mùa bão lũ của miền Trung. Cơn gió Lào thổi thốc, hanh
khô rám da người, cổ họng nóng ran cơn khát, chợt thèm một suối nước trong... Bẻ
đôi cục đất nứt nẻ trưa hè, giữa ruộng lúa bao la... Có một người đã đem suối
thơ của mình tưới lên những rát bỏng, khắc nghiệt làm mềm nắng cháy, thế giới
thơ của ông có đủ yêu thương, có đủ Xuân, Hạ, Thu, Đông và chắc một điều không
thiếu chiếc lá vàng và những giọt mưa... Đó là nhà thơ Hoàng Chẩm.
Ông được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất có nhiều dấu
tích lịch sử. Quảng Trị! Cái eo miền Trung khắc nghiệt, như sự nén lại để đến
thời điểm bung nở một đóa hoa tuyệt vời... Thơ với ông như hơi thở. Tôi chợt nhớ
lời của một bài hát: “Quê hương anh là Quảng
Trị/ Nhà của anh bên dòng sông Thạch Hãn/Thủa xưa đó anh học trường Nguyễn
Hoàng/ Ngày hai buổi đi về đường Quang Trung…”
Chàng trai Hoàng Chẩm không ở bên dòng sông Thạch Hãn,
con đường từ nhà anh đến trường Nguyễn Hoàng xa hơn đủ để cho những vần thơ vụng
dại đầu đời ươm mầm dưới cơn mưa dầm the thắt vào tháng ngày Đông, hay những buổi
tan trường nhạt nắng mà tưởng chừng Thu cũng hiu hắt lỡ làm rơi lá vàng vương
trên tà áo trắng... Tất cả... Tất cả... Với thời gian đã chín mùi một Hoàng Chẩm
hôm nay.
“Về
thôi em nghe quê nhà rót mật
Một
ngày yêu nghe hương lúa trải mùa
Tay
nhặt nắng cho lòng em trẩy hội
Neo
đậu lòng quê quên hết những thiệt thua…”
(Phóng tác bài: “Về
đi em”)
Gói ghém cho đủ yêu thương trên bước phong trần để rồi
“Về thôi em nghe quê nhà rót mật...”.
Ông chợt nhận ra mùi mạ non giữa đồng bát ngát luôn níu bước chân. Chỉ có quê
hương và người con gái với tình yêu chân chất đi cùng ông qua năm tháng mới
nghe được hương lúa trải mùa để rồi “Tay
nhặt nắng cho lòng em trẩy hội...” Sự xôn xao từ trong tâm, trống kèn từ
bên trong và hạnh phúc hữu tại mỗi người... Với loại thơ tám chữ mượt mà không
chỉ giàu cảm xúc mà còn thể hiện rõ bản ngã của mình giữa sân si cuộc đời, để rồi
chọn lựa “Neo đậu lòng quê quen những thiệt
thua...” Và ông đã vỗ về người phụ nữ của mình như sau:
“Về
thôi em đếm bao ngày viễn xứ
Tình
chưa phai khi bước dạo trùng khơi
Dẫu
lầm lỗi lòng bung lên niềm nhớ
Tóc
có phai mắc cạn một đầy vơi...”
Phải chăng khi luôn tiến về phía trước với những bộn bề
lo toan... được, mất... Trong cuộc đời, tâm ta luôn bị giằng xé bởi lực ngược
chiều khiến mất phương hướng, bị cô đơn chiếm hữu. Cô đơn và sự trống trải như
những bước chân lạc trong đêm tối không tìm được lối ra... Hoàng Chẩm đã thốt
lên:
“Tôi
tìm tôi giữa phù vân
Chốn
đời lạc bước xa gần chiêm bao
Kiếp
nào tình đã hư hao
Tôi
đi tìm lại thuở nào yêu em”
(Không đề)
Tôi chợt nhớ mấy câu thơ Hàn Mặc Tử thốt lên hỏi kiếp
nhân sinh:
“Tôi
vẫn còn đây hay ở đâu?
Ai
đem tôi bỏ dưới trời sâu
Sao
bông phượng nở trong màu huyết
Nhỏ
xuống lòng tôi những giọt châu?”
(Những giọt lệ)
Có phải các thi nhân với nỗi đau nhân đôi không? Sự
tinh tế, nhạy cảm trong tâm khiến họ như sờ nắn được những cảm xúc vô hình có sức
mạnh thần chết... Hoàng Chẩm của chúng ta cũng không ngoại lệ. Ông đã thốt lên
"Tôi đi tìm tôi giữa phù vân..." Chỉ là một cõi phù vân/ Sao ta lạc
mãi chốn mê này...
Thơ không ngừng chảy trong huyết quản của ông, trăn trở
với tình yêu đôi lứa... Tình yêu là lửa, là ánh sáng con người không thể thiếu
như vạn vật thiếu ánh mặt trời. Có tình yêu con người sẽ sống tốt, hoàn thiện
hơn vì ai cũng muốn đem hạnh phúc cho những yêu thương của mình “Thương nhau chín bỏ làm mười”. Câu
thành ngữ muốn nói lên sự độ lượng bao dung, muốn những điều tốt đẹp cho người
khác không tính thiệt hơn... Đó là cách cư xử của những tâm hồn hơn người... Một
sự khao khát hướng thượng. Với cách dùng từ rất lạ, ý thơ như vơi như đầy nhưng
không thiếu mất một tấm lòng:
“Em
như dấu tích xa xôi
Gieo
lời tri kỷ bồi hồi... dạ thưa
Lấp
đầy vụng dại ngày xưa
Tình
như buổi chợ tan vừa nghe đau
Em
như nắng đã ngã màu
Rụng
đầy tóc gió úa nhàu đôi vai
Muộn
màng một dấu hồng phai
Dấu
thương còn lại trong ngoài mênh mông
Đôi
bờ em níu dòng sông
Ngày
đi thả mộng vừa nồng giấc mơ
Chút
xưa bay ngược ban sơ
Trải
lòng ban tặng để chờ có nhau”
(Chút lòng còn lại)
Tôi ngưng lại giữa chừng khi viết về Hoàng Chẩm. Thơ
là tiếng lòng mà thi sĩ dệt lên những vần thơ đang mắc nghẹn trong tâm ai đó...
Không gò bó, không niêm luật, chỉ là cảm xúc trong những con chữ tự do... Tôi
chợt ngẫn ngơ khi đọc những câu thơ:
“Người
đàn bà đã cũ
Giấu
nỗi buồn trong đôi mắt
Nhớ
kiếp người một bước truân chuyên
Sao
phải lỡ Xuân thì
Sao
phải nuốt niềm bi phẩn
Cuộc
tình không hẹn mùa yêu
Đàn
bà cũ gói nỗi buồn thế kĩ
Thầm
nhớ đêm trần trụi một thuyền quyên...”
(Em đã cũ)
Lặng đi trong phút chốc... Người ta ví đàn bà đẹp là
hoa Hồng... Không có đàn bà xấu... Nên đàn bà là hoa Hồng, hoa Hồng ở thời Xuân
sắc hay là hoa Hồng khi đi qua cuộc đời rướm máu, để rồi những giọt máu đó kết
tinh thành những cánh hoa mang màu máu có bóng dáng hoa Hồng... Những câu thơ
chạm vào góc khuất người đàn bà muốn quên, khi nước mắt chảy ngược vào trong!
Người đàn bà cũ đi qua cuộc đời lặng lẽ như đêm ba mươi, cũng là đêm! Một đêm
dài... Thôi ta hãy để đó cho người đàn bà cũ chút thời gian mặc niệm tiếng yêu
xưa, rồi sẽ qua... Sẽ qua thôi...!
“Ta
xin...
Chạm
với vô thường
Khoanh
tay trầm mặc
Đo
lường nhân sinh...”
(Chạm với hư vô)
Hoàng Chẩm đưa tay với vô thường để đo lường nhân
sinh. Tác giả ngộ ra cái tạm bợ của kiếp người. Trải một đời qua bao thay đổi
thời cuộc... Những sân, si của con người, ông đứng bên đời khoanh tay trầm mặc,
vui với thiên nhiên, cây cỏ...
Nhà thơ Hoàng Chẩm với lối viết trữ tình, nhuần nhuyễn
các thể loại thơ lục bát, thơ tám chữ và thơ tự do... Ông sinh ra để viết lên
những tinh tuý cuộc đời...
Nhiều tác phẩm của ông được phổ nhạc và diễn ngâm, được
in chung với nhiều tác giả tên tuổi khác.
Tác giả đã tham gia viết cho các tạp chí trong nước
như: Tạp chí Cửa Việt, Văn nghệ An Nhơn,Ấn phẩm của website Đất Đứng-Hương Quê
Nhà -Tương Tri- Lục bát.com.Trang diễn đàn văn chương và cuộc sống,Công ty Phát
Hành Sunflower Book, Các đặc san Kỹ niệm trường cũ... Nếu bạn yêu thơ Hoàng Chẩm
hãy lên google gõ " Trang thơ Hoàng Chẩm" bạn sẽ chạm được sự tinh
tuý trong thơ tác giả...
Với tâm thái một người yêu thơ, những cảm xúc hạn chế
của tôi không nói hết sự phong phú trong thơ Hoàng Chẩm. Cũng xin mạn phép giới
thiệu các bạn “TRANG THƠ HOÀNG CHẨM”. Cám ơn tác giả đã góp cho đời
những tác phẩm hay lưu hậu thế.
Một lần nữa xin cám ơn nhà thơ Hoàng Chẩm.
Lê Yên
Sài Gòn, 27/3/19
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét